10 đạo diễn tiêu biểu của dòng phim độc lập Việt
Phim độc lập từ lâu đã có chỗ đứng riêng trong dòng chảy điện ảnh Việt Nam và 10 đạo diễn này chính là người đã mang lại và giữ gìn chỗ đứng đó.
Khái niệm ‘phim độc lập’ đến nay có lẽ vẫn còn mới lạ với nhiều khán giả Việt thế nhưng dòng phim này vốn đã tồn tại rất lâu trong dòng chảy điện ảnh nước nhà. Theo định nghĩa của trang BBC, thì một phim độc lập là những sản phẩm của những nhóm, tổ chức nhỏ – không nằm trong khuôn khổ của các studio, hãng phim có kinh phí lớn. Những phim thuộc nhóm này không đi theo đường hướng làm ăn hay chạy theo xu hướng thị trường. Và chính những tác phẩm này đã mở ra những khám phá mới, thú vị cho nền điện ảnh.
Nền điện ảnh Việt đã ghi dấu ấn của nhiều nhà làm phim Độc lập với những tác phẩm mang đậm chất cá nhân. Đến nay dòng chảy phim Độc lập vẫn đang được các đạo diễn trẻ tiếp nối với tiếng nói của tuổi trẻ đầy suy tư, mới mẻ hơn, hiện đại hơn và đầy trách nhiệm. Vì vậy, dòng phim Độc lập được coi là kén khán giả này đang tiệm cận gần hơn với số đông.
Trần Anh Hùng hẳn là một cái tên lớn, có tầm ảnh hưởng trong nền điện ảnh Việt. Để đạt được vị trí đó trong lòng khán giả cũng như người làm phim Việt phải kể đến thành tích mà anh đã đạt được. Sau hai phim ngắn đầu tay, năm 1992, Trần Anh Hùng thực hiện bộ phim đầu tay Mùi đu đủ xanh khi vừa tròn 30 tuổi. Năm 31 tuổi, Mùi đu đủ xanh đã mang lại cho anh giải Camera Vàng dành cho phim đầu tay tại LHP Cannes 1993. Đầu năm 1994, Mùi đu đủ xanh đại diện cho Việt Nam được đề cử Oscar Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. Cuối năm 1994, Trần Anh Hùng (32 tuổi) thực hiện bộ phim thứ hai, Cyclo . Tháng 9/1995, tác phẩm nàyđã mang lại cho Trần Anh Hùng và quê hương Việt Nam vinh dự lớn nhất: giải Sư Tử Vàng tại LHP Venice.
Sau này, khi trở thành một nhà làm phim độc lập được ví là ‘đủng đỉnh’, không hối hả làm nhiều tác phẩm liên tiếp nhau nữa, Trần Anh Hùng vẫn không ngừng tìm tòi, sáng tạo, trau dồi cho những nghệ sĩ trẻ. Anh cũng chủ động tìm kiếm các tác phẩm khơi dậy sự sáng tạo của mình để bắt tay vào làm việc mà không cần ai mời chào. Gần đây nhất, anh đang thực hiện tác phẩm về ẩm thực Pháp mang tên Dodin-Bouffant . Trần Anh Hùng được xem là một nhà làm phim chủ động và độc lập được đánh giá cao, góp phần mang một màu sắc rất mới mẻ của điện ảnh Việt.
Nguyễn Võ Nghiêm Minh là một đạo diễn, nhà làm phim người Mỹ gốc Việt. Ông làm rất ít phim, tính đến nay chỉ có ba tác phẩm chính là Mùa len trâu (2004), Khi yêu đừng quay đầu lại (2010), Nước 2030 (2013), mỗi phim đều cách nhau một quãng thời gian dài. Mùa len trâu đạt Giải đặc biệt ở LHP Locarno, Giải đạo diễn xuất sắc nhất ở LHP Chicago, Giải cao nhất, Grand prix của LHP Amiens và Giải đặc biệt của LHP Amazonas. Trong khi đó, Nước 2030 được chiếu khai mạc chương trình Toàn cảnh (Panorama) của Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 64 (2014). Đến nay, Nguyễn Võ Nghiêm Minh lại im hơi lặng tiếng, thế nhưng biết đâu được tương lai chúng ta lại có thể thưởng thức một tác phẩm khác của vị tiến sĩ vật lý này thì sao.
