10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: TTB lại ‘nằm’ sàn liên tiếp
Thêm một tuần giao dịch nữa nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn giao dịch không có quá nhiều điểm nổi bật, trong khi đó, nhóm vốn hóa vừa và nhỏ tiếp tục ghi nhận nhiều mã biến động đột biến. TTB của Tập đoàn Tiến Bộ tiếp tục gây thất vọng khi giảm đến 30,3% trong tuần cuối cùng của tháng 11.
Thị trường tiếp tục rung lắc mạnh trong tuần giao dịch cuối tháng 11. Nhóm cổ phiếu trụ cột phân hóa rất mạnh đã khiến các chỉ số thị trường biến động trong biên độ hẹp. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index đứng ở mức 970,75 điểm, giảm 0,72% so với tuần trước đó. Tương tự, HNX-Index cũng giảm 0,57% xuống 102,5 điểm.
Thêm một tuần giao dịch nữa nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn giao dịch không có quá nhiều điểm nổi bật, trong khi đó, nhóm vốn hóa vừa và nhỏ tiếp tục ghi nhận nhiều mã biến động đột biến.
Trên sàn HoSE, đứng đầu danh sách tăng giá là cổ phiếu YBM của Khoáng sản Công nghiệp Yên Bái với gần 40%. Trong tuần, cổ phiếu YBM đã có trọn vẹn 5 phiên tăng trần từ 3.760 đồng/cp lên thành 5.260 đồng/cp. Việc cổ phiếu YBM bất ngờ bứt phá mạnh thời gian qua bất chấp thông tin HĐQT công ty mới thông qua việc rời ngày thanh toán cổ tức năm 2018 bằng tiền sang 31/7/2020, trong khi thông báo cũ là 29/11/2019. Lý do gia hạn được đưa ra là công ty đang tập trung nguồn tiền thanh toán các khoản công nợ, đầu tư nhà máy nên công ty cần có thêm thời gian thu xếp nguồn tiền chi trả cổ tức.
Tiếp sau đó, cổ phiếu HVX của Xi măng Vicem Hải Vân cũng tăng mạnh 28,4%. Cổ phiếu HVX trong tuần có 4 phiên tăng trần và một phiên đi ngang. Thanh khoản của cổ phiếu này duy trì ở mức rất thấp với nhiều phiên chỉ khớp lệnh vỏn vẹn 10 cổ phiếu.
Trong danh sách tăng giá sàn HoSE tuần qua còn có những cái tên đáng chú ý như DCL của Dược phẩm Cửu Long, LAF của Chế biến Hàng xuất khẩu Long An, VRC của Bất động sản và Đầu tư VRC, HVG của Hùng Vương.
Ở chiều ngược lại, TTB của Tập đoàn Tiến Bộ tiếp tục gây thất vọng khi giảm đến 30,3% trong tuần cuối cùng của tháng 11. Cổ phiếu TTB đã có cả 5 phiên giảm sàn trong tuần dù vậy so với đợt lao dốc trước đó, thanh khoản của cổ phiếu này đã có sự cải thiện hơn và không đến nỗi rơi vào tình trạng mất thanh khoản. Cổ phiếu TTB sau chuỗi 8 phiên giảm sàn trước đó đã hồi phục trở lại duy nhất ở phiên 20/11 nhờ thông tin mua lại cổ phiếu quỹ, dù vậy, cổ phiếu này cũng quay lại chu kỳ giảm ngay sau đó.
Video đang HOT
TTB cũng là cổ phiếu duy nhất sàn HoSE giảm giá trên 20%. Trong khi đó, đứng thứ 2 trong danh sách giảm giá sàn này là VPK của Bao bì dầu thực vật với 16,7%.
Tại sàn HNX, VTJ của Thương mại và Đầu tư Vinataba tăng giá mạnh nhất với 41,8%. Kể từ giữa tháng 11 đến nay, giá cổ phiếu VTJ đã tăng trên 50% dù công ty này báo lỗ gần 1 tỷ đồng trong quý III. Tuy nhiên, 9 tháng đầu năm 2019 Thương mại và Đầu tư Vinataba vẫn lãi sau thuế 12,8 tỷ đồng, tăng đột biến so với số lỗ hơn 6,3 tỷ đồng ghi nhận cùng kỳ năm ngoái.
Cổ phiếu HBE của Sách – Thiết bị trường học Hà Tĩnh đứng thứ 2 trong danh sách tăng giá sàn HNX với 30,1%. Mới đây, Công ty TNHH MTV Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam đăng ký bán hơn 1,1 triệu cổ phiếu tương ứng gần 50% vốn của HBE. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ 28/11 đến 27/12.
Trong khi đó, đứng đầu danh sách giảm giá sàn này là VNT của Giao nhận Vận tải Ngoại thương với 34,1%. Vừa qua, Kế toán trưởng công ty là bà Đỗ Thị Thu Hiền và một loạt người có liên quan đăng ký bán tổng cộng 43.200 cổ phiếu VNT.
Tiếp sau đó, cổ phiếu NRC của Bất động sản Netland cũng giảm đến 24,4% chỉ sau một tuần giao dịch bất chấp việc ngày 29/11 công ty chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2018 với tỷ lệ 5%/cổ phiếu (01 cổ phiếu được nhận 500 đồng). Ngày thực hiện 10/12.
