10 cuộc chiến “hao người, tốn của nhất” của Mỹ
Sau đây là 10 cuộc chiến “hao người, tốn của nhất” trong lịch sử hơn 200 năm của nước Mỹ, nổi bật là Thế chiến II và chiến tranh Việt Nam.
Chính thức tham chiến vào 8/12/1941, hai năm kể từ khi Thế chiến II bắt đầu nhưng Mỹ đã phải bỏ ra hơn 4.000 tỉ USD và thiệt hại hơn 400.000 quân sĩ. Đây là một trong 10 cuộc chiến “hao người, tốn của nhất” mà nước Mỹ phải gánh chịu Cuộc xung đột ở Iraq và Afghanistan tiêu tốn của Mỹ hơn 1.600 tỉ USD tính đến năm 2010. Trongchiến tranh Việt Nam, cái giá mà Mỹ phải bỏ ra là 738 tỉ USD, hoặc chỉ tính riêng trong năm 1968, chi phí này đã chiếm 2,3% GDP của Mỹ. Cuộc chiến tranh Triều Tiên đã tốn của Mỹ 334 tỉ USD và gần 34.000 binh lính Mỹ thiệt mạng. Tham chiến chính thức vào Thế chiến thứ nhất 3 năm sau khi cuộc chiến bắt đầu nhưng Mỹ đã phải tiêu tốn 334 tỉ USD, tương đương gần 14% GDP nước này vào năm 1919. Chiến tranh vùng Vịnh diễn ra nhanh chóng nhưng nó đã khiến đế quốc số 1 phải bỏ ra 102 tỉ USD, con số này chiếm 0,3% GDP nước Mỹ năm 1991. Cuộc chiến tranh thảm khốc giữa các tiểu bang đã lấy đi sinh mạng của hơn 750.000 binh sĩ. Cái giá cho cuộc nội chiến Mỹ là gần 80 tỉ USD. Cuộc chiến Tây Ban Nha-Mỹ kết thúc nhanh chóng nhưng cái giá mà nền kinh tế số 1 thê giới phải chi ra không phải là nhỏ, 9 tỉ USD. Cuộc chiến giành lại nền độc lập kéo dài gần 9 năm của nhân dân Mỹ từ tay thực dân Anh đã lấy đi của nước này hơn 2,4 tỉ USD và gần 4.500 sinh mạng. Chiến tranh Mexico – Mỹ kéo dài gần hai năm tiêu tốn của Mỹ 2,4 tỉ USD và được xếp vào danh sách những cuộc chiến đắt nhất lịch sử nước Mỹ.
Chính thức tham chiến vào 8/12/1941, hai năm kể từ khi Thế chiến II bắt đầu nhưng Mỹ đã phải bỏ ra hơn 4.000 tỉ USD và thiệt hại hơn 400.000 quân sĩ. Đây là một trong 10 cuộc chiến “hao người, tốn của nhất” mà nước Mỹ phải gánh chịu
Cuộc xung đột ở Iraq và Afghanistan tiêu tốn của Mỹ hơn 1.600 tỉ USD tính đến năm 2010.
Trong chiến tranh Việt Nam, cái giá mà Mỹ phải bỏ ra là 738 tỉ USD, hoặc chỉ tính riêng trong năm 1968, chi phí này đã chiếm 2,3% GDP của Mỹ.
Cuộc chiến tranh Triều Tiên đã tốn của Mỹ 334 tỉ USD và gần 34.000 binh lính Mỹ thiệt mạng.
Video đang HOT
Tham chiến chính thức vào Thế chiến thứ nhất 3 năm sau khi cuộc chiến bắt đầu nhưng Mỹ đã phải tiêu tốn 334 tỉ USD, tương đương gần 14% GDP nước này vào năm 1919.
Chiến tranh vùng Vịnh diễn ra nhanh chóng nhưng nó đã khiến đế quốc số 1 phải bỏ ra 102 tỉ USD, con số này chiếm 0,3% GDP nước Mỹ năm 1991.
Cuộc chiến tranh thảm khốc giữa các tiểu bang đã lấy đi sinh mạng của hơn 750.000 binh sĩ. Cái giá cho cuộc nội chiến Mỹ là gần 80 tỉ USD.
Cuộc chiến Tây Ban Nha-Mỹ kết thúc nhanh chóng nhưng cái giá mà nền kinh tế số 1 thê giới phải chi ra không phải là nhỏ, 9 tỉ USD.
Cuộc chiến giành lại nền độc lập kéo dài gần 9 năm của nhân dân Mỹ từ tay thực dân Anh đã lấy đi của nước này hơn 2,4 tỉ USD và gần 4.500 sinh mạng.
Chiến tranh Mexico – Mỹ kéo dài gần hai năm tiêu tốn của Mỹ 2,4 tỉ USD và được xếp vào danh sách những cuộc chiến đắt nhất lịch sử nước Mỹ.
Theo_Kiến Thức
Poroshenko quyết đối đầu Nga hay chiêu bài lợi ích?
