10 dấu ấn trong hoạt động Quốc hội năm 2016
Rất nhiều những việc “lần đầu tiên” đã diễn ra trong năm 2016. Những dấu ấn này, theo đánh giá của Tổng Thư ký Quốc hội, đã thể hiện sự quyết tâm và trách nhiệm của các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, đặc biệt là sự tham gia đóng góp của các cơ quan thông tấn, báo chí.
Tại buổi gặp mặt đại diện các cơ quan thông tấn báo chí sáng nay, 17.1, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã điểm qua 10 dấu ấn đặc biệt trong hoạt động Quốc hội trong năm 2016.
Lần đầu Việt Nam có nữ Chủ tịch Quốc hội.
1. Tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016 – 2021, làm cơ sở cho việc kiện toàn bộ máy nhân sự nhà nước trong nhiệm kỳ 2016 – 2021.
2. Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (ngày 6.1.1946 – 6.1.2016), tiếp tục khẳng định những giá trị tinh thần yêu nước, truyền thống giữ vững độc lập, tự do của dân tộc.
3. Lần đầu tiên Việt Nam có nữ Chủ tịch Quốc hội. Đó là bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân sinh năm 1954, quê Bến Tre. Trước khi được bầu làm Chủ tịch Quốc hội, bà từng giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, Bí thư Hải Dương, Thứ trưởng Bộ Tài chính.
4. Lần đầu tiên, các chức danh đứng đầu các cơ quan nhà nước đã thực hiện nghi lễ Tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII để kiện toàn nhân sự cấp cao và kỳ họp thứ 1 Quốc hội khóa XIV, các chức danh được Quốc hội bầu gồm có Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TAND Tối cao đã thực hiện tuyên thệ nhậm chức.
5. Quốc hội lần đầu tiên quyết định hệ thống các kế hoạch trung hạn mang tính tổng thể về tài chính và đầu tư, có sự gắn kết chặt chẽ cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
6. Quốc hội lần đầu tiên tiến hành giám sát tối cao về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -2015, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Video đang HOT
7. Quốc hội tiếp tục đổi mới, từng bước chuyển từ Quốc hội tham luận sang Quốc hội tranh luận với việc các đại biểu có thể giơ biển để tranh luận, đối thoại trực tiếp về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Bên cạnh đó, tại mỗi phiên thảo luận, các Bộ trưởng ngồi nghe đã trực tiếp giải trình, tiếp thu ý kiến trong quá trình thảo luận.
Văn phòng Quốc hội tổ chức gặp gỡ đại diện các cơ quan báo chí nhân dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu.
8. Lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nữ Chủ tịch Quốc hội thế giới.
9. Năm 2016 là năm đầu tiên Tổng Thư ký, Ban thư ký hoạt động theo quy định mới.
10. Chuyển 63 Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư từ Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư về Văn phòng Quốc hội.
Theo Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, những dấu ấn kể trên trong năm qua thể hiện sự cố gắng, quyết tâm và trách nhiệm của các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, đặc biệt là sự tham gia đóng góp của các cơ quan thông tấn báo chí.
Theo Danviet
"Quốc hội tuyên bố phê phán ông Hoàng không có nghĩa là xong việc kỷ luật"
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói vậy khi trao đổi về việc Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên bố Quốc hội phê phán nghiêm khắc ông Vũ Huy Hoàng về hành vi sai phạm. Còn việc xem xét kỷ luật hành chính với nguyên Bộ trưởng Công Thương, Chính phủ vẫn đang nghiên cứu.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói về việc xử lý kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng (ảnh: H.L)
- Trong phiên chất vấn tại Quốc hội hôm qua, hơn một lần Chủ tịch Quốc hội tuyên bố về việc Quốc hội nghiêm khắc phê phán ông Vũ Huy Hoàng. Việc này có đồng nghĩa với hình thức kỷ luật của Quốc hội đối với nguyên Bộ trưởng Công Thương?
- Tôi cho rằng Quốc hội hôm qua thể hiện sự biểu thị rất cao khi trước diễn đàn của cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, Quốc hội nêu rõ quan điểm phê phán nghiêm khắc như thế. Tôi nghĩ việc phê phán như thế cũng thoả đáng.
Qua việc này, Quốc hội nêu thông điệp là tới đây phải xây dựng chế tài để với cán bộ công chức sai phạm thì dù có đương chức hay nghỉ hưu cũng cần phải xử lý. Còn hiện tại thì chưa có chế tài xem xét với người về hưu. Tới đây cần có việc sửa quy định pháp luật để có chế tài xử lý với những trường hợp tương tự.