Tại sàn UPCoM, ‘tân binh’ PBC của Dược phẩm Trung ương I – Pharbaco gây ấn tượng nhất khi tăng đến 108% chỉ sau một tuần giao dịch. Cổ phiếu PBC chính thức giao dịch ở sàn UPCoM từ 26/11 với giá tham chiếu 11.500 đồng/cp, sau đó, cổ phiếu này đã có 3 phiên tăng trần liên tiếp và chỉ chịu điều chỉnh trở lại trong phiên cuối tuần với mức giảm sàn về 18.100 đồng/cp. Tuy nhiên, sàn UPCoM sẽ lấy bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục của phiên hôm trước làm giá tham chiếu cho phiên sau đó nên cổ phiếu này vẫn ở mức khá cao với 23.960 đồng/cp.
Tiếp sau đó, cổ phiếu FRC của Lâm đặc sản Xuất khẩu Quảng Nam và DTN của Diêm Thống Nhất đều tăng giá trên 70%.
Chiều ngược lại, sàn UPCoM tuần qua ghi nhận đến 5 mã đều có mức giảm 40% bao gồm ABR của Đầu tư Nhãn hiệu Việt, BLN của Vận tải và Dịch vụ Liên Ninh, CNH của Cảng Nha Trang, DAC của Viglacera Đông Anh và DTB của Công trình Đô thị Bảo Lộc. Đáng chú ý, cả 5 cổ phiếu này đều chung một đặc điểm là rất hiếm khi có giao dịch. Trong tuần, cả 5 cổ phiếu nói trên đều chỉ có duy nhất 1 phiên giao dịch và biên độ là 40% do trước đó các cổ phiếu này không có giao dịch trong 25 phiên liên tiếp.
Theo Bình An/NDH
Tiếp tục bán thỏa thuận 10 triệu cổ phiếu GTNfoods, Invest Đại Tây Dương "bỏ túi" 187 tỷ đồng
Sau nhiều đợt bán ra, Invest Đại Tây Dương đã thu về gần 700 tỷ đồng và còn bán tiếp 5 triệu cổ phiếu GTN nữa mới đủ số cổ phiếu đăng ký trước đó.
Ảnh minh họa.
CTCP Invest Tây Đại Dương vừa thông báo đã bán ra 10 triệu cổ phiếu của CTCP GTNfoods (mã GTN) thông qua 2 đợt gồm hơn 3 triệu cổ phiếu GTN vào phiên giao dịch 25/11 và gần 7 triệu cổ phiếu GTN vào phiên ngày 26/11. Sau giao dịch Invest Tây Đại Dương còn sở hữu 35 triệu cổ phiếu, ứng 14% vốn GTN.
Trong 2 phiên giao dịch 25 - 26/11, cổ phiếu GTN xuất hiện các giao dịch thỏa thuận với số lượng đúng bằng lượng cổ phiếu Invest Đại Tây Dương đã bán ra. Tổng giá trị giao dịch lên đến 187 tỷ đồng.
Động thái bán ra lần này nằm trong kế hoạch bán 41,3 triệu cổ phiếu GTN được Invest Đại Tây Dương đăng ký trong khoảng thời gian từ 9/11 - 8/12/2019 thông qua phương thức khớp lệnh, thỏa thuận hoặc các phương thức khác.
Trước đó, trong 2 ngày 11 - 12/11, Invest Đại Tây Dương cũng đã bán 26,3 triệu cổ phiếu GTN theo phương thức thỏa thuận. Như vậy, sau nhiều đợt bán ra, cổ đông này đã thu về gần 700 tỷ đồng và còn bán tiếp 5 triệu cổ phiếu GTN nữa.
Ở chiều ngược lại, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk - mã VNM) mới đây đã mua thêm 6,6 triệu cổ phiếu GTN trong ngày 6/11 qua đó tỷ lệ sở hữu tại GTNfoods từ 40,53% lên 43,15%, tương 107,9 triệu cổ phiếu.
Trên thi trường, sau thông tin Vinamilk muốn "thâu tóm", cổ phiếu của doanh nghiệp đang sở hữu thương hiệu Mộc Châu Milk diễn biễn khá tích cực. Cổ phiếu GTN bắt đầu tăng mạnh từ cuối tháng 2 qua đó leo lên hơn 20.000 đồng/cổ phiếu, gấp đôi trong chưa đến một tháng. Sau đó cổ phiếu này có nhịp điều chỉnh khá mạnh trước khi "lầm lũi" đi lên trong nhiều tháng qua. Hiện thị giá GTN đang dừng ở 20.950 đồng/cổ phiếu, tương đương vốn hóa hơn 5.200 tỷ đồng.
THANH HÀ
Theo Bizlive.vn
Những cổ phiếu một thời...: VSP - Con tàu mắc cạn Những khó khăn của thị trường vận tải biển từ sau khủng hoảng kinh tế 2008 đến nay, đã đẩy CTCP Vận tải biển và Bất động sản Việt Hải (VPS) vào tình cảnh hết sức khó khăn. Thậm chí, những nỗ lực tái cơ cấu không hiệu quả đã góp phần đẩy doanh nghiệp mắc cạn trên... đống nợ xấu. Sóng tăng...