Tổng thống Poroshenko ngày càng đối đầu quyết liệt với Nga, còn với tư cách một doanh nhân ông vẫn ăn nên làm ra bất chấp chiến tranh tàn phá đất nước.
Thêm đòn khiêu khích
Ngày 30/5, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã bổ nhiệm cựu Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili làm Thống đốc vùng Odessa có vị trí chiến lược.
Tổng thống Poroshenko công bố thông báo bổ nhiệm trong một sự kiện được truyền hình tại thành phố cảng Odessa bên bờ Biển Đen.
Đứng bên cạnh ông Saakashvili, Tổng thống Ukraine đã gọi vị cựu lãnh đạo Gruzia là "một người bạn lớn của Ukraine".
Động thái của Tổng thống Ukraine dường như là một đòn khiêu khích mới nhằm vào Nga bởi điều được báo chí quốc tế đặc biệt chú ý là ông Saakashvili từng lãnh đạo một cuộc chiến chống lại Nga hồi năm 2008.
Tổng thống Poroshenko (trái) trao hộ chiếu mang quốc tịch Ukraine cho ông Saakashvili
Hồi giữa tháng 5, Tổng thống Petro Poroshenko cũng đã chọn ông John McCain, một Thượng nghị sỹ Mỹ thuộc phe diều hâu, người từng hối thúc chính quyền Washington cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine, làm cố vấn.
Ukraine xúc tiến thành lập một hội đồng cố vấn nhằm giúp quốc gia Đông Âu này tiến hành các chương trình cải cách và gây dựng sự ủng hộ mang tính toàn cầu dành cho Ukraine. Hội đồng này sẽ do ông Saakashvili đứng đầu và sẽ bao gồm nghị sĩ châu Âu Elmar Brok và nhà kinh tế Anders Aslund.
Trong hội đồng này còn có cựu Thủ tướng Thụy Điển Carl Bildt, người từng lớn tiếng chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ông John McCain sau đó đã từ chối với tuyên bố: "Tôi vinh dự được mời tham gia Hội đồng cố vấn quốc tế về cải cách của Ukraine, một diễn đàn thảo luận cách thức đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Ukraine cũng như ủng hộ tương lai dân chủ của nước này trước cuộc xâm lược của Nga.
Tuy nhiên, do những điều khoản trong Hiến pháp Mỹ liên quan đến sự tương tác giữa thành viên Quốc hội với các chính phủ nước ngoài, tôi buộc phải từ chối lời mời này".
Ông Poroshenko tuyên bố sẽ phát động cuộc chiến tranh thực sự chống Nga
Ngoài việc mời các nhân vật "chống Nga" can dự vào Ukraine, đích thân ông Poroshenko cũng đưa ra những tuyên bố rất cứng rắn nhằm vào Moskva. Điển hình là hôm 20/5, ông Poroshenko lớn tiếng sẽ phát động một "cuộc chiến tranh thực sự" chống lại những "kẻ xâm lược người Nga".
Phát biểu trên đài BBC, ông Poroshenko nói: "Đây không còn là cuộc chiến với những kẻ li khai được Nga hậu thuẫn nữa, mà đây chính là cuộc chiến tranh thực sự với nước Nga. Việc chúng tôi bắt giữ được các binh lính thuộc lực lượng đặc nhiệm Nga là bằng chứng rõ ràng cho điều đó".
Trước đó, ngày 30/4, phát biểu trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình STB, ông Poroshenko tuyên bố chiến tranh sẽ kết thúc chỉ khi Donbass và Crimea quay trở lại nước này.
Có vẻ như ông "vua chocolate" này không đoái hoài gì tới tình cảnh khốn cùng của đất nước do chiến tranh và cũng không thực sự có ý muốn kết thúc cuộc chiến càng sớm càng tốt.
Ông Poroshenko thậm chí còn lấy Hàn Quốc hay Israel ra "làm gương". Theo ông, "Hàn Quốc phải trải qua nhiều thập kỷ trong tình trạng chiến tranh với nước láng giềng miền Bắc và phải thực thi những biện pháp kiên quyết trong thời gian dài".
Ông Poroshenko cũng đề cập tới Israel, nước hơn 30 năm trong tình trạng chiến tranh và nhấn mạnh: "Thời điểm kết thúc chiến tranh sẽ phụ thuộc vào việc lấy lại (Donbass và Crimea). Cần bao nhiêu thời gian và nỗ nực? Thời gian sẽ mách bảo. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không thỏa hiệp đường hướng này".
Theo_Báo Đất Việt
Báo Trung Quốc cảnh báo chiến tranh với Mỹ ở biển Đông Tờ Thời báo Hoàn cầu hôm 25-5 cảnh báo một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ ở biển Đông là không tránh khỏi trừ khi Washington ngưng đòi hỏi Bắc Kinh xây đảo nhân tạo tại đây. Trong một bài xã luận, tờ báo cho biết Trung Quốc nhất định hoàn thành dự án xây dựng các đảo nhân tạo ở...