3. Phan Đăng Di
Phan Đăng Di là một trong những nhà làm phim có tiếng nói tại nền điện ảnh Việt Nam. Anh bắt đầu sự nghiệp đạo diễn bằng hai phim ngắn là Khi Tôi Hai Mươi (2006) và Sen (2005), hai bộ phim đã được lựa chọn vào những liên hoan phim uy tín như Liên hoan phim ngắn Clermont Ferrent và Liên hoan phim quốc tế Venice 2008. Kịch bản phim C hơi Vơi (Đạo diễn Bùi Thạc Chyên) do anh viết đã giành giải thưởng FIPRESC tại Liên hoan phim Venice năm 2009. Bộ phim truyện dài đầu tay của Phan Đăng Di với nhan đề Bi, đừng sợ! (2009) đã được trình chiếu tại hàng chục liên hoan phim lớn trên thế giới và giành được rất nhiều giải thưởng, trong đó có hai giải thưởng uy tín tại Liên hoan phim Cannes năm 2010.
Video đang HOT
Tiếp sau này, bộ phim Cha và con và…(Big Father, Small Father and other stories) - tác phẩm điện ảnh thứ hai của Phan Đăng Di được lựa chọn tranh giải ở hạng mục chính có tên Young Cinema Competition của LHP Hong Kong.Tập phim Chàng dâng cá, Nàng ăn hoa! đạo diễn bởi Phan Đăng Di sẽ công chiếu trong khuôn khổ Tiêu điểm Điện ảnh thế giới tại liên hoan phim quốc tế Tokyo lần thứ 32 (TIFF 2019). Bên cạnh các hoạt động nghệ thuật cá nhân, Phan Đăng Di cũng cùng với Nguyễn Anh Hùng mở một lớp học tập trung về điện ảnh, tổ chức tại Đà Nẵng hàng năm để ươm mầm các thế hệ trẻ yêu thích điện ảnh sắp đến.
4. Trương Minh Quý
Trương Minh Quý từng theo học khoa đạo diễn trường Đại Học Sân Khấu Điện Ảnh TP. HCM vào năm 2008. Sau một năm, anh quyết định ngưng việc học tập để theo đuổi con đường sáng tác độc lập. Tác phẩm của anh phải kể đến Nhà cây , Vươn bầu xanh tươi , Ai đó đang đi vào rừng , Thành phố những tấm gương. Những tác phẩm này đã tham dự các chương trình Asian Film Academy (Liên hoan Phim Quốc tế Busan, 2012), Berlinale Talents (Liên hoan Phim Quốc tế Berlin, 2016); và trình chiếu tại các liên hoan phim ngắn quốc tế uy tín như Oberhausen (Đức), Clermont-Ferrand (Pháp), Les Rencontres Internationales Paris (Pháp).
Những câu chuyện của nhà làm phim này gắn bó mật thiết với quê hương Buôn Ma Thuột của anh. Thậm chí diễn viên trong phim là bố, mẹ, bà…những người thân quen, yêu quý của anh. Minh Qúy được đánh giá là một đạo diễn trẻ triển vọng trong nền phim điện ảnh độc lập của Việt Nam.
5. Nguyễn Hoàng Điệp
Nguyễn Hoàng Điệp ghi dấu ấn mạnh mẽ từ ngay tác phẩm đầu tiên Đập cánh giữa không trung khi tác phẩm này được trình chiếu tại liên hoan phim Venice cũng như liên hoan phim Toronto. Cô cũng là đạo diễn của những tác phẩm như Ai còn sống, giơ tay lên và Hai, Tư, Sáu. Sau này, nữ đạo diễn còn còn thường nắm giữ vai trò nhà sản xuất cho nhiều tác phẩm cũng như bàn luận, phê bình các tác phẩm phim, tham gia các liên hoan phim với vai trò giám khảo. Nguyễn Hoàng Điệp mang một cái nhìn nữ tính, tinh tế, lãng mạn trong các tác phẩm của mình, tạo nên hương vị mới cho màn ảnh rộng.
Vì những đóng góp tích cực cho nền điện ảnh nên Nguyễn Hoàng Điệp là nữ đạo diễn đầu tiên của Việt Nam vinh dự được nhận Huân chương Hiệp sỹ Nghệ thuật và Văn chương của chính phủ Pháp. Trước đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, tại Việt Nam chưa đến 10 nghệ sĩ được nhận Huân chương Nghệ thuật và Văn chương này.
6. Cao Thúy Nhi
Nhắm mắt thấy mùa hè của Cao Thúy Nhi là một trong những phim độc lập đầu tiên được khán giả đón nhận nồng nhiệt nhất. Bộ phim ang lại một trải nghiệm rất lạ, nhẹ nhàng, trong trẻo, thổi một làn gió hoàn toàn mới cho điện ảnh Việt lúc bấy giờ. Sau Nhắm thấy mùa hè, Cao Thúy Nhi linh động trải nghiệm nhiều vị trí khác nhau trong đoàn phim, đơn cử là trở thành nhà sản xuất cho một bộ phim độc lập khác – Sài Gòn trong cơn mưa . Cao Thúy Nhi luôn được là cái tên được đánh giá là đầy tiềm năng, đại diễn cho dòng phim độc lập cũng như các đạo diễn nữ của điện ảnh Việt.
