10 đặc điểm của người tích cực, năm mới nên sớm học theo
Dưới đây là 10 đặc điểm của những người tích cực!
Đây là 10 lời khuyên để bạn có thể giữ thái độ tích cực cho dù điều gì có xảy ra với bạn trong tương lai. Nó cũng giúp bạn ngừng tìm kiếm thứ mà các nhà tâm lý học gọi là “sự tích cực” ở những nơi không đúng chỗ.
1. Người tích cực không nhầm lẫn giữa bỏ cuộc và buông tay
Thay vì bám vào những ý tưởng, niềm tin hay thậm chí là những người không còn phù hợp đối với họ, họ tin tưởng vào sự phán đoán của mình để loại bỏ những điều tiêu cực trong cuộc sống.
2. Họ không chỉ có một ngày tốt lành, họ còn tạo ra một ngày tốt lành
Chờ đợi, hy vọng và ao ước hiếm khi có chỗ đứng trong vốn từ vựng của những người tích cực. Thay vào đó, họ chủ động bắt tay vào làm việc. Sự thụ động sẽ dẫn đến thiếu sự tham gia, trong khi những người tích cực tham gia rất nhiều vào việc xây dựng cuộc sống của họ. Họ làm việc để thay đổi, để cảm thấy tốt hơn trong những thời điểm khó khăn hơn là mong muốn cảm xúc của họ biến mất.
3. Đối với người tích cực, quá khứ chỉ là quá khứ
Những ký ức tốt đẹp và tồi tệ đều ở lại nơi chúng thuộc về, đó là quá khứ, nơi chúng đã xảy ra. Những người tích cực không dành nhiều thời gian để nhớ về những ngày tốt đẹp bởi họ quá bận rộn để tạo ra những kỷ niệm mới. Những tác động tiêu cực từ quá khứ không được sử dụng để tự trách móc bản thân hay hối tiếc vô ích, người tích cực sử dụng nó như một bài học kinh nghiệm để làm bàn đạp hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
4. Họ biết ơn cuộc sống
Video đang HOT
Những người tích cực không tập trung vào những vấp ngã hay thách thức trong cuộc đời mình. Họ tập trung vào “hũ vàng” đang chờ đợi họ mỗi ngày, với mùi vị, cảnh vật, cảm xúc và những trải nghiệm mới. Họ coi cuộc sống như một chiếc rương báu chứa đầy những điều kỳ diệu và họ biết ơn cuộc sống này.
5. Thay vì mắc kẹt trong những hạn chế, người tích cực được tiếp thêm năng lượng bởi những khả năng của mình
Người tích cực tập trung vào những gì họ có thể làm thay vì những gì họ không thể làm. Họ không bị lừa khi nghĩ rằng có một giải pháp hoàn hảo cho mọi vấn đề, và tự tin rằng họ có thể đưa ra nhiều giải pháp và khả năng. Người tích cực không ngại thử những phương pháp mới cho những vấn đề cũ, thay vì quay cuồng với hy vọng “lần này mọi thứ sẽ khác đi”.
6. Không để nỗi sợ hãi cản trở con đường của mình
Những người bị nỗi sợ hãi của mình xác định và kéo lùi lại sẽ không bao giờ thực sự sống một cuộc đời trọn vẹn. Trong khi tiến hành mọi chuyện với sự thận trọng, người tích cực không để nỗi sợ hãi ngăn cản họ thử những điều mới. Họ nhận ra rằng ngay cả những thất bại cũng là những bước cần thiết để có một cuộc sống thành công. Họ tự tin rằng mình có thể đứng dậy khi vấp ngã bởi những biến cố trong cuộc sống hoặc do sai lầm của chính mình, nhờ niềm tin mãnh liệt vào khả năng phục hồi của bản thân.
Khi bạn cảm thấy tích cực từ bên trong, điều đó giống như bạn đang mỉm cười từ bên trong và nụ cười này có sức lan tỏa. Hơn nữa, những người khác càng ở gần những người tích cực, họ càng có xu hướng mỉm cười nhiều hơn. Người tích cực nhìn thấy được sự nhẹ nhàng trong cuộc sống và có khiếu hài hước ngay cả khi đó là về bản thân họ.
