10 dấu hiệu bạn chưa sẵn sàng ‘yêu’
Nếu đã sẵn sàng, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, thậm chí là hào hứng khi nói về sex.
1. Bạn mù tịt về STDs
Sex đến cùng với rất nhiều hậu quả; và bạn không thể không biết gì về chúng khi có quyết định “yêu”.
Bạn cần biết tất cả những thông tin liên quan đến STDs (bệnh lây truyền qua đường tình dục), từ cơ chế lây truyền đến các triệu chứng của bệnh. Nếu không có được những thông tin này từ trường học, bạn có thể tự tìm hiểu trên mạng hay thậm chí đi khám bác sĩ. Nếu hiểu biết của bạn về vấn đề này chỉ là con số 0, bạn tuyệt đối không nên “tiến thêm bước nữa”. Hãy có trách nhiệm với bản thân mình, con gái nhé.
2. Tất cả bạn bè đều đã thử và bạn không muốn bị tụt hậu
Lý do duy nhất để bạn quyết định “yêu” là chính bản thân bạn muốn điều đó. Đừng bao giờ dễ dãi với bản thân mình quá chỉ vì bạn cảm thấy mình bị tụt hậu hoặc áp lực từ bạn bè.
Hãy nhớ, bạn là bạn, không phải người khác, nên họ làm điều đó không có nghĩa bạn phải làm theo. Nên đợi đến khi bạn cảm thấy mình đã sẵn sàng để tránh hối tiếc về sau.
Ảnh minh họa: gurl
3. Bạn không có khái niệm gì về tránh thai
Nếu bạn không muốn mình trở thành “teen mom”, hãy lưu ý đến một điều hết sức quan trọng – các biện pháp tránh thai. Trước khi “yêu”, bạn cần có kế hoạch tránh thai của riêng mình. Bạn có thể chủ động sắm cho mình một vài cái “áo mưa”, đến gặp bác sĩ để được tư vấn về cách dùng thuốc tránh thai và các biện pháp khác.
4. Bạn cố gắng làm vừa lòng người ấy
Nếu bạn đang hẹn hò và “đối phương” thuyết phục hay thậm chí là gây áp lực buộc bạn phải “tiến thêm bước nữa” thì hãy tỉnh táo. Đừng gật đầu đồng ý chỉ bởi vì bạn muốn làm người ấy vui lòng. Bởi điều đó chưa chắc đã giúp cải thiện tình cảm của “đối phương” như bạn nghĩ.
5. Bạn thấy sợ hãi và căng thẳng khi nghĩ đến “chuyện ấy”
Video đang HOT
Mọi người đều ít nhiều cảm thấy bối rối khi “yêu” lần đầu. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy hơi lo lắng khi nghĩ về “chuyện ấy” thì điều đó không có nghĩa là bạn chưa sẵn sàng. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy vô cùng bất an, thậm chí là hoảng loạn khi ý nghĩ đó xuất hiện trong đầu thì chắc chắn bạn chưa sẵn sàng cho một bước tiến mới.
6. Bạn không tin tưởng “đối phương”
Bạn và người ấy đang hẹn hò, nhưng bạn luôn cảm thấy có điều gì đó bất an trong mối quan hệ của hai bạn? Nếu bạn nghi ngờ rằng người ấy đang lừa dối bạn, hay người ấy không thực sự yêu bạn, lợi dụng bạn… thì đừng vội làm điều đó.
Chỉ người nào khiến bạn cảm thấy tin tưởng, yêu thương, và hoàn toàn thoải mái khi ở bên mới xứng đáng để bạn trao tặng cái “đáng giá ngàn vàng” của người con gái.
Ảnh minh họa: gurl
7. Bạn kỳ vọng quá cao
Bạn luôn mường tượng ra trong đầu một hình ảnh ngọt ngào và lãng mạn như trong tiểu thuyết về “lần đầu tiên”? Hãy tỉnh táo hơn con gái nhé. Trên thực tế, “yêu” lần đầu tiên có thể là một trải nghiệm không lấy gì làm dễ chịu lắm đâu. Bạn có thể bị đau, có thể bối rối vì chẳng biết làm gì, và mọi việc có thể rất lộn xộn. Hãy có cái nhìn thực tế về điều này bạn nhé.