- Nói như ông, có thể hiểu, Quốc hội nêu thông điệp hôm qua có đồng nghĩa với việc sẽ không còn một Nghị quyết riêng nào để tuyên bố kỷ luật ông Hoàng?
- Quốc hội làm việc phải đảm bảo tính pháp lý, theo quy định pháp luật nên việc tuyên bố như vậy đã là một hình thức biểu thị quan điểm rất cao. Trước nay chưa có trường hợp nào, cán bộ nào mà Quốc hội lại tuyên bố phê phán như thế cả. Ông Vũ Huy Hoàng từng là một đại biểu Quốc hội, là người được Quốc hội phê chuẩn chức vụ Bộ trưởng nhưng Quốc hội đã miễn nhiệm rồi.
Ông ấy mắc khuyến điểm trong thời gian trước thì Quốc hội giờ đã tuyên bố phê phán trước quốc dân đồng bào như vậy, tại diễn đàn Quốc hội, trong một phiên truyền hình trực tiếp mà đồng bào cả nước đều theo dõi như thế. Giờ đi đâu người ta cũng biết ông Hoàng có hành vi vi phạm như vậy rồi.
- Như vậy nghĩa là thực hiện xong chỉ đạo của Ban Bí thư về việc xử lý kỷ luật hành chính cho phù hợp với hình thức kỷ luật bên Đảng đã đưa ra với nguyên Bộ trưởng Công Thương, thưa ông?
- Xong thì chưa xong. Hình thức phê phán của Quốc hội là sự thông báo công khai trước quốc dân đồng bào để phê phán hành vi sai phạm của ông Vũ Huy Hoàng với tư cách Bộ trưởng khi đó. Thế còn về các hình thức khác thì giao cho bên Chính phủ, cơ quan hành pháp nghiên cứu xem cách thức nào để xử lý kỷ luật.
Hiện Chính phủ vẫn đang nghiên cứu, xem xét kỷ luật về mặt hành chính. Còn với Quốc hội, Quốc hội thấy hành vi vi phạm là nghiêm trọng như vậy và phê phán như thế.
- Là một chuyên gia pháp luật, Viện trưởng viện nghiên cứu lập pháp Nguyễn Đình Quyền mới đây có đề xuất một hướng xử lý là áp dụng quy định về thời hiệu kỷ luật cán bộ công chức trong luật Cán bộ công chức để kỷ luật ông Hoàng với hình thức "cảnh cáo". Ông nghĩ thế nào về việc này?
- Tôi cũng có đọc thông tin về phát biểu của anh Quyền nhưng có một vấn đề là luật Cán bộ công chức mang ra áp dụng với cán bộ công chức khi đang đương chức chứ không áp dụng với những người nghỉ hưu. Vậy nên mang luật Cán bộ công chức ra để áp dụng trong trường hợp này không đúng là không đúng đối tượng.
Thời hiệu xử lý vi phạm kỷ luật 24 tháng thể hiện trong luật này được hiểu là cán bộ công chức có hành vi vi phạm thì dù hành vi xảy ra trước đó tới 2 năm vẫn bị xử lý kỷ luật. Điều kiện tiên quyết để áp dụng luật này là với cán bộ công chức nên khi một người không còn là cán bộ công chức vẫn xác định áp dụng là không ổn.
- Vấn đề tương tự vụ việc ông Vũ Huy Hoàng đang xảy ra với nguyên Bộ trưởng TN-MT Nguyễn Minh Quang trong vụ Formosa. Dù nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang nói ông sẵn sàng nhận mọi hình thức kỷ luật nhưng hướng xử lý cũng sẽ khó?
- Việc này hiện cơ quan có chức năng kiếm tra, thanh tra chưa lên tiếng, chưa có một thông tin, kết luận nào về việc này. Chúng ta nói hơi sớm.
- Nhưng nếu không chuẩn bị cơ sở pháp lý thì vụ việc của ông Quang nếu triển khai đến khâu này cũng sẽ lại vướng?
- Chính vì thế nên sau việc ông Vũ Huy Hoàng cơ quan chức năng cần xem xét lại hệ thống pháp luật, phải sửa quy định thế nào để mọi trường hợp cán bộ công chức kể cả khi đương chức hay về hưu cũng phải xử lý được.
- Xin cảm ơn ông!
Phương Thảo
Theo Dantri
Thủ tướng và 4 Bộ trưởng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn Trao đổi với báo giới sáng 11/11, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ cùng 4 vị Bộ trưởng là Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đăng đàn trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội...