10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Tâm điểm nhóm vừa và nhỏ
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ có một tuần giao dịch sôi động với sự bùng nổ của một số mã. Biên độ giảm của các cổ phiếu trên thị trường cũng không quá lớn.
VN-Index kết thúc tuần đứng ở mức 989,2 điểm, tương ứng giảm 0,27% so với tuần trước đó. HNX-Index duy trì được sắc xanh nhẹ với mức tăng 0,21% lên 105,48 điểm. Các cổ phiếu lớn tiếp tục có một tuần giao dịch phân hóa mạnh, trong khi đó, nhóm vốn hóa vừa và nhỏ giao dịch sôi động.
Trên sàn HoSE, đứng đầu danh sách tăng giá là cổ phiếu FLC của Tập đoàn FLC với gần 40%. Trong tuần, FLC đã có trọn vẹn cả 5 phiên tăng trần. Ở ba phiên cuối tuần, thanh khoản cổ phiếu FLC bùng nổ, chỉ riêng phiên 16/10, FLC đã khớp lệnh lên đến 30,7 triệu cổ phiếu. Cổ phiếu FLC bùng nổ sau thông tin Hãng hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) dự kiến sẽ niêm yết ngay trong quý đầu tiên của năm tới. Vốn hóa kỳ vọng lên đến 1 tỷ USD khi lên sàn.
Bên cạnh đó, FLC đã có thông báo 24/10 sẽ chốt danh sách thực hiện phát hành gần 300 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1000:422, giá thực hiện 10.000 đồng/cp.
Đứng sau FLC là cổ phiếu HOT của Du lịch – Dịch vụ Hội An với mức tăng gần 39%. Giá cổ phiếu HOT tăng từ 34.550 đồng/cp lên thành 38.000 đồng/cp với nền thanh khoản thấp chỉ khoảng vài trăm cổ phiếu được khớp lệnh mỗi phiên.
Cổ phiếu HAX của Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh cũng tăng 31,4% chỉ sau 1 tuần giao dịch nhờ thông tin công ty thành lập Ban tư vấn cao cấp để đàm phán với The Class Hyosung (thuộc tập đoàn Hyosung Hàn Quốc) sau khi nhận được Thư đề nghị mua cổ phiếu của đối tác này. Trước đó HĐQT HAX đã thông qua việc giao Tổng Giám đốc nghiên cứu các thủ tục hành chính về việc tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 49% đến 100%.
Chiều ngược lại, đứng đầu danh sách giảm giá sàn HoSE là VPK của Bao bì dầu thực vật với 19,2%. Tiếp sau đó là FDC của Ngoại thương và phát triển đầu tư TP HCM với mức giảm 15%. Thông tin khiến cổ phiếu FDC giảm mạnh là việc công ty công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2019. Ngày chốt danh sách cổ đông là 4/10 và thời gian lấy ý kiến từ 14/10 đến 24/10.
Video đang HOT
HĐQT trình cổ đông điều chỉnh kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 2019 từ 966 tỷ về 349 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm từ 376,6 tỷ về 69 tỷ đồng; tương ứng tỷ lệ giảm 64% và 81,6%. Kế hoạch kinh doanh của công ty mẹ cũng giảm mạnh với doanh thu giảm 85,6% về 96 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm 80% về 76,4 tỷ đồng. Đồng thời, công ty cũng giảm tỷ lệ chia cổ tức dự kiến 50% vốn điều lệ về 0%.
Ở sàn HNX, cổ phiếu CLM của Xuất nhập khẩu Than – Vinacomin tăng mạnh nhất với 32,3%. Trong tuần, CLM đã có 3 phiên tăng trần nhưng đều chỉ khớp lệnh 100 cổ phiếu và 2 phiên không có giao dịch. Một cổ phiếu khác cũng tăng giá trên 30% đó là PGT của PGT Holdings. Cổ phiếu PGT dù có thanh khoản nhỉnh hơn CLM nhưng vẫn ở mức rất thấp với chỉ vài nghìn cổ phiếu được khớp lệnh mỗi phiên.
Trong khi đó, cổ phiếu C69 của Xây dựng 1369 giảm giá mạnh nhất sàn HNX với 21,7%, đây cũng là mã duy nhất ở sàn HNX giảm giá hơn 20% sau 1 tuần giao dịch.
Tại sàn UPCoM, cổ phiếu BAL của Bao bì Bia – R*ượu – Nước giải khát và SJM của Sông Đà 19 chia sẻ hai vị trí dẫn đầu về mức tăng giá và đều là 60%. Hai cổ phiếu này đều nằm trong diện thanh khoản rất thấp và không có thông tin gì hỗ trợ trong thời gian gần đây.
Chiều ngược lại, cổ phiếu HHA của Văn phòng phẩm Hồng Hà giảm giá mạnh nhất với 40%.