8. Chuyện này đi ngược lại niềm tin của bạn
Bạn vốn luôn nghĩ rằng tình dục trước hôn nhân là điều hoàn toàn sai trái? Giờ đây bạn lại thấy mình nên làm điều đó? Nếu vậy, hãy cho bản thân thêm thời gian để suy nghĩ kỹ về điều này. Bạn có chắc chắn mình muốn đi ngược lại niềm tin vốn có của mình hay không? Suy nghĩ kỹ trước khi quyết định để tránh hối tiếc về sau bạn nhé.
9. Bạn không biết “đối phương” nghĩ gì
Nếu bạn đang hẹn hò với một người muốn “ăn cơm trước kẻng” nhưng lại chưa bao giờ nói rõ mục đích thực sự của người ấy với bạn là gì, bạn chưa nên gật đầu. Nếu cảm thấy lo lắng về “lần đầu tiên”, bạn nên trò chuyện cùng người ấy.
Người ấy cũng nên cùng bạn tìm ra biện pháp tránh thai phù hợp, chia sẻ với bạn xem người ấy từng “quan hệ” trước kia chưa, từng đi khám nam khoa chưa, mối quan hệ của hai bạn sẽ như thế nào sau “chuyện ấy”….
10. Bạn không thoải mái khi trò chuyện về sex
Bạn cảm thấy vô cùng xấu hổ và không thoải mái khi bạn bè “tám” về “chuyện ấy”? Bạn thấy ghê người khi nhìn thấy những thứ liên quan đến sex, như “áo mưa”? Bạn đỏ mặt khi nghĩ tới viễn cảnh trò chuyện về biện pháp tránh thai hay khám STDs, hoặc bất kỳ chủ đề nào tương tự? Đây có thể là những dấu hiệu cho thấy bạn chưa sẵn sàng cho “chuyện ấy”. Nếu đã sẵn sàng, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, thậm chí là hào hứng khi nói về sex.
Theo VNE
Giúp bạn gạt bỏ mối lo lắng lây nhiễm STDs
Trong sex, những bất lợi có thể kể đến là nhiễm trùng các bệnh qua đường tình dục, thậm chí lây truyền cả HIV hoặc nếu không cẩn thận có thể làm "hỏng" cả "cô bé, cậu bé".
Sex là một hoạt động tự nhiên đem lại cho bản sự sung sướng và thể hiện tình cảm giữa bạn với "đối tác". Nhưng theo lẽ tự nhiên, bất cứ điều gì mang đến sự sung sướng đều có những bất lợi đi kèm theo.
Trong sex, những bất lợi có thể kể đến là lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, thậm chí lây truyền cả HIV hoặc nếu không cẩn thận có thể làm "hỏng" cả "cô bé, cậu bé".
Để tránh những bất lợi này, cách tốt nhất nên là thực hành tình dục an toàn. Tình dục an toàn không phải là chỉ đơn thuần bằng cách sử dụng bao cao su hoặc nhịn sex. Mà còn cần bảo vệ bản thân và "đối tác" tránh được các STDs (các bệnh qua đường tình dục) một cách hiệu quả. Hiểu một cách đơn giản tức là tránh việc trao đổi các chất dịch cơ thể để tránh các lây nhiễm dù ở bất kì hình thức sex nào.
Bạn có thể thực hiện theo các biện pháp phòng ngừa dưới đây để bảo vệ mình khỏi STDs cũng như HIV.
1. Sex Solo
Sex solo tức là không làm gì liên quan đến tình dục, chỉ tự kích thích hoặc "tự sướng" một mình mà không có "đối tác". Điều này mang đến cho bạn những niềm vui và đồng thời nó cũng sẽ giúp bạn tránh các lây nhiễm, vì nó là chất lỏng của chính cơ thể bạn chứ không phải của người khác.
