10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm thanh khoản kém biến động mạnh
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn biến động phân hóa khiến các chỉ số giằng co. Các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ đặc biệt là nhóm thanh khoản kém biến động mạnh,
Kết thúc tuần giao dịch từ 17-21/2, VN-Index đứng ở mức 933,09 điểm, giảm 0,47% so với tuần trước đó. HNX-Index cũng giảm 1,5% xuống 108,09 điểm.
Các cổ phiếu trụ cột biến động phân hóa gây ra tình trạng giằng co ở các chỉ số chính. Trong khi đó, nhiều cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ lại có biến động mạnh.
Tại sàn HoSE, đứng đầu danh sách tăng giá là cổ phiếu VRC của Bất động sản và Đầu tư VRC đứng đầu danh sách tăng giá với 29,3%. Trong tuần, VRC công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Danh sách cổ đông đã được chốt ngày 4/2/2020. Nội dung lấy ý kiến cổ đông là trình phương án mua lại cổ phiếu quỹ, bầu bổ sung Thành viên HĐQT, chấp thuận cho Happy Land mua thêm cổ phần, và đưa cổ phần của Đóng Tàu Mỹ Xuân đi cầm cố để đảm bảo cho đợt phát hành trái phiếu của ADEC.
Tiếp sau đó, cổ phiếu DRH của DRH Holdings cũng tăng 22,4% chỉ sau một tuần giao dịch. Cổ phiếu DRH tăng trong bối cảnh không có thông tin hỗ trợ nào thời gian gần đây. 3 cổ phiếu khác sàn HoSE cũng tăng trên 20% là GAB của Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC, CLG của Đầu tư và Phát triển Nhà đất COTEC và HII của An Tiến Industries.
Chiều ngược lại, cổ phiếu HOT của Du lịch – Dịch vụ Hội An đứng đầu danh sách giảm giá với 24%. Tiếp sau đó, cổ phiếu TCO của Vận tải Đa phương thức Duyên Hải và TTE của Đầu tư Năng lượng Trường Thịnh giảm lần lượt 20% và 12%. Điểm chung của cả 3 cổ phiếu này đều là thanh khoản rất thấp với chỉ vài trăm cổ phiếu được khớp lệnh mỗi phiên.
Video đang HOT
Tại sàn HNX, với 5 phiên tăng trần liên tiếp, cổ phiếu QNC của Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh đứng đầu danh sách tăng giá với 47,4%, dù vậy, thanh khoản của QNC đều duy trì ở mức rất thấp. Tiếp sau đó, cổ phiếu APS của Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương tăng 36,8%. Cổ phiếu IDJ của Đầu tư IDJ Việt Nam cũng tăng 32,4%. Chủ tịch HĐQT Đầu tư IDJ Việt Nam (HNX: IDJ) Nguyễn Hoàng Linh đăng ký bán toàn bộ 157.600 cổ phiếu nhằm mục đích đầu tư cá nhân. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 20/2 đến 19/3 bằng phương thức khớp lệnh và thoả thuận.
Chiều ngược lại, cổ phiếu VCM của Nhân lực và Thương mại Vinaconex giảm 36,7%. Trong tuần, VCM có 4 phien giảm sàn và 1 phiên không giao dịch. Trong cả 4 phiên giảm sàn, VCM đều chỉ khớp lệnh 100 đơn vị mỗi phiên.
Bên cạnh đó, DPS của Đầu tư Phát triển Sóc Sơn đứng sau với 33,3%. DPS hiện chỉ có thị giá 200 đồng/cp.
