10 danh thủ giàu lên sau khi chia tay bóng đá
Với việc đầu tư vào ngành công nghiệp hóa sinh, Mathieu Flamini trở thành triệu phú ngay khi còn khoác áo Arsenal và sở hữu khối tài sản hàng chục triệu USD lúc treo giày.
Mathieu Flamini: Năm 2008, khi còn chơi cho Arsenal, cựu tiền vệ người Pháp đã ấp ủ tham vọng kinh doanh và cùng đối tác sáng lập GF Biochemicals, công ty sinh hoá đầu tiên trên thế giới sản xuất Acid Levulinic, một loại nguyên liệu thay cho dầu mỏ. Theo thống kê mới nhất của Goal, Flamini sở hữu khối tài sản trị giá 20 triệu euro. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin cho biết công ty của Flamini có giá trị ước tính khoảng 28 tỷ USD.
Thomas Gravesen: Chuyển đến Real Madrid từ Everton, cựu tiền vệ người Đan Mạch có một mùa giải thi đấu tại Bernabeu. Tuy nhiên, sau khi giải nghệ ở tuổi 32, Grevesen tỏ ra may mắn khi “đầu tư đỏ đen” ở Las Vegas. Ông được cho là có thời điểm sở hữu hơn 120 triệu USD trong tài khoản trước khi thần may mắn quay lưng. Hiện tại, Gravesen sống an nhàn tại quê nhà với số dư trong tài khoản và làm chuyên gia bình luận trên truyền hình.
Ramon Vega: Đỉnh cao sự nghiệp của cựu hậu vệ người Thụy Sĩ là giai đoạn 1997-2001 khi ông khoác áo Tottenham Hotspur. Tuy nhiên, Vega không để lại nhiều dấu ấn và giải nghệ ở tuổi 31 vào năm 2003. Sau đó, ông chuyển sang đầu tư tài chính. Công ty của Vega quản lý khoảng 800 triệu bảng tiền gửi của khách hàng. Năm 2009, ông từng thử mua CLB Portsmouth, thậm chí cân nhắc ứng cử vị trí chủ tịch FIFA hồi 2015
Robbie Fowler: Cựu tiền đạo Liverpool hợp tác kinh doanh với Michael Owen và Steve McManaman từ những năm 1990. Huyền thoại “Quỷ đỏ” vùng Merseyside được cho là sở hữu hơn 100 bất động sản phía Tây Bắc nước Anh, với giá trị lên tới hơn 37 triệu USD.
Sun Jihai: Jihai đi vào lịch sử bóng đá Trung Quốc với tư cách cầu thủ đầu tiên của nước này ghi bàn tại Premier League. Ông đã tận dụng danh tiếng của mình để kinh doanh sau khi treo giày năm 2016. Jihai nhận được nhiều sự trợ giúp và thành lập công ty công ty cổ phần có trị giá hơn 60 tỷ USD.
Video đang HOT
Asamoah Gyan: Tiền đạo từng tham dự 3 kỳ World Cup 2006, 2010 và 2014 cùng đội tuyển Ghana sở hữu chuỗi công ty kinh doanh nhiều lĩnh vực và sản phẩm như quảng cáo, hàng không, bất động sản hay các nhu yếu phẩm như nước đóng chai, gạo.
Louis Saha: Cựu tiền đạo Man Utd tỏ ra mát tay trong việc kinh doanh sau khi giải nghệ năm 2013. Saha sở hữu công ty cho phép các cầu thủ tìm kiếm nhà tài trợ và ngược lại, chỉ bằng vài thao tác đơn giản trên Internet. Ban đầu, hầu hết khách hàng của ông là cầu thủ bóng đá, nhưng đã mở rộng ra các môn thể thao khác thời gian gần đây.
Mia Hamm: Cựu danh thủ tuyển Mỹ được coi là siêu sao bóng đã nữ đầu tiên trên thế giới. Khi còn thi đấu, Hamm kiếm khoảng 100.000 USD mỗi mùa. Tuy nhiên, khối tài sản hiện tại của bà đã lên đến 10 triệu USD nhờ những hợp đồng quảng cáo với các nhãn hàng. Khi treo giày, Hamm trở thành thành viên trong Hội đồng quản trị của AS Roma và là đồng chủ sở hữu LAFC.