Những người tích cực nhận ra rằng giao tiếp quyết đoán, tự tin là cách duy nhất để kết nối với những người khác trong cuộc sống hàng ngày. Họ tránh những trao đổi mang tính phán xét, giận dữ, và không để cho người khác có lý do để phản ứng lại. Thay vào đó, họ thể hiện bản thân một cách khéo léo. Họ cũng từ chối sở hữu những vấn đề của người khác.
9. Người tích cực nhận ra rằng nếu bạn sống đủ lâu, sẽ có lúc bạn phải chịu những nỗi đau buồn lớn
Một trong những quan niệm sai lầm phổ biến nhất về những người tích cực là để trở nên tích cực, bạn phải luôn vui vẻ. Bất cứ ai có chiều sâu chắc chắn không phải lúc nào cũng hạnh phúc. Buồn bã, giận dữ, thất vọng đều là những cảm xúc thiết yếu trong cuộc sống. Làm thế nào mà bạn có thể phát triển sự đồng cảm với người khác nếu bạn sống một cuộc đời phủ nhận và cảm xúc nông cạn? Những người tích cực không chạy trốn khỏi các cung bậc cảm xúc và chấp nhận rằng một phần của quá trình chữa lành là cho phép bản thân trải nghiệm tất cả các loại cảm xúc, không chỉ là sự hạnh phúc.
10. Người tích cực là người được trao quyền – họ từ chối đổ lỗi cho người khác và không nhận mình là nạn nhân
Những người tích cực hạn chế tương tác với những người độc hại theo bất kỳ cách nào. Họ xác định được các quyền cơ bản của con người và họ quá tôn trọng bản thân để có thể đóng vai nạn nhân. Không có chỗ cho sự thù hận với một suy nghĩ tích cực. Tha thứ giúp họ trở nên tốt đẹp hơn.
Tặng quà, đừng than áp lực vì mình đã nhận rất nhiều niềm vui
Nghĩ sâu xa một chút, quà tặng luôn tạo niềm vui cho cả hai bên, mà vui nhiều nhất chính là người cho.
Còn gì hạnh phúc hơn khi được tặng quà cha mẹ đôi bên (Ảnh minh họa)
Cuối năm là mùa tặng quà. Quà tặng trong phạm vi bài viết này là một thứ gì đó (vật thể hay phi vật thể) được trao cho một người một cách tự nguyện và không có tính chất trao đổi.
Quà tặng thường được dùng để làm cho người nhận được nó hạnh phúc, hoặc thể hiện sự trân trọng, kính trọng của người tặng quà đối với người nhận. Quà tặng cũng có thể biểu hiện lòng biết ơn của người tặng quà đối với người nhận vì những điều mà người được tặng quà đã làm cho họ trong quá khứ.
Quà tặng luôn làm cho người khác vui hoặc bớt buồn. Do đó, không nói đến giá trị vật chất, quà tặng luôn có giá trị to lớn về mặt tinh thần. Thể hiện lòng biết ơn, sự hiếu thảo, chia sẻ giúp đỡ nhau, giúp những người không may mắn...
Để thấy rằng, quà tặng luôn tạo cho cuộc sống thêm phong phú, nhẹ nhàng, tạo cảm hứng sống.
Nghĩ sâu xa một chút, quà tặng luôn tạo niềm vui cho cả hai bên, mà nhiều nhất chính là ở người cho. Thử nghĩ xem, bạn tặng ai đó một món quà, có thể bạn không nhớ, nhưng người nhận sẽ luôn nhớ về bạn mỗi khi nhìn thấy món quả kỷ niệm ấy.
Trong một lá thư viết tay gửi cho tôi hơn 40 năm trước, khi tôi đi học xa, ba tôi viết, có một câu mà tôi nhớ mãi: "Hôm qua, H. ghé nhà, nó tặng con một cái kẹp tóc đẹp lắm. Cái kẹp tóc chờ con hè về". Câu của ba thật bình thường và tôi chắc khi đọc nó ở thời điểm trong quá khứ tôi không thấy xúc động lắm; nhưng bây giờ khi mà ba đã ra người thiên cổ và H. chị họ tôi hiện sống ở nước ngoài, lâu lắm rồi tôi không gặp lại. Tôi chắc chắn H. sẽ không còn nhớ món quà ngày bé thơ ấy, và ngay chính tôi cũng không còn hình dung được cái kẹp tóc có hình thù ra sao, nhưng lá thư của ba gợi tôi nhớ về nhiều người trong quá khứ.