Ở sàn UPCoM, cổ phiếu GVT của Giấy Việt Trì tăng giá mạnh nhất với 74,1%. Trong tuần, GVT có 4 phiên tăng trần và đều chỉ khớp lệnh 100 cổ phiếu mỗi phiên. Trên thị trường thời gian gần đây không có bất kỳ thông tin nào liên quan đến cổ phiếu hay doanh nghiệp này xuất hiện. Cổ phiếu VHG của Đầu tư Cao Su Quảng Nam cũng có 4 phiên tăng trần trong tuần và tăng tổng cộng 64%. Thanh khoản của VHG trong tuần qua tăng đột biến so với trước đó. Trong 2 phiên giao dịch cuối tuần VHG đều khớp lệnh trên 1 triệu cổ phiếu.
Trong khi đó, cổ phiếu HSM của Dệt may Hà Nội giảm mạnh nhất với 48,6%. TNW của Nước sạch Thái Nguyên, KHL của Khoáng sản và Vật liệu Xây dựng Hưng Long và MNB của May Nhà Bè – Công ty Cổ phần đều giảm trên 40% với thanh khoản rất thấp.
Theo Bình An
NDH
Cổ phiếu đua nhau lao dốc, chứng khoán quay đầu giảm
Chốt phiên giao dịch ngày hôm nay (21/2), thị trường chứng khoán bất ngờ quay đầu giảm giá sau một phiên tăng cao. Trong đó, chỉ số Vn-Index để mất hơn 2 điểm, còn HNX-Index giảm gần 2 điểm.
Sau phiên tăng mạnh ngày hôm qua, thị trường chứng khoán trong nước sáng nay đã diễn ra khá thận trọng. Các chỉ số liên tục trồi sụt quanh mức tham chiếu, kèm thanh khoản rất thấp. Áp lực bán tháo hiện hữu bắt đầu hiện hữu khiến các chỉ số quay đầu giảm lúc cuối phiên. Bảng điện tử bao phủ sắc đỏ, trong đó các cổ phiếu bluechips như BID, CTG... cũng đồng loạt lao dốc.
Tạm chốt phiên làm việc sáng nay tại TP.HCM, chỉ số Vn-Index giảm 1,08 điểm, tương đương 0,12%, xuống còn 937,05 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 95,33 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 1.783,36 tỷ đồng. Toàn thị trường có 149 mã tăng và 181 mã giảm.
Trên sàn Hà Nội, thị trường cũng hiện hữu sắc đỏ trong suốt đợt làm việc buổi sáng. Tạm chốt phiên, chỉ số HNX-Index giảm 0,19 điểm, tương đương 0,17%, xuống còn 109,38 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 16,3 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 177,07 tỷ đồng. Toàn thị trường có 28 mã tăng và 43 mã giảm.
Xu hướng đi xuống tiếp tục hiện hữu trên sàn chứng khoán khi thị trường bước sang đợt làm việc buổi chiều. Lực cầu đưa vào sàn khá èo uột, trong khi đó áp lực bán tháo vẫn không ngừng gia tăng. Bảng điện tử nhuộm sắc đỏ, trong đó có tới hơn 10 mã giảm sàn. Ở nhóm VN30 cũng chỉ có 8 mã tăng giá.
Các chỉ số trên cả hai sàn duy trì mức giảm cho đến cuối phiên làm việc. Mặc dù vậy, việc nhóm cổ phiếu bluechips được phân hóa mạnh giữa hai chiều tăng và giảm đã giúp các chỉ số không bị trượt quá sâu. Hiện thanh khoản trên cả hai sàn vẫn giữ ở mức rất thấp, thể hiện tâm lý thận trọng của giới đầu tư.
