10 công việc lạ lùng được nhận lương khủng đến khó tin
Rót rượu lên mặt để chụp ảnh hay đặt từ khóa tìm kiếm cho phim hay trả lương chỉ để ngủ là những công việc độc đáo bậc nhất trên thế giới.
1. Đặt tên cho sơn móng tay
Mỗi loại sơn móng tay đều được đặt tên riêng khá mỹ miều. Các công ty như Essie hay Opi đều nghĩ ra rất nhiều cái tên hấp dẫn cho từng màu sản phẩm, như Leading Lady, Funny Bunny hay Navigate Her.
Đằng sau chúng là cả một đội ngũ chuyên đặt tên, thường bao gồm khoảng 6 người.
Đây là công việc phù hợp với những người có năng khiếu ngôn ngữ, sáng tạo và có khả năng nhìn màu tốt. Bạn có thể nghĩ đây là việc đơn giản. Nhưng khi các hãng năm nào cũng ra màu mới, duy trì sức sáng tạo là điều không hề dễ dàng.
2. Lặn vớt bóng golf chuyên nghiệp
Rất nhiều người nghĩ rằng trên sân golf, bóng rơi xuống nước là bỏ đi. Tuy nhiên, các sân luôn có một đội chuyên lặn để vớt chúng lên. Việc này không hề giống lặn biển bởi môi trường khá bẩn và lạnh.
Tuy nhiên, lương của những thợ lặn chuyên nghiệp có thể lên đến 100.000 USD một năm.
3. Xếp hàng chuyên nghiệp
Đây là công việc cho những người không ngại chờ đợi, hoặc những người muốn có nghề nghiệp ít dùng đến trí não nhất có thể.
Công việc này luôn trở nên đắt khách trong các đợt giảm giá lớn, như Black Friday hay Apple bắt đầu bán sản phẩm mới. Những người xếp hàng chuyên nghiệp có thể kiếm trung bình 1.000 USD mỗi tuần.
4. Trở thành tiên cá
Trên thế giới có rất nhiều người làm tiên cá. Thậm chí có cả lớp đào tạo làm nghề này. Họ thường được thuê biểu diễn tại các sự kiện có bể bơi.
5. Trải nghiệm thiên đường trên đảo
Video đang HOT
Từ chính xác nhất để mô tả công việc này là nghỉ mát dài ngày. 35.000 người đã nộp đơn vào vị trí này và Ben Southall là một trong những người may mắn được nhận.
Những gì anh phải làm hằng ngày chỉ là bơi lội, khám phá và thư giãn tại đảo Hamilton (Australia). Sau đó, anh sẽ viết blog về những trải nghiệm của mình để quảng bá về hòn đảo này. Trong 6 tháng ở đây, Southall đã được trả 150.000 USD và đó là con số không hề nhỏ.
6. Viết từ khóa tìm kiếm cho phim
Công việc này đòi hỏi bạn xem phim cả ngày và dễ dàng đến mức bạn thậm chí chẳng phải ra khỏi ghế. Hãng dịch vụ xem phim trực tuyến Netflix sẽ trả tiền để bạn gắn nhãn các bộ phim và show truyền hình. Việc này sẽ giúp người xem dễ tìm kiếm hơn và Netflix cũng dễ dàng gợi ý nội dung tiếp theo hơn.
7. Nếm thử kem
Nếu là người thích kem và có khả năng ngôn ngữ tốt, đây chính là công việc dành cho bạn. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là nếm các loại kem khác nhau và đặt cho chúng một cái tên phù hợp. Nghe có vẻ giống như đặt tên cho sơn móng tay vậy.
8. Trả lương để ngủ
NASA thường thuê “những người ngủ chuyên nghiệp” để tham gia các thử nghiêm khoa học. Công việc này thường được coi là việc làm trong mơ. Bởi với mức thu nhập 60.000 USD/năm, chắc chắn bạn sẽ chỉ muốn ngủ để kiếm sống.