Theo Bình An
NDH
Khối ngoại sàn HoSE bán ròng tuần thứ 5 liên tiếp, 'xả' mạnh bộ ba cổ phiếu họ 'Vin'
Khối ngoại trên HoSE bán ròng 5 tuần phiên tiếp với tổng giá trị là 2.171 tỷ đồng. Khối ngoại sàn UPCoM mua ròng 20 tuần liên tiếp đạt 945 tỷ đồng. Bộ ba cổ phiếu họ "Vin" là VIC, VRE và VHM bị khối ngoại bán ròng mạnh.
Thị trường tiếp tục biến động giằng co tích lũy với nền thanh khoản thấp trong tuần từ 14-18/10. Chốt phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index đứng ở mức 989,2 điểm, tương ứng giảm 0,27% so với tuần trước đó. HNX-Index duy trì được sắc xanh nhẹ với mức tăng 0,21% lên 105,48 điểm.
Điểm tích cực trong tuần là việc khối ngoại quay trở lại mua ròng dù giá trị không lớn. Tính trên toàn thị trường, khối ngoại mua vào 68,9 triệu cổ phiếu, trị giá 2.339,8 tỷ đồng, trong khi bán ra 70 triệu cổ phiếu, trị giá 2.325,2 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt 1,25 triệu cổ phiếu, nhưng tính về giá trị khối ngoại đã mua ròng 14,6 tỷ đồng.
Ở sàn HoSE, khối ngoại có tuần bán ròng thứ 5 liên tiếp, nhưng giá trị bán ròng giảm 34% so với tuần trước đó và đạt 145 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 6,9 triệu cổ phiếu. Sau 5 tuần vừa qua, khối ngoại sàn HoSE đã bán ròng tổng cộng 2.171 tỷ đồng.
VNM đươc khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất với giá trị đạt 91,5 tỷ đồng. Tiếp sau đó, VCB được mua ròng hơn 83,5 tỷ đồng. CCQ ETF nội E1VFVN30 được khối ngoại mua ròng hơn 60,7 tỷ đồng. Trong khi đó, VIC bị bán ròng mạnh nhất sàn HoSE với giá trị đạt 177 tỷ đồng, trong đó, khối ngoại bán ròng hơn 171,8 tỷ đồng cổ phiếu này thông qua phương thức thỏa thuận. Bên cạnh VIC thì hai cổ phiếu họ '"Vin" khác là VRE và VHM cũng bị khối ngoại bán ròng mạnh với lần lượt 86 tỷ đồng và 66 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại bất ngờ mua ròng mạnh 118 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng đạt gần 4 triệu cổ phiếu.
PVI đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HNX với giá trị đạt 128 tỷ đồng. Hầu hết giao dịch của khối ngoại đối với cổ phiếu PVI được thực hiện trong phiên 15/10. Tại phiên hôm đó, PVI có giao dịch thỏa thuận hơn 4,3 triệu cổ phiếu ở mức giá sàn, trị giá gần 128 tỷ đồng. Trước đó, quỹ ngoại HDI Global SE thông báo đăng ký mua thêm 4,4 triệu cổ phiếu CTCP PVI (HNX: PVI) với mục đích đầu tư. Giao dịch dự kiến được thực hiện từ 14/10 đến 12/11 thông qua phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
Đứng thứ 2 trong danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HNX là PVS với giá trị đạt hơn 3,2 tỷ đồng.
Chiều ngược lại, NTP bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất sàn HNX với giá trị đạt 7,8 tỷ đồng. NET và CEO bị bán ròng lần lượt 5,6 tỷ đồng và 4,2 tỷ đồng.
Ở sàn UPCoM, khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 41 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 711.495 cổ phiếu, đây cũng là tuần mua ròng thứ 20 của khối ngoại ở sàn này với tổng giá trị đạt hơn 945 tỷ đồng.
QNS được khối ngoại sàn UPCoM mua ròng mạnh nhất với 13 tỷ đồng. ACV đứng sau với giá trị mua ròng là 10,7 tỷ đồng. Hai mã VEA và VTP đều được mua ròng hơn 6 tỷ đồng. Trong khi đó, BSR bị bán ròng mạnh nhất với 7,8 tỷ đồng.
Bình An
Theo NDH
Bất chấp sự cố, cổ phiếu của Công ty Nước sạch Sông Đà vẫn đi lên Trái ngược với dự đoán, trong khi cả xã hội đang "nóng" lên về sự ô nhiễm chất lượng nguồn nước thì giá của cổ phiếu của Công ty Nước sạch Sông Đà vẫn đi lên. Nhà máy nước Sông Đà tại Kỳ Sơn, Hòa Bình. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam ) Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà có mã chứng...