Trong phiên giao dịch hôm nay, BHN đã giảm 1.500 đồng/cổ phiếu; BID giảm 1.800 đồng/cổ phiếu; BWE giảm 450 đồng/cổ phiếu; CTG gaimr 1.050 đồng/cổ phiếu; DBD giảm 3.200 đồng/cổ phiếu; DPR giảm 500 đồng/cổ phiếu; DSN giảm 2.100 đồng/cổ phiếu; HDC giảm 450 đồng/cổ phiếu; MBB giảm 450 đồng/cổ phiếu; MSH giảm 250 đồng/cổ phiếu; PGD giảm 800 đồng/cổ phiếu; PLX giảm 400 đồng/cổ phiếu; PNJ giảm 1.500 đồng/cổ phiếu; PTB giảm 300 đồng/cổ phiếu; RAL giảm 100 đồng/cổ phiếu; REE giảm 650 đồng/cổ phiếu; SCS giảm 400 đồng/cổ phiếu; TCB giảm 400 đồng/cổ phiếu; TRA giảm 400 đồng/cổ phiếu; VCB giảm 500 đồng/cổ phiếu; VCF giảm 10.100 đồng/cổ phiếu; VNM giảm 800 đồng/cổ phiếu; VIC giảm 100 đồng/cổ phiếu; ACB giảm 700 đồng/cổ phiếu; BAX giảm 1.900 đồng/cổ phiếu; CSC giảm sàn 3.800 đồng/cổ phiếu; DP3 giảm 4.900 đồng/cổ phiếu...
Ở chiều ngược lại, YEG tăng 200 đồng/cổ phiếu; VNM tăng 2.100 đồng/cổ phiếu; VJC tăng 100 đồng/cổ phiếu; VHC tăng 750 đồng/cổ phiếu; THG tăng 800 đồng/cổ phiếu; SAB tăng 600 đồng/cổ phiếu; NCT tăng 100 đồng/cổ phiếu; MSN tăng 1.900 đồng/cổ phiếu; HDG tăng 100 đồng/cổ phiếu; GAS tăng 100 đồng/cổ phiếu; GAB tăng 2.900 đồng/cổ phiếu; DHG tăng 300 đồng/cổ phiếu; DHA tăng 1.250 đồng/cổ phiếu; BBC tăng 300 đồng/cổ phiếu...
Chốt phiên giao dịch trên sàn TP.HCM, chỉ số Vn-Index giữ ở mức 933,09 điểm, giảm 5,04 điểm, tương đương là 0,54%. Khối lượng giao dịch 206,7 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 3.996,6 tỷ đồng. Toàn thị trường có 101 mã tăng giá (trong đó có 10 mã tăng trần); 88 mã đứng giá và 171 mã giảm giá (trong đó có 11 mã giảm sàn).
Chỉ số VN30- Index giữ ở mức 868,89 điểm, giảm 2,51 điểm, tương đương 0,29%. Khối lượng giao dịch đạt 66,7 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 2.032,75 tỷ đồng. Toàn thị trường có 8 mã tăng giá; 18 mã đứng giá và 4 mã giảm giá.
Bên sàn Hà Nội, chỉ số HNX -Index giữ ở mức 108,09 điểm, giảm 1,49 điểm, tương đương 1,36%. Khối lượng giao dịch đạt 33 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 384,91 tỷ đồng. Toàn thị trường có 37 mã tăng giá (trong đó có 14 mã tăng trần); 55 mã đứng giá và 239 mã giảm giá (trong đó có 19 mã giảm sàn).
Chỉ số HNX30- Index giữ ở mức 187,33 điểm, giảm 2,36 điểm, tương đương 1,24%. Khối lượng giao dịch đạt 17,2 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 285,15 tỷ đồng. Toàn thị trường có 3 mã tăng giá; 15 mã đứng giá và 11 mã giảm giá (trong đó có 1 mã giảm sàn).
Minh Ngọc
Theo vnmedia.vn
Nhiều cổ phiếu trắng bên mua, chỉ số Vn-Index giảm mạnh Chốt phiên giao dịch (18/2), chỉ số Vn-Index trên sàn TP.HCM đã giảm gần 7 điểm, kèm thanh khoản thấp. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index lại tăng 1 điểm. Theo đó, trên sàn TP.HCM, sắc đỏ đã hiện hữu ngay từ khi mở cửa. Giao dịch diễn ra thận trọng, khiến dòng tiền chảy vào sàn èo uột. Áp lực bán hiện...