Dexter Blackstock: Cựu cầu thủ Nottingham Forest quyết định đầu tư vào bất động sản khi còn thi đấu và sớm gặt hái thành quả. Hiện tại, anh sở hữu hơn 50 căn hộ với tổng giá trị khoảng hơn 6 triệu USD. Blackstock cũng đầu tư vào ngành dược phẩm và thành lập công ty riêng.
Michael Owen: Chủ nhân Quả bóng vàng 2011 kiếm nhiều tiền từ bóng đá, nhưng việc đầu tư vào đua ngựa thậm chí mang lại nguồn lợi nhuận lớn hơn cả cho anh. Owen là đồng chủ sở hữu của Manor House Stables. Anh kiếm tiền từ việc bán ngựa đua và thu lợi từ các cuộc đua ngựa.
Rooney kể về sự hy sinh của Park để Ronaldo tỏa sáng
Qua lời Wayne Rooney, người ta thấy sức mạnh và tầm quan trọng của những cầu thủ thường bị gắn mác "công nhân" trong bóng đá như Park Ji Sung.
Trong bài viết cuối tuần cho The Times, Rooney nhấn mạnh về tinh thần tập thể trong bóng đá và tin rằng trong giai đoạn thành công bậc nhất của mình tại Manchester United, Park Ji Sung là mảnh ghép không thể thiếu để "Quỷ đỏ" gặt hái vinh quang.
Những dòng tâm sự của Rooney cũng lý giải tại sao anh trở thành một cầu thủ luôn sẵn sàng hy sinh cho đội bóng.
Rooney luôn đề cao tinh thần tập thể ở Manchester United. Ảnh: Getty.
Tập thể thắng, cá nhân thua
Các cầu thủ bóng đá luôn biết rằng những ngôi sao lớn không giúp đội bóng thắng trận. Không có sự hỗ trợ từ đồng đội, bạn sẽ không thể vô địch. Tôi từng chứng kiến một cậu nhóc 12 tuổi nhớ về Ronaldo với sự hào hứng, "Ronaldo từng chơi rất hay cho MU", nhưng cậu bé ấy lại chẳng biết Park Ji-sung là ai.
Điều đó thật điên rồ. Tất cả những cầu thủ từng thi đấu với tôi và Park đều biết vai trò của cậu ấy trong đội bóng. Park, cũng như nhiều cầu thủ không quá nổi tiếng khác, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong bóng đá.
Từ khi còn là một đứa trẻ, tôi đã biết tầm quan trọng của tập thể. Bạn không thể giành chiến thắng một mình. Nó không chỉ là lối chơi, nó còn là tinh thần.
Khi tôi còn ở Everton, sau mỗi chiến thắng luôn là một bữa tiệc hoành tráng. Sang United, mọi thứ vô cùng khác biệt. Chiến thắng là điều bắt buộc. Danh hiệu đầu tiên của tôi tại MU là League Cup năm 2006, khi đó tôi cảm thấy vô cùng mĩ mãn và bắt đầu nghĩ: "Đến lúc ăn mừng rồi".
Tôi đã lầm, sau khi toàn đội bay về từ Cardiff, nơi đá trận chung kết, ai về nhà nấy.
Các HLV luôn đề nghị các cầu thủ thi đấu vì tập thể. Chỉ một cầu thủ thiếu kỷ luật trên sân, kế hoạch của đội bóng sẽ bị phá sản. Khi tôi còn ở Everton, HLV từng yêu cầu toàn đội chơi lùi sâu và phòng ngự, thế rồi Thomas Gravesen cứ thích lao lên giữa sân. Các CĐV thích thú với điều đó nhưng chúng tôi thì không. Chỉ tiền đạo mới được làm thế.
Đội bóng chơi tập thể hay nhất thế giới hiện nay theo tôi là Atletico Madrid. Tôi đã xem họ đánh bại Liverpool ở Anfield vào tháng 3. Họ lùi sâu trong khoảng 70 phút và cảm tưởng như cùng hô "xung phong" trong 3 hay 4 phút gì đó, rồi tạo ra cú sốc cho Liverpool.
Những đội bóng giỏi là những đội luôn giữ vững nguyên tắc và tinh thần tập thể trong nhiều hoàn cảnh khác nhau: khi dẫn trước hoặc bị dẫn bàn, khi tỷ số hoà...
Thi thoảng bạn gặp phải những đối thủ có khả năng khiến bạn không còn là chính mình. Ở MLS tôi phải đối đầu với Chicago Fire, có Bastian Schweinsteiger chơi ở vị trí trung vệ.
