10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Tâm điểm nhóm ‘penny’
Các cổ phiếu trụ cột như VCB, VHM, VIC… đều có diễn biến không tốt. Nhóm cổ phiếu nhỏ như FIT, DLG, HQC… đồng loạt tăng giá với thanh khoản luôn duy trì ở mức rất cao.
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 1% so với tuần trước và dừng ở mức 956,41 điểm. HNX-Index cũng giảm 0,5% xuống 102,42 điểm. Tương tự như các tuần gần đây, diễn biến của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn chưa được cải thiện và tiếp tục gây áp lực lên thị trường. VCB của Vietcombank giảm nhẹ 0,1%, VHM của Vinhomes giảm 5,5%, VIC của Vingroup giảm 0,2%, GAS của PV GAS giảm 2%.
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu có yếu tố nhỏ có yếu tố đầu cơ (penny) lại có diễn biến tích cực và hút được dòng tiền tốt. Ở sàn HoSE, đứng đầu danh sách tăng giá là cổ phiếu PNC của Văn hóa Phương Nam với 38%. Trong tuần, PNC đã tăng trần trong cả 5 phiên giao dịch, dù vậy thanh khoản của cổ phiếu này luôn duy trì ở mức thấp. Trong danh sách tăng giá sàn HoSE tuần qua có các cái tên quen thuộc với nhà đầu tư như FIT của Tập đoàn F.I.T, CMV của Thương nghiệp Cà Mau, HQC của Tư vấn-Thương mại-Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân, DLG của Tập đoàn DLG.
Trong đó, thanh khoản của hai cổ phiếu HQC và DLG tăng đột biến so với trước đó. HQC trong tuần tăng 17,2% luôn duy trì ở mức trên 6 triệu cổ phiếu được khớp lệnh mỗi phiên. Tương tự, DLG tăng 14% với khối lượng khớp lệnh tăng đột biến với trung bình 12,8 triệu cổ phiếu ở tuần qua, trong khi khối lượng khớp lệnh trung bình 10 phiên trước đó chỉ là 3 triệu cổ phiếu/phiên.
Đa số các cổ phiếu nói trên có mức tăng giá đột biến trong bối cảnh không có bất cứ thông tin hỗ trợ nào.
Ở chiều ngược lại, ‘tân binh’ sàn HoSE là cổ phiếu NHH của Nhựa Hà Nội đứng đầu danh sách giảm giá với 19%. NHH chính thức niêm yết trên sàn HoSE vào ngày 12/12 với giá tham chiếu 45.900 đồng/cp nhưng từ đó đến nay, cổ phiếu này đều chìm trong sắc đỏ và hiện chỉ còn giao dịch ở mức 36.000 đồng/cp.
Cổ phiếu TTB của Tập đoàn Tiến Bộ tiếp tục lọt vào danh sách các cổ phiếu giảm giá mạnh nhất sàn HoSE với 15,3%. Mới đây, nhiều lãnh đạo của Tập đoàn Tiến Bộ thông báo kết quả giao dịch cổ phiếu TTB – là các giao dịch do các công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu. ông Phùng Văn Bộ, Chủ tịch HĐQT công ty, bị bán ra hơn 2,28 triệu cổ phiếu – do Chứng khoán Yuanta Việt Nam, Chứng khoán Phú Hưng, Chứng khoán KIS Việt Nam bán giải chấp. Sau giao dịch ông Bộ vẫn còn sở hữu gần 7,4 triệu cổ phiếu TTB (tỷ lệ 15,5%). Ông Phùng Văn Thái, Tổng Giám đốc, bị bán giải chấp tổng cộng 161.560 cổ phiếu – do Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, VNDirect bán. Ông Thân Thanh Dũng, Phó Tổng Giám đốc, bị bán giải chấp 76.370 cổ phiếu do Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam bán. Sau giao dịch ông Dũng vẫn còn sở hữu hơn 4,8 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 10,26%).