Tuy nhiên, công việc này không hề đơn giản như vẻ bề ngoài. Có vô số người nộp đơn nhưng chỉ có một số ít người có quyền được ngủ trong khi làm việc.
9. Thử bao cao su
Durex Australia thường có khoảng hơn 200 vị trí cho công việc này. Tuy nhiên, nó không phải một nghề có thể giúp bạn kiếm tiền bởi công việc hầu như không có lương. Trên thực tế, Durex sẽ cho bạn chọn số sản phẩm trị giá 60 USD, dùng thử và viết cảm nhận.
10. Rót rượu champagne lên mặt
Kirill Bichutsky là cái tên khá nổi tiếng tại Mỹ. Thợ ảnh chuyên chụp các bữa tiệc này được các hộp đêm trả khá nhiều tiền chỉ để rót rượu lên mặt các cô gái và chụp lại khoảnh khắc này.
Theo_24h
Brexit sẽ là "ngòi nổ" cho một cuộc khủng hoảng toàn cầu
Người Anh có thể vui mừng nếu rời EU nhưng các chuyên gia lại lo ngại rằng Brexit sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu như năm 2008 và giúp Trump trở thành tổng thống Mỹ.
Ngày hôm nay 23/6, nước Anh sẽ đi vào lịch sử khi bước vào cuộc trưng cầu dân ý về việc ở lại hay rút ra khỏi Liên minh châu Âu. Một kết quả đồng thuận cho việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu sẽ gây nên nhiều lo ngại cho giới chính trị cũng như tài chính quốc tế.
Nhiều chuyên gia cho rằng sự kiện lớn này sẽ có tác động sâu sắc đến nền chính trị và kinh tế trên toàn thế giới, bởi Anh là quốc gia chiếm đến 2,4% tỷ trọng GDP toàn cầu.
Nội bộ châu Âu đang có sự bất đồng sâu sắc.
Những người đồng thuận rời khỏi EU nêu quan điểm rằng việc Anh tự lập có thể giúp tiết kiệm hàng tỷ USD phí thành viên, giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn các tuyến biên giới và giải phóng các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Anh khỏi các quy định của EU, rũ bỏ được vấn đề phải "cưu mang" những người nhập cư đến từ các làn sóng di cư thời gian qua.
Nhóm những người có tư tưởng này đã không ngừng lớn mạnh trở thành một phong trào đến mức trong cuộc tranh cử năm 2013, Thủ tướng David Cameron phải nghiêm túc coi trọng vấn nguyện vọng này và cam kết sẽ tiến hành trưng cầu dân ý về tương lai của Anh tại EU nếu đắc cử nhiệm kỳ hai.
Sự nhượng bộ đã giúp ông đánh bại các nhân vật có tư tưởng cứng rắn khác trong đảng và giờ đây ông Cameron sẽ phải thực hiện lời hứa của mình. Quan điểm của Cameron là muốn nước Anh ở lại EU, cho đến khi nào liên minh còn "chiều" theo những yêu cầu và đề xuất từ quốc gia này.
Đọc thêm> Trung Quốc nín thở theo dõi và sẽ đau khổ nhất nếu Anh rời EU
Tuy nhiên cả hai đang có những bất đồng với nhau trong vấn đề người di cư khi Anh muốn hoãn việc chi trả phúc lợi cho những người di cư EU nếu họ có thâm niên làm việc dưới 4 năm tại Anh.
Động thái của Anh chính là muốn chặn lại dòng người di cư từ các nước EU khác sang Anh và xin hưởng các phúc lợi về việc làm, nhà ở. Trong khi phía Liên minh châu Âu không hài lòng với điều này.
Đối với EU, việc Anh xem xét rút khỏi EU bộc lộ sự chia rẽ sâu sắc của nội bộ liên minh, các chuyên gia cho rằng quyết định rời EU của Anh có thể đẩy liên minh gồm 27 thành viên đi đến chỗ sụp đổ.
