10 dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh ‘nhớ nhớ, quên quên’
Số lượng bệnh nhân bị sa sút trí tuệ ngày càng tăng, nhất là trong bối cảnh già hoá dân số hiện nay. Các bác sĩ cho biết nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp nhiều trở ngại.
‘Nhớ nhớ, quên quên’ là bệnh gì?
Chị Vũ Thu Tr. (37 tuổi) nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, luôn thu mình trong phòng và đôi lúc chị như người mất hồn. Chồng chị kể có lúc chị chẳng nhớ mình đã có thêm cậu con trai thứ ba mà nghĩ rằng đó là con hàng xóm.
Tình trạng “đơ đơ” này đã xuất hiện khoảng 2 năm nay, ban đầu vợ chồng chị nghĩ suy giảm trí nhớ là tình trạng bình thường của phụ nữ sau khi sinh con. Nhưng đến khi tình trạng nặng hơn, chồng chị Tr. thấy đó không chỉ đơn giản là triệu chứng đơ đơ của mấy mẹ bỉm sữa mà là bệnh.
Anh đưa chị đi kiểm tra sức khoẻ. Bác sĩ cho biết chị mắc bệnh sa sút trí tuệ và phải điều trị bằng thuốc kèm theo trị liệu tâm lý.
Để cùng vợ vượt qua những tháng ngày bệnh tật, chồng chị Tr. xin nghỉ vài tháng không lương để phối hợp với bác sĩ trị liệu tâm lý cho vợ. Nhờ thế, sau 8 tháng, tình trạng sa sút trí tuệ của chị Tr. giảm hẳn. Chị Tr. râm ran nói chuyện nhiều hơn, chị không còn thu mình trong nhà hay cơ quan.
Sa sút trí tuệ không còn là bệnh của riêng người già – Ảnh minh họa: Internet
Trường hợp của chị Nguyễn Thị H. (44 tuổi) thì khác. Chị H. hay rơi vào tình trạng không nhớ gì. Có lúc thời điểm là buổi chiều nhưng chị nghĩ là buổi sáng, thậm chí người ta hay đùa chị chưa già đã “ăn rồi bảo chưa ăn”.
Nhiều lần chị đi xuống hầm lấy xe nhưng sau đó lại lên tìm chìa khóa. Thậm chí tay cầm chùm chìa khoá vẫn đi tìm. Hay có lúc con chị gọi bảo chị đón cháu đi học thêm chị cũng không nhớ, nhầm đường về nhà, đủ các tình trạng “nhớ nhớ, quên quên”.
Chị H. thường xuyên mất ngủ đêm. Không ngủ, chị lại lang thang đi trong nhà. Có lúc chồng chị giật mình tưởng “ma chơi”. Khi H. đi khám, bác sĩ cho biết chị bị sa sút trí tuệ.
Theo TS Trần Thị Hà An, Trưởng phòng Người già Viện Sức khỏe Tâm thần (Hà Nội), số người mắc sa sút trí tuệ ngày càng gia tăng. Nếu như trước đây người ta quan niệm chỉ người già mới mắc sa sút trí tuệ thì hiện nay, ngay cả người trẻ cũng mắc phải bệnh lý này. Đặc biệt, phụ nữ nhập viện ngày càng nhiều hơn.
TS Hà An cho biết có bệnh nhân vào viện trong tình trạng không nhớ nổi chồng con mình là ai, không tự mặc được quần áo, nửa đêm thì gọi cả nhà dậy ăn cơm, thích đốt hương khắp nhà, mất ngủ kéo dài. Thậm chí có những người có học vấn cao cũng có thể mắc căn bệnh này.
Sa sút trí tuệ được xem là hội chứng lâm sàng gây ra bởi tổn thương não. Đặc trưng là các biểu hiện suy giảm trí nhớ, định hướng, chú ý, ngôn ngữ, tri giác.
Dấu hiệu cảnh báo sa sút trí tuệ
TS Hà An nhấn mạnh theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WTO), 3 giây trôi qua toàn cầu lại có thêm một người mắc sa sút trí tuệ và số người mắc này sẽ tăng lên gấp đôi sau 20 năm.
Nhiều người bệnh tưởng mình mắc Alzheimer nhưng đi khám vẫn không ra bệnh gì. Có những người đi khám đủ các chuyên khoa nhưng họ cũng không nhận ra bệnh của mình, luôn trong trạng thái đơ đơ, bất thường, hoang tưởng, ảo giác, đặc biệt là mất ngủ.