Bạn tặng tôi một cây đàn ghi-ta. Có thể rồi bạn đã không còn nhớ. Nhưng tôi thì không bao giờ quên vì cây đàn hiện hữu trước mặt mỗi khi tôi nhìn thấy nó, hay tôi mang nó ra đàn hát. Thậm chí, đôi lúc tôi còn nghĩ, mình sẽ hát những bài mà bạn ấy thích dù tôi biết bạn không bao giờ biết hay quan tâm đến điều đó.
Cái hạnh phúc của người được tặng quà còn là việc kể với ai khác về món quà. Ta có thể chấp nhận việc họ khoe trong sự hãnh diện vì có người quan tâm tặng quà. Nhưng theo ý tôi, chính người cho mới nhận được nhiều hơn, có thể họ còn nhận được sự cảm mến từ người khác nữa. Ví dụ như, bạn mặc cái áo, có thể bạn không nhớ nó là quà của ai đó tặng bạn, nhưng người bạn của bạn lại nhớ điều này: "Phải cái áo hồi ấy T. tặng cho bồ không?". Nhiêu đó thôi, bạn đã cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều lần. Và người tặng quả cho bạn có thể đã quên, nhưng người ấy hiện hữu trong bạn và bạn của bạn nữa.
Một người bạn khác của tôi, có thói quen, mỗi cuối năm lại mua món gì đó có giá trị gọi là quà tặng cho mình. Anh cho rằng, mình đã làm hết sức vì người thân yêu rồi, Một món quà tự thưởng sau một năm làm việc, còn là tạo cảm hứng cho năm mới. Mình sẽ làm tốt hơn, có điều kiện mua quà nhiều hơn cho người khác. Món quà mà bạn tự tặng có thể là một cái máy hình xịn, thay điện thoại mới, thậm chí mua một chiếc máy bay mô hình về chơi. Bạn nói: "Đam mê chỉ một thời, cảm xúc sẽ thay đổi theo thời gian, vài năm nữa thôi, cảm xúc sẽ không còn".
Ai đó từng nói: "Sống là cho đi". Nghiệm về điều này để thấy rằng, bất cứ ai cũng có thể có điều kiện cho đi và hạnh phúc khi làm được việc cho đi. Và, có một tâm lý rất rõ rằng, người cho đi họ có cái hạnh phúc của sự cho đi. Họ thấy vui vì làm điều cho đi. Nhìn lại, trong thời gian dịch COVID-19 bùng phát, bao tấm lòng sẻ chia từng ký gạo, bó rau, gói mì... Người được tặng vui một, người cho đi vui nhiều hơn. Tôi nghĩ vậy!
Bạn ra chợ mua bó rau, bạn thấy bà cụ đã cao tuổi lắm rồi, bạn không nỡ trả giá mà bạn còn cho thêm. Bạn nhận lấy lời cảm ơn của bà cụ kèm theo ánh mắt vui mừng. Có thể số tiền bạn cho thêm không nhiều, nhưng với bà cụ, niềm vui lớn hơn vì đó còn là tấm lòng của bạn đối với bà. Một điều nhỏ thôi, nhưng tạo nên niềm vui sống cho người khác là có thật!
Vậy đó, đôi khi làm công việc cho đi là lúc ta nhận lại được rất nhiều!
Bà nội nói nhớ cháu nên tôi bế con về chơi, bước vào nhà tôi giật mình khi thấy một người Bước vào nhà, nụ cười trên môi chợt tắt, tôi chết lặng ngay tại chỗ khi thấy người ngồi bên trong. Tôi và chồng cũ kết hôn được 7 năm và mới ly hôn vào năm ngoái. Chúng tôi có một cậu con trai 5 tuổi. Để tranh quyền nuôi con, tôi đã từ bỏ tất cả tài sản, chọn rời đi tay...