2. Sex ảo
Đây là một trong những hình thức tình dục khá phổ biến hiện nay, đặc biệt trong giới trẻ, còn được gọi là LDRs (quan hệ từ xa). Phone sex, sex qua máy tính (sử dụng tin nhắn, web chat...) là hai hình thức được sử dụng nhiều hơn cả. Ở một mặt nào đó thì hai biện pháp này có thể đáp ứng nhu cầu tình dục và để bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng, vì đây được coi là sex với người tình ảo.
3. Sex khô
Quan hệ tình dục khô còn được gọi là quan hệ tình dục không "thâm nhập". Nó bao gồm hôn, tắm cùng nhau, nói chuyện "giường chiếu" với nhau, nói về những tưởng tượng của bạn và cho massage kích thích cho nhau... Về cơ bản, bất kỳ hoạt động tình dục mà không có sự thâm nhập vào miệng, hậu môn hoặc âm đạo đều có thể được phân loại theo sex khô.
4. An toàn khi quan hệ thực sự
Bao cao su dành cho nam: Dùng bao cao su trong bất kì lần quan hệ nào là điều bạn nhất thiết cần nhớ. Đôi khi, đàn ông có xu hướng bỏ qua nó vì cho rằng như thế là không thoải mái. Nhưng trên thực tế, biện pháp này rất an toàn và cần được khuyến khích sử dụng. Khi đã dùng một thời gian, bạn sẽ cảm thấy quen với việc này và không còn cảm thấy rắc rối chút nào nữa.
Bao cao su dành cho nữ: Ngày nay đã có sẵn cả bao cao su dành cho nữ. Mặc dù không có hiệu quả như bao cao su dành cho nam giới, nhưng bao cao su cho phụ nữ hoạt động như một rào cản và bảo vệ chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Điều này rất hữu ích trong việc ngăn ngừa STDs.
5. Có lối sống lành mạnh
Tạo một lối sống lành mạnh và tránh quan hệ tình dục với nhiều "đối tác". Đừng chỉ vì ham vui thú trong vài giờ để rồi chuốc họa vào thân và mất nhiều ngày để điều trị những lây nhiễm không mong muốn đó. Sử dụng cao su và thực hành tình dục an toàn là yên tâm hơn cả.
6. Tránh dùng chung bơm kim tiêm
Các bệnh STDs hoàn toàn có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua các bơm kim tiêm dùng chung (dùng chung bơm kim tiêm chủ yếu ở những người chích heroin). Khi hiến máu, cần kiểm tra xem đó có phải là kim tiêm được dùng một lần không và y tá có sử dụng các biện pháp phòng ngừa thích hợp trong khi lấy máu hay không.
7. Sử dụng màng chắn nha khoa
Sử dụng một màng chắn nha khoa khi quan hệ bằng miệng là việc rất nên làm để tránh STDs. Nhờ có màng chắn này mà dịch cơ thể sẽ không có cơ hội "du lịch" sang người khác qua đường miệng, và nó sẽ bảo vệ cả bạn và "đối tác" khỏi bị nhiễm bệnh.
8. Tham khảo ý kiến bác sĩ
Để chắc chắn rằng mình có bị STDs và các nhiễm trùng khác hay không, hãy đặt lịch hẹn và đến bác sĩ kiểm tra. Để yên tâm hơn nữa thì bạn có thể kiểm tra sau mỗi lần làm "chuyện ấy" mà cảm thấy độ an toàn không cao. Nếu bạn được chẩn đoán có bị STDs thì bác sĩ sẽ kê đúng thuốc và cung cấp hỗ trợ giúp bạn điều trị bệnh. Nhiều bệnh STDs ngày nay đã có thể dễ dàng chữa khỏi.
9. Giao tiếp với đối tác
Nói chuyện với đối tác của bạn hay cho người bạn tin cậy nhất, trước khi làm bất cứ điều gì có thể khiến bạn gặp rắc rối. Bạn cần có những hiểu biết về giới tính để dễ dàng thực hành tình dục an toàn để bảo vệ bản thân và "đối tác".
Theo VNE