Cực khó luôn, vì Bastian di chuyển đến một vài vị trí lạ lùng, nhận bóng rồi nhử tôi lao lên cướp bóng, khiến tôi phá vỡ cự ly đội hình của đội. Lúc thì Bastian sang trái, lúc thì sang phải, anh ấy là một trong những cầu thủ giỏi nhất trong khoản này. Thế là tôi bảo: "Được rồi, anh cứ chạy đâu anh thích, tôi chỉ ở đây và chờ bóng". Anh ấy đáp lại với nụ cười: "Đừng lo lắng, tôi đi đây".
Bạn có thể đi hỏi bất kỳ tiền đạo hay tiền vệ trung tâm nào và họ sẽ nói rằng phần quan trọng nhất để đối đầu với một trung vệ đó là khi họ giữ bóng trong chân.
Rooney đánh giá Park là mảnh ghép quan trọng cho thành công của MU những năm trước. Ảnh: Getty.
Park quan trọng ngang Ronaldo
Khi tôi mới gia nhập MU, HLV nói: "Tôi đang xây dựng một đội bóng, tôi đã mang về Ronaldo và tôi nghĩ cậu ta sẽ trở thành cầu thủ hàng đầu. Tôi mua cậu và tôi sẽ đưa vào đội hình Darren Fletcher, Wes Brown hay John O'Shea bên cạnh những cầu thủ kinh nghiệm như Giggs, Scholesy và Rio (Ferdinand)."
Một HLV giỏi luôn là người biết cách đoàn kết và sử dụng tốt nhất những mảnh ghép khác nhau trong đội bóng. Tôi biết tại sao Ferguson phải nói những điều trên với mình. Khi ấy Roy Keane, Ruud van Nistelrooy mới ra đi và nhiều người bắt đầu lo lắng.
Tuy nhiên, HLV luôn có cái nhìn toàn cảnh. Khi bạn nhìn lại những trận đấu quan trọng nhất của United hơn một thập niên qua, bạn sẽ thấy Park hay Fletcher luôn góp mặt. Họ cực kỳ quan trọng với chúng tôi.
Những cầu thủ như tôi, Ronaldo hay Tevez luôn xuất hiện trên mặt báo nhưng kỳ thực, trên sân, Park hay Fletcher quan trọng không kém. Trong phòng thay đồ, mọi người đều biết họ là những cầu thủ sẵn sàng hy sinh cho đội bóng.
Khi Fergie họp đội trước trận gặp AC Milan, ông ấy bảo Park: "Nhiệm vụ của cậu hôm nay không phải là chạm hay chuyền bóng gì cả, nhiệm vụ duy nhất của cậu là Pirlo. Kèm Pirlo, chấm hết".
Ngày ấy Andrea Pirlo có trung bình 110 đường chuyền/trận. Chỉ cần 60-70 đường chuyền hướng lên trên thôi cũng đủ để tổn thương bạn. Trò quen thuộc của Pirlo là khi nhận bóng từ hậu vệ, anh ta sẽ phất các đường chuyền qua đầu hàng thủ đối phương, để Andriy Shevchenko hoặc Kaka thoát xuống. Pirlo là số 1 trong khoản đó.
Thế là Fergie bảo Park: "Cậu không được để anh ta chuyền như thế. Không được cách xa anh ta 1 m hoặc trễ 1 giây". Tôi nghĩ rằng Pirlo đã có khoảng 40 đường chuyền sau trận gặp MU, đa số là chuyền về vì Park đã có một màn trình diễn không tưởng.
Thể chất và tinh thần thi đấu của Park thật phi thường, kèm Pirlo kiểu đó cực khó và phần còn lại của đội bóng rất hài lòng. Park và Fletcher là những người giúp toàn đội tiến bộ trên khía cạnh tập thể. Họ là những tấm gương cho các cầu thủ khác nhìn vào, và noi theo hy sinh vì đội bóng.
Tin tối (13/5): Thầy Park nhận tin cực vui từ "Busquets Việt Nam" "Busquets Việt Nam" báo tin cực vui cho thầy Park; M.U sắp mất trắng Angel Gomes; Robben từng "lật kèo" với M.U; Liverpool không dang tay cứu Michael Owen; Rashford bình phục hoàn toàn; Adrien Rabiot bất bình vì bị giảm lương. "Busquets Việt Nam" báo tin cực vui cho thầy Park Huy Hùng đã bình phục chấn thương. Cụ thể, vào tuần...