7. Nguyễn Thị Thắm
Nhắc tới nhà làm phim tài liệu độc lập thì phải nhắc đến Nguyễn Thị Thắm. Cô có hai tác phẩm, Xe ôm và Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng , trong đó, Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng được gọi là ‘một cột mốc lịch sử của việc phát hành phim tài liệu Việt Nam’ hay là “một kinh nghiệm để cho những người đang làm phim hôm nay, cho hệ thống phát hành phim của nhà nước cũng như cho những nhà làm phim độc lập có thêm một kinh nghiệm nữa, để biết rằng khi chúng ta có tác phẩm tốt nghĩa là chúng ta có cơ hội được đến với công chúng’.
Nguyễn Thị Thắm cho người ta nhìn thấy sức mạnh của một tác phẩm hay thực sự là như thế nào, và cái khó của chuyện làm phim độc lập, phim tài liệu cuối cùng cũng bị khuất phục với tình yêu và sự kiên trì của con người.
8. Hồng Ánh
Hồng Ánh là một nghệ sĩ đa tài khi cô hoạt động nghệ thuật với nhiều vai trò khác nhau. Năm 2017 Hồng Ánh đạo diễn phim đầu tay Đảo của dân ngụ cư được chuyển thể từ truyện ngắn của nhà văn Đỗ Phước Tiến, biên kịch Nguyễn Quang Lập. Phim nhận được rất nhiều đề cử và giải thưởng tại các liên hoan phim quốc tế uy tín trong khu vực và thế giới.
Hồng Ánh không chỉ là một đạo diễn phim độc lập mà cô còn là nhà sản xuất vô cùng mát tay với các tác phẩm thuộc dòng phim độc lập. Tiêu biểu, năm 2014, Hãng phim Xanh (Blue Productions) do Hồng Ánh làm giám đốc phát hành độc lập có thu phí thành công với phim tài liệu Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng .
9. Lương Đình Dũng
Đạo diễn Lương Đình Dũng – tác giả Phim Châu Á xuất sắc nhất từng khiến nhiều người thảng thốt vì xuất phát điểm đầu tiên của anh là một anh thợ rèn, công nhân bốc vác. Cha cõng con là tác phẩm đưa tên tuổi của Lương Đình Dũng đi lên, vươn ra khỏi biên giới Việt Nam.
Sau thành công của Cha cõng con , Lương Đình Dũng tiếp tục theo đuổi 2 dự án phim điện ảnh bao gồm phim kinh dị Ma đói: Mật mã 45 và phim hành động Những cô gái vô chủ. Anh cũng được chọn là 1 trong 5 thành viên Giám khảo quốc tế tham gia Hội đồng Liên hoan phim Pune lần thứ 19.
10. Trần Thanh Huy
Trần Thanh Huy và Ròm hẳn là một trong những cái tên được chú ý nhất nhất năm 2020. Ròm là bộ phim độc lập được phát triển từ phim ngắn 16:30, với hon 8 năm thực hiện, 27 bản dựng cùng 89 ngày quay. Thế nhưng 2 sự kiện khiến Ròm và Trần Thanh Huy được chú ý nhất chính là giải thưởng danh giá nhất ở LHP quốc tế Busan 2019 dành cho tác phẩm này cũng như những lùm xùm xoay quanh câu chuyện kiểm duyệt.
Kể cả khi Ròm gây nên nhiều tranh cãi thế nhưng doanh thu phòng vé của tác phẩm này vẫn đạt đến 55 tỷ chỉ sau 10 ngày công chiếu với 750 nghìn lượt khán giả ra rạp. Sau Ròm , Trần Thanh Huy tiếp tục theo đuổi dự án mới mang tên 11:00pm được quay hoàn toàn bằng điện thoại. Điều này khiến khán giả vô cùng ngạc nhiên và trông đợi về một sản phẩm mới của vị đạo diễn trẻ.
Dự án phim ngắn CJ: Cơ hội đưa phim Việt đi LHP quốc tế uy tín
Các tài năng trẻ có thể được hỗ trợ lên tới 1,5 tỷ đồng, được đài thọ kinh phí đi liên hoan phim và có các đạo diễn dày kinh nghiệm Phan Đăng Di, Nguyễn Hoàng Điệp, Trần Thanh Huy... tư vấn, đỡ đầu.