TS Hà An cho biết việc điều trị sa sút trí tuệ có thể phải dùng thuốc nhưng nếu mới mắc, người bệnh chỉ cần được chăm sóc đúng sẽ giảm quá trình già hoá, làm chậm sự sa sút trí tuệ hơn.
Bạn nên chú ý những dấu hiệu cảnh báo sa sút trí tuệ – Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Người bệnh nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần để kiểm tra tình trạng sa sút trí tuệ của mình để có thể sớm điều chính, giảm nguy cơ phải nhập viện điều trị lâu dài khi có các biểu hiện sau:
Thứ nhất, người bệnh thấy giảm trí nhớ làm rối loạn cuộc sống hàng ngày.
Thứ hai, khó khăn trong việc lên kế hoạch hoặc giải quyết vấn đề.
Thứ ba, khó khăn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ quen thuộc.
Thứ tư, nhầm lẫn về thời gian và không gian.
Thứ năm, khó nhận biết về hình ảnh trực quan và mối quan hệ trong không gian.
Thứ sáu, phát sinh vấn đề mới với từ ngữ khi viết/đọc.
Thứ bảy, đặt nhầm chỗ các đồ vật và mất khả năng nhớ lại các bước để tìm lại đồ.
Thứ tám, giảm khả năng phán đoán hoặc ra quyết định.
Thứ chín, thu mình khỏi công việc hoặc hoạt động xã hội.
Thứ mười, thay đổi cảm xúc và nhân cách.
Theo phunusuckhoe
Chỉ cần làm động tác siêu đơn giản này khi nhắm mắt, bạn sẽ biết mình sống được bao lâu
Tư thế thăng bằng chuẩn còn là yếu tố dự báo tuyệt vời về nguy cơ sa sút trí tuệ cũng như việc bạn có thể sống khỏe mạnh, sống thọ bao nhiêu năm.
Đây là tiết lộ vô cùng thú vị của tiến sĩ Michael Mosley trên tờ Daily Mail. Theo ông, chỉ cần đứng bằng một chân trong lúc nhắm mắt, bạn có thể đưa ra ước lượng khá chính xác về tuổi thọ của mình. Dưới đây là những chia sẻ của Tiến sĩ Michael Mosley:
Vài ngày trước, 8 tuần sau khi bị rách gân gót chân, cuối cùng tôi cũng được bỏ nạng. Giờ đây, tôi đã có thể đi lại bình thường và từ từ trở lại với lịch tập luyện thường ngày. Điều này có nghĩa là cũng giống các bài tập thể dục nhịp điệu (aerobic) - ví dụ, bơi, đạp xe - và các bài tập sức mạnh, tôi đang cố gắng tập nhiều bài tập thăng bằng hơn.
Theo tiến sĩ Michael Mosley, chỉ cần đứng bằng một chân trong lúc nhắm mắt, bạn có thể đưa ra ước lượng khá chính xác về tuổi thọ của mình.
Giữ thăng bằng tốt cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Không chỉ bởi nó có nghĩa là bạn sẽ giảm nguy cơ té ngã. Nhưng bất ngờ thay, có được tư thế thăng bằng chuẩn còn là yếu tố dự báo tuyệt vời về nguy cơ sa sút trí tuệ cũng như việc bạn có thể sống khỏe mạnh, sống thọ bao nhiêu năm.
Bài kiểm tra tuổi thọ cực kỳ đơn giản
Một trong những điều mà tôi thường đề nghị mọi người hãy thử làm và bị họ phản ứng vì nghĩ rằng làm thế thật là khó là: Đứng một chân trong khi mắt nhắm.
Nếu bạn muốn thử bài kiểm tra này, bạn sẽ cần một người ở bên để theo dõi thời gian bằng cách dùng đồng hồ bấm giờ trên điện thoại di động.
Bắt đầu bằng việc cởi giày ra. Giờ thì đặt hai bàn tay lên hông và đứng trên một chân. Khi sẵn sàng, hãy nhắm mắt lại.
Bạn sẽ cảm thấy thất vọng khi thấy mình nhanh chóng bị mất thăng bằng như thế nào. Bài kiểm tra kết thúc ngay khi bạn nhấc một bàn chân lên hoặc khi bạn đặt chân đó xuống mặt đất để ngăn việc bị ngã ra.
Lưu ý quan trọng: Nếu trên 40 tuổi, bạn khó có thể khả năng giữ thăng bằng trên một chân lâu quá 10 giây. Để có được điểm số chính xác, hãy lấy trung bình cộng sau 3 lần thử.
Tôi nên có khả năng giữ thăng bằng trong bao lâu?