Ở sàn HNX, đứng đầu danh sách tăng giá là cổ phiếu VC2 của Xây dựng số 2 với 33,1%. Tuy nhiên, trên thị trường thời điểm này không có thông tin hỗ trợ nào đối với cổ phiếu này xuất hiện. “Tân binh” SZB của Sonadezi Long Bình tăng giá 30% ngay ngày đầu giao dịch ở sàn HNX. Sonadezi Long Bình la môt trong nhưng công ty con cua Tổng Công ty cổ phần Phát triển Khu Công nghiệp (Sonadezi, UPCoM: SNZ). Công ty được cô phân hoa tư giưa năm 2009 vơi vôn điêu lê 300 ty đông, chưa tưng thưc hiên tăng vôn. Đơn vi nay chuyên kinh doanh bât đông san khu công nghiêp (KCN), khu dân cư; cho thuê văn phong, nha xương công nghiêp; cung câp nươc sach; thi công xây dưng cac công trinh dân dung va công nghiêp;..
Video đang HOT
Trong khi đó, cổ phiếu BPC của Vicem Bao bì Bỉm Sơn giảm giá mạnh nhất sàn HNX với 26%, dù vậy, thanh khoản của cổ phiếu này luôn duy trì ở mức rất thấp, thậm chí nhiều phiên không có giao dịch. Các cổ phiếu như VC6 của Vinaconex 6, STC của Sách và Thiết bị trường học TP. HCM, VJC của Thương mại và Đầu tư Vinataba… cũng giảm sâu nhưng đều thanh khoản rất thấp.
Ở sàn UPCoM, cổ phiếu HCI của Đầu tư – Xây dựng Hà Nội gây bất ngờ khi tăng giá đến 97% chỉ sau một tuần giao dịch. HCI đã tăng trần trong cả 5 phiên giao dịch với thanh khoản chỉ vài trăm cổ phiếu được khớp lệnh mỗi phiên. Các mã như WTN của Cấp thoát nước Tây Ninh, Giày da và May mặc Xuất khẩu (LEGAMEX), DND của Đầu tư Xây dựng và Vật liệu Đồng Nai… cũng tăng giá mạnh nhưng đều có thanh khoản gần như đóng băng.
Chiều ngược lại, CTN của Xây dựng Công trình ngầm giảm giá mạnh nhất thị trường với 50%. Cổ phiếu này thường xuyên trong tình trạng không có giao dịch và thị giá chỉ còn 100 đồng/cp. Các mã như CTW của Cấp thoát nước Cần Thơ, HFB của Công trình Cầu phà TP HCM… cũng giảm sâu và đều không có thanh khoản.
Theo Bình An
NDH
Tháng 11: Thị trường chứng khoán diễn biến khó lường, rủi ro còn lớn trong tháng 12
Tháng 11, chứng kiến thị trường chứng khoán có những diễn biến trái chiều. Tuần đầu tháng 11, VN Index chinh phục thành công ngưỡng 1000 điểm và thiết lập mức đỉnh tạm thời trong năm nay tại 1,024.91 điểm vào ngày 6/11. Nhưng sau đó, chỉ số này đi xuống cho đến thời điểm này vẫn chưa có tín hiệu phục hồi.
Diễn biến khó lường
Vận động của VN-Index trong tháng 11 được chia thành hai giai đoạn rõ rệt. Đầu tháng 11, khoảng thời gian chứng kiến sự bứt phá của chỉ số lên trên ngưỡng tâm lý 1000 điểm thì giai đoạn còn lại, chỉ số quay đầu giảm mạnh. Lần đầu tiên kể từ quý 1/2019, VN-Index chinh phục thành công ngưỡng 1.000 điểm, mức đỉnh tạm thời thiết lập trong năm nay tại 1,024.91 điểm vào ngày 6/11. Động lực hỗ trợ cho VN-Index đến chủ yếu diễn biến tích cực của TTCK trên toàn cầu cùng với sự nâng đỡ của một vài cổ phiếu vốn hóa lớn như VHM và VRE.
Cụ thể, VHM, VRE tăng giá trong những phiên đầu của tháng 11 nhờ thông tin tăng trưởng lợi nhuận và mua cổ phiếu quỹ. Theo đó, lợi nhuận sau thuế quý 3 của Vinhomes và Vincom Retail tăng tương ứng 52% và 29% so với cùng kỳ năm trước. VHM và VRE cũng đăng ký mua lần lượt 60 triệu và 56,5 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ, giao dịch trực tiếp trên sàn.