Ai là người muốn đưa nước Anh ra khỏi EU?
Anatole Kaletsky, chủ tịch Gavekal Dragonomics, chuyên gia bình luận các vấn đề quốc tế của NewYork Times nhận định rằng: "Brexit - Anh rời EU" đang trên đường trở thành một phong trào dân túy nổi bật trên toàn cầu.
Lực lượng này chủ yếu bao gồm các cử tri lớn tuổi, những người thu nhập thấp và trình độ giáo dục không cao. Trước những bất mãn trong cuộc sống cũng như nhằm mục đích đòi hỏi quyền lợi về cho mình, họ đứng lên bác bỏ những lời hoa mỹ của các chính trị gia cũng như các chuyên gia kinh tế đang "vẽ" lên những viễn cảnh tươi đẹp của quốc gia.
Điều họ cần là những hành động thực tế mang lại lợi ích cho người dân. Người ta so sánh những người thuộc nhóm này có những tính chất nổi bật giống với những cử tri ủng hộ Donald Trump ở Mỹ.
Người Anh vẫn phân vân trong việc đi hay ở.
Theo các cuộc thăm dò cho thấy, những người bỏ phiếu rời khỏi EU với tỷ lệ 65% đa phần đều trên 60 tuổi và không tốt nghiệp cấp 3, thuộc tầng lớp lao động tay chân. Ngược lại những cử tri đồng ý "giữ" Anh ở lại với tỷ lệ bỏ phiếu lên tới 60% đều là những cá nhân dưới 40 tuổi, đã tốt nghiệp đại học và có công việc tốt.
Một thực tế cho thấy rằng ở cả Anh, Mỹ hay Đức, những phong trào dân túy nổ ra không chỉ bởi những mâu thuẫn về hệ tư tưởng hay nhận thức mà còn phụ thuộc cả vào thực trạng nền kinh tế.
Tỷ lệ thất nghiệp của cả 3 quốc gia nói trên đều đã có những tín hiệu phục hồi tốt trong những năm gần đây khi giữ vững ở mức khoảng 5%. Tuy nhiên, nhiều công việc được trả mức lương bèo bọt, cùng với đó vấn đề người nhập cư từ các nước EU gần đây đang trở thành gánh nặng cho xã hội.
Sự thiếu tin tưởng vào các lãnh đạo doanh nghiệp, các chính trị gia có tiếng nói, và các chuyên gia kinh cũng khiến cho cử tri bỏ ngoài tai các cảnh báo rằng Anh sẽ không thể phục hồi lại nền thịnh vượng của mình một khi rời EU.
Tại Anh, sau ba tháng tranh luận về Brexit, chỉ có 37% cử tri đồng tình rằng nước Anh sẽ tồi tệ hơn về mặt kinh tế nếu rời khỏi EU - giảm từ mức 38% một năm trước đây.
Xem thêm> Anh rời EU: Putin nên vui hay buồn?
Nói cách khác, tất cả các báo cáo đồ sộ do Quỹ Tiền tệ Quốc tế, OECD, Ngân hàng Thế giới, chính phủ Anh và Ngân hàng Trung ương Anh - cảnh báo về thiệt hại đáng kể do Brexit gây nên đều không thể làm lay chuyển được người dân quốc gia này. Người Anh vốn nổi tiếng thích tranh luận và không dễ dàng nhượng bộ.
Thay vì cố gắng bác bỏ cảnh báo của các chuyên gia với các phân tích, lập luận chi tiết, Boris Johnson, người đứng đầu chiến dịch Brexit đã trả lời với phong cách ồn ào và bất cần như nhà tài phiệt Trump rằng: "Tại sao vẫn còn những người phân vân về việc ở lại? Tôi tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Các chuyên gia đều đã từng sai lầm trong quá khứ và giờ họ đang sai lầm thêm một lần nữa".