Những con số dưới đây được tổng hợp từ một nghiên cứu, theo đó, các nhà khoa học Mỹ đề nghị người tham gia thuộc nhiều độ tuổi khác nhau giữ thăng bằng trên một chân. Nhờ đó, họ có thể đưa ra kết luận: thế nào là "bình thường".
Như bạn có thể thấy, khả năng hoàn thành bài kiểm tra đứng một chân và nhắm mắt có xu hướng giảm dần theo tuổi tác:
- Dưới 40 tuổi
Mở mắt: 45 giây
Nhắm mắt: 15 giây.
- 40-49 tuổi
Mở mắt: Trung bình 42 giây
Nhắm mắt: 13 giây
- 50-59 tuổi
Mở mắt: 41 giây
Nhắm mắt: 8 giây
- 60-69 tuổi
Mở mắt: 32 giây
Nhắm mắt: 4 giây
- 70-79 tuổi
Mở mắt: 22 giây
Nhắm mắt: 3 giây
Tin tốt là bạn có thể cải thiện khả năng thăng bằng của mình
Vậy tại sao đứng trên một chân trong khi mắt nhắm lại có thể khó hơn nhiều so với đứng trên một chân trong khi mở mắt? Rốt cuộc, phần lớn mọi người có thể xoay sở đứng một chân nhiều hơn 30 giây nếu không nhắm mắt.
Nguyên do bởi não bạn sử dụng 3 dạng thông tin để giữ cho bạn ở tư thế đứng thẳng.
Một trong những dạng chính là thông điệp gửi đi từ các ống bán khuyên màng vốn chứa đầy dịch ở tai trong. Các ống này phụ trách cảm giác xoay chiều.
Hệ thống được gọi là tiền đình này hơi giống với cấp độ tâm lính, tức là liên tục nói cho não bộ biết liệu đầu bạn có đang ở vị trí cân bằng hay không. Bộ não cũng phụ thuộc vào tín hiệu phản hồi từ khớp và cơ để duy trì trạng thái thăng bằng.
Còn có các thụ cảm đặc biệt, được biết tới với tên gọi thụ cảm cơ thể (proprioceptor) ở trong khớp, giữ nhiệm vụ gửi tín hiệu tới não, cho não bộ biết chuyện gì đang xảy ra.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, là đôi mắt của bạn. Mắt trao cho não bộ thước đo chính xác về vị trí của đầu và cơ thể bạn, tương ứng với môi trường xung quanh.
Khi nhắm mắt, bạn loại bỏ tầm nhìn khỏi phương trình trên và nhiều người nhận thấy, họ thực sự gặp khó khăn khi phải thực hiện việc đứng thăng bằng trên một chân.
Nếu khả năng giữ thăng bằng của bạn không tốt như lẽ ra nên thế, đừng vội tuyệt vọng. Như bất cứ kỹ năng nào khác, bạn hoàn toàn có thể tập luyện để cải thiện khả năng thăng bằng.
Trước hết, thực hành thăng bằng trong lúc đánh răng. Đây là việc tôi làm mỗi sáng và tối. Tôi đứng trên chân trái, mắt mở, sau đó, chuyển sang chân phải, trong vòng 30 giây. Tôi tập 2 lần với mỗi chân.
Bạn cũng có thể thử tập thái cực quyền. Đây là một dạng tập luyện kết hợp hít thở với thư giãn và những động tác nhẹ nhàng, tốt cho sức khoẻ.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, tập thái cực quyền giảm đáng kể nguy cơ vấp ngã cũng như đem đến vô số lợi ích sức khỏe khác. Ví dụ, giảm cân. Một nghiên cứu mới đây ở Australia cho thấy, những người bị thừa cân hoặc béo phì tăng nhiều nguy cơ bị ngã hoặc tự gây chấn thương cho mình so với người có thân hình mảnh mai.
Hãy thử tất cả hoặc một trong những hướng tiếp cận trên, bạn sẽ sớm nhận ra sự cải thiện rõ rệt với khả năng giữ thăng bằng của mình.
Theo Helino
Ám ảnh căn bệnh 3 giây có một người mắc mới Có trường hợp không nhớ nổi chồng, con, không còn tình cảm gắn kết với gia đình. Ông chồng chỉ cần trái ý là đánh, chửi ngay. Có trường hợp gia đình phải cất hết bật lửa, chuyển từ bếp ga sang bếp từ vì cứ đêm bệnh nhân đốt nến châm hương khắp nhà... Sa sút trí tuệ ở người già là...