VHM tăng trần ngay phiên đầu tiên của tháng, và duy trì tăng trong 4 phiên liên tiếp sau đó. Xét trong tháng 11, VHM là cổ phiếu nâng đỡ nhiều nhất cho chiều đi lên của VN-Index, bên cạnh BID cũng tăng 3,15% và VRE tăng 3,77% hỗ trợ cho VN-Index.
Tháng 11 thanh khoản cao nhất kể từ tháng 3/2019, nhưng VN-Index lại mất điểm.
Tuy nhiên, nhóm VN30 lại có nhiều cổ phiếu gây áp lực lên chỉ số. Do đó, ở chiều ngược lại, sự giảm điểm của VN-Index bắt đầu diễn ra từ phiên 7/11 và kéo dài cho đến hết tháng. Các nhịp hồi phục trong giai đoạn này đều yếu ớt cho thấy tâm lý thị trường chuyển rất nhanh sang trạng thái tiêu cực và thận trọng, điều này đã ảnh hưởng đến sự giảm điểm của VN-Index.
Tính chung tháng 11, VN-Index đóng cửa phiên tại mức 970.75 điểm, giảm 2,81% so với cuối tháng 10. Nhóm cổ phiếu VN30 chính là tác nhân, với VN30-Index giảm mất 3,81% giá trị về 887,47 điểm trong tháng.
Mặc dù điểm số giảm nhưng giá trị giao dịch lại tăng đáng kể. Thanh khoản tăng không phải qua kênh khớp lệnh mà qua kênh giao dịch thoả thuận. Thanh khoản bình quân/phiên tại HOSE tháng 11 đạt 4.670 tỷ đồng tăng 16,6% so với tháng trước, cao nhất kể từ tháng 3/2019. Trong đó, phiên ngày 13/11 ghi nhận giá trị giao dịch cao nhất tháng với 6.700 tỷ đồng. Trong đó, có hơn 1.200 tỷ đồng GDTT đến từ CTG
.
Theo đánh giá của chuyên gia, nều tăng giá trị giao dịch qua kênh thoả thuận sẽ không thúc đẩy chỉ số tăng điểm tích cực. Chuyên gia cũng cho rằng, nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán chịu áp lực là do chiến tranh thương mại Mỹ và Trung Quốc tiến gần hơn tới một thỏa thuận thương mại mới. Tuy nhiên, 2 bên cũng đưa ra những tuyên bố gây áp lực lên thị trường, khiến nhà đầu tư chưa thể yên tâm đầu tư vào cổ phiếu.
Nhà đầu tư ngoại bán ròng
Tháng 11, nhà đầu tư ngoại (NĐTNN) đã bán ròng 104 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh trên HOSE, đây là tháng thứ 4 liên tiếp khối ngoại bán ròng, nhưng quy mô đã giảm đi đáng kế so với 3 tháng liền trước, mỗi tháng NĐTNN bán ròng hơn 1 nghìn tỷ đồng.
Tính thêm kênh thỏa thuận, khối ngoại đã bán ròng 1.060 tỷ đồng trên HOSE. Giao dịch của nhóm này tập trung vào VNM bán ròng 1.660 tỷ đồng và CTG bán ròng 1.240 tỷ đồng. VRE và VHM dẫn đầu top mua ròng với quy mô 945 tỷ đồng và 298 tỷ đồng.
Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn, tăng giá nhiều trong tháng 9 và 10 như VNM và nhóm ngân hàng VCB, CTG, HDB... thì đã đồng loạt bị bán ròng và quay đầu giảm giá mạnh trong tháng 11, kéo theo sự giảm điểm của VN-Index.
Tính toàn thị trường, nhờ lực mua ròng trên HNX, tổng giá trị bán ròng thu hẹp về 948 tỷ đồng, trong đó có 111 tỷ đồng thực hiện qua kênh khớp lệnh.
Đặc biệt, phiên tâm lý 21/11 là một phiên giao dịch rất khác biệt và bất ngờ với áp lực bán mạnh trong đợt khớp ATC không xuất phát từ việc cơ cấu lại danh mục của quỹ ETF như vẫn thường xảy ra. VN-Index có phiên giảm mạnh nhất trong tháng mất 1,27%. Tâm lý thận trọng cũng bắt đầu phản ánh vào diễn biến của thị trường trong các ngày sau đó.