Đội ngũ cố vấn của mùa ba gồm nhà sản xuất phim Trần Thị Bích Ngọc, các đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh, Nguyễn Hoàng Điệp và Trần Thanh Huy. (Ảnh: CGV)
"Dự án phim ngắn CJ" hiện đã trở lại với mùa thứ ba, kéo dài từ tháng 4/2021 đến tháng 1/2022. Đây là chương trình kết hợp giữa công ty CJ CGV Việt Nam và quỹ CJ Culture Foundation, tổ chức mùa đầu tiên năm 2018.
Tính đến nay, "Dự án phim ngắn CJ" đã thu hút trên 500 cá nhân gửi dự thi ở các thể loại và câu chuyện khác nhau, góp mặt tại hơn 50 liên hoan phim lớn trên thế giới. Ngân sách hỗ trợ cho một dự án có thể lên tới 1,5 tỷ đồng, các tác phẩm cũng được đài thọ toàn bộ chi phí khi có đủ điều kiện đi dự liên hoan phim.
Thực chất từ trước đến nay, thể loại phim ngắn, phim độc lập là cầu nối liên tục và vững chắc nhất giữa điện ảnh Việt Nam với các cuộc thi quốc tế mang tính hàn lâm và nghệ thuật cao.
Mùa một (2018), phim ngắn "Một khu đất tốt" của Phạm Ngọc Lân được lựa chọn để tranh giải tại Liên hoan phim Berlin 2019 (Đức), "Hãy thức tỉnh và sáng tạo" của Phạm Thiên Ân đoạt giải Illy tại Tuần lễ đạo diễn, thuộc khuôn khổ Liên hoan phim Cannes 2019 (Pháp). "Một khu đất tốt" sau đó đã lần lượt xuất hiện tại nhiều cuộc thi quốc tế khác tại Áo, Canada, Thụy Điển, Mỹ, Pháp...
Mùa hai (2019) có đại diện tiêu biểu như "Mây nhưng không mưa" của Vũ Minh Nghĩa và Phạm Hoàng Minh Thy lọt nhóm 12 phim ngắn tranh giải tại hạng mục Orizzonti Short tại Liên hoan phim Venice 2020 (Italy). Hai phim ngắn "Ngọt, mặn" của Dương Diệu Linh (mùa 1) và "Bình" của Phạm Quốc Dũng (mùa 2) đều có buổi công chiếu và tranh giải tại hạng mục Wide Angle, Liên hoan phim Busan các năm 2019, 2020 (Hàn Quốc)...
Bên cạnh những gương mặt cố vấn, thẩm định dày dạn kinh nghiệm như các đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp ( "Đập cánh giữa không trung" ), Phan Đăng Di ( "Bi, đừng sợ," "Cha và con và..." ) hay Trịnh Đình Lê Minh ( "Thưa mẹ con đi," "Bằng chứng vô hình" ...) còn có nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc và gương mặt mới - đạo diễn Trần Thanh Huy ( "Ròm," "16:30" ).
"Dự án phim ngắn CJ" có sự phối hợp chỉ đạo từ phía Cục Điện ảnh và Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), được coi là sân chơi lý tưởng, đặc biệt là đối với các tài năng điện ảnh trẻ. Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế-Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ông Trần Nhất Hoàng khẳng định tính cấp thiết của những dự án như thế này, đặc biệt trong thời điểm mà nền điện ảnh Việt Nam cần được tái khởi động.
Để tham gia, các tác phẩm phải là dự án phim ngắn hoặc dài đã thực hiện trong ba năm gần đây, đi kèm theo đề cương chi tiết và kế hoạch sản xuất của phim (đối với dự án chưa thành hình). Năm trong số 10 dự án tiềm năng nhất sẽ nhận kinh phí hỗ trợ từ ban tổ chức.
CJ Cultural Foundation là một quỹ thuộc tập đoàn CJ của Hàn Quốc, ra đời năm 2006. Kể từ 2014 tới nay, quỹ đã hỗ trợ nhiều hoạt động sáng tạo tại các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam...
CGV cũng là thương hiệu thuộc tập đoàn CJ, hiện là một trong năm cụm rạp lớn nhất tại Việt Nam, từng tổ chức nhiều chương trình góp phần xây dựng nền điện ảnh Việt như "Giáo dục cùng điện ảnh," "Nhà biên kịch tài năng," hay "Lớp học làm phim TOTO" .../.
"Dũng badboy" của Mắt Biếc trút bỏ tóc dài lãng tử, xuất hiện bụi bặm ở Lễ trao giải phim 48H Ngày 16/1, sự kiện trao giải của dự án Làm phim 48 giờ Việt Nam 2020 đã diễn ra, đặc biệt có chiến thắng đầy vinh dự của Trần Phong - anh chàng "badboy" Dũng của Mắt Biếc. Ngày 16/1, dự án Làm phim 48 giờ Việt Nam 2020 (48HFP Việt Nam 2020) đã chính thức khép lại với lễ trao giải chung...