Lời phát ngôn được coi như một đòn tấn công trực diện đối với giới tinh hoa chính trị ở Anh. Tuy nhiên hiệu quả của phát ngôn này đến đâu nước Anh sẽ chỉ biết được sau khi cuộc trưng cầu kết thúc.
Brexit sẽ thay đổi cục diện cuộc bầu cử Mỹ?
Bên cạnh đó các chuyên gia nêu quan điểm rằng, với tính chất "dân túy" tương đồng của mình, kết quả cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh rời khỏi EU sẽ có tác động đến cả cuộc bầu cử Mỹ và nhân vật chính hưởng lợi ở đây chính là Donald Trump.
Donald Trump sẽ hưởng lợi nhờ Brexit?
Mặc dù đối với các doanh nghiệp, chính trị gia và thị trường tài chính trên cả hai bờ Đại Tây Dương đều cho rằng những biểu hiện cực đoan của cử tri không hoàn toàn phản ánh cách họ sẽ thực sự bỏ phiếu khi các nhà phân tích và các nhà đầu tư đều đặt tỷ lệ cược thấp cho chiến thắng của những người theo Brexit và xác suất Trump giành thắng lợi chỉ vào khoảng 25%. Nhưng thực tế các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy tỷ lệ này đang tăng mạnh và lên đến mức 50%.
Các chuyên gia cho rằng không hẳn cử tri Mỹ sẽ bị ảnh hưởng từ phong trào dân túy từ Vương quốc Anh, tuy nhiên ngoài tất cả những điểm tương đồng về kinh tế, con người và xã hội - quan điểm bỏ phiếu ở Mỹ và Anh đang phải đối mặt với những thách thức dường như rất giống nhau, đó là sự mất niềm tin đối với nền chính trị truyền thống và hệ thống hai đảng thống trị.
Nhiều ý kiến lo ngại rằng, nếu Brexit hay nói rõ hơn là một phong trào dân túy giành chiến thắng trong một đất nước vốn được coi là nơi ổn định và nổi tiếng về sự "lãnh đạm chính trị" như Anh thì ngay lập tức thị trường tài chính và các doanh nghiệp trên toàn thế giới sẽ gặp phải những biến động không nhỏ bởi những phong trào dân túy khác có thể bùng nổ bất cứ lúc nào ở phần còn lại của châu Âu và cả Mỹ.
Sự lo lắng của giới doanh nghiệp, tài chính về điều này cũng sẽ khiến họ tung ra những định hướng, chính sách mới làm thay đổi thực tại kinh tế. Như trong năm 2008, thị trường tài chính rối loạn do những lo ngại về các vấn đề kinh tế toàn cầu cũng như giá nhiên liệu ở ngưỡng cao đã là yếu tố thúc đẩy cho những cuộc nổi dậy chính trị ở nhiều quốc gia.
Các mối đe dọa hiện hữu như vậy có nghĩa là một cuộc bỏ phiếu Brexit chiến thắng có thể là chất xúc tác cho một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Khi đó, những người lao động bị mất việc làm, những người về hưu bị mất tiền tiết kiệm của họ, và những người mua nhà đang bị mắc kẹt trong các khoản nợ sẽ không thể đổ lỗi cho các ngân hàng. Những người bỏ phiếu cho những biến động dân túy chỉ có thể tự trách mình khi cuộc cách mạng của họ vốn đã đi sai ngay từ đầu.
Minh V.
Theo_Người Đưa Tin
Niger phát hiện 34 thi thể trên sa mạc Sahara Hôm nay, 16/6, hãng tin BBC trích dẫn một thông cáo của chính phủ Niger cho biết, các nhà chức trách nước này đã phát hiện 34 thi thể người nhập cư, trong đó có 20 trẻ em ở sa mạc Sahara, gần biên giới với Algeria. Khu vực tìm thấy các thi thể gần thị trấn Assamakka.Theo Bộ trưởng Nội vụ Bazoum...