Khoảng 1-2 tuần trước khi hợp đồng tương lai VN30F1911 đáo hạn ngày 21/11, áp lực bán tập trung vào trong phiên này khiến VN30-Index và VN-Index giảm mạnh. Thống kê giao dịch khối tự doanh chứng khoán cho thấy giá trị bán ròng 807 tỷ đồng trong ngày 21/11, vượt trội so với biên độ mua/bán ròng trong các phiên còn lại của tháng.
Khối ngoại vẫn đang bán ròng sang cả đầu tháng 12, gây áp lực lên thị trường cổ phiếu Việt Nam.
Rủi ro còn lớn
Theo nhận định của SSI, trong tháng 12, những rủi ro từ bên ngoài vẫn còn rất lớn. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang kỳ vọng Mỹ và Trung Quốc sẽ ký kết thỏa thuận thương mại, nhưng trước mắt thời hạn áp thuế bổ sung của Mỹ lên hàng hoá của Trung Quốc vào ngày 15/12 đã được ông Trump gia hạn để giảm áp lực căng thẳng giữa 2 bên nhằm tiến tới thỏa thuận thương mại.
Tuy nhiên, khó khăn mà 2 bên vấp phải đó là, sau khi Mỹ thông qua Luật biểu tình Hong Kong, phía Trung Quốc cũng đã bắt đầu có những hành động phản ứng theo hướng ngày một gay gắt, tạo ra các căng thẳng khó lường cho đàm phán thương mại.
Quỹ Van Eck ETF và DB FTSE thực hiện đợt tái cơ cấu vào ngày 20/12, một ngày sau khi đáo hạn hợp đồng tương lai (19/12). Sự cộng hưởng của 2 yếu tố này sẽ khiến nhà đầu tư trong nước trở nên vô cùng thận trọng.
Xu hướng dòng vốn trên toàn cầu cũng đang tích cực hơn với cổ phiếu và thị trường mới nổi do lãi suất giảm và dự báo tăng trưởng kinh tế 2020 sẽ có chút khởi sắc nhờ các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ các nước. Điều này sẽ làm thị trường tích cực nhờ sự đóng góp của dòng tiền mới, đặc biệt là dòng tiền nước ngoài; nếu ngược lại nhà đầu tư ngoại vẫn bán ròng thì thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chịu áp lực.
Sau nhịp giảm mạnh kể từ tháng 11 sang đầu tháng 12, chỉ số VN-Index hiện đang vận động ở mức thấp nhất kể từ tháng 2/2019. Nền giá thấp sẽ thúc đẩy dòng tiền giải ngân, đặc biệt hướng tới nhóm cổ phiếu được dự báo có kết quả kinh doanh quý 4 và 2020 tích cực. Tuy nhiên, những yếu tố tác động trái chiều đã liệt kê ở trên trong đó có vẫn đề thương mại Mỹ - Trung, bất ổn tại Hong Kong sẽ khiến các nhịp giằng co tích lũy có thể xuất hiện trong quá trình hồi phục của chỉ số. Đặc biết chú ý khi Mỹ áp thuế bổ sung lên các hàng hoá của Trung Quốc thì chỉ số VN-Index có thể có những phiên lao dốc.
Theo Kinhtedothi.vn
Bộ 3 VIC, VHM, VRE đóng góp gần 11 điểm vào đà tăng VN-Index, vốn hóa "nhóm VinGroup" tăng thêm gần 37 nghìn tỷ đồng trong phiên đầu tháng 11 Vốn hóa cổ phiếu trên Sở GDCK TP.HCM (HoSE) kết phiên giao dịch đầu tháng 11 lên tới gần 3,44 triệu tỷ đồng, tăng 56.786 tỷ đồng (2,45 tỷ USD) so với phiên giao dịch trước, trong đó, vốn hóa "nhóm VinGroup" tăng thêm tổng cộng 36.786 tỷ đồng. Phiên giao dịch đầu tháng 11 diễn ra bùng nổ khi chỉ số VN-Index...