10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: HTN và DGW bứt phá
Không có quá nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn tăng giá quá mạnh ở tuần giao dịch đầu tháng 11. HTN và DGW chia sẻ 2 vị trí dẫn đầu về mức tăng giá sàn HoSE. Đa phần các cổ phiếu tăng hay giảm mạnh ở HNX và UPCoM đều thuộc diện thanh khoản rất thấp, thậm chí nhiều mã còn hiếm khi xuất hiện giao dịch khớp lệnh.
Kết thúc tuần giao dịch từ 2-6/11, VN-Index đứng ở mức 938,29 điểm, tương ứng tăng 12,82 điểm (1,39%); HNX-Index 3,97 điểm (2,93%) lên 139,31 điểm; UPCoM-Index tăng 0,72 điểm (1,15%) lên 63,57 điểm.
Thanh khoản trên hai sàn suy giảm so với tuần trước đó với hơn 6.600 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn niêm yết. Cụ thể, giá trị giao dịch trên HoSE giảm 25,5% xuống 30.372 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch giảm 26,3% xuống 1,5 tỷ cổ phiếu; giá trị giao dịch trên HNX giảm 28,8% xuống 2.676 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch giảm 25,7% xuống 198,5 triệu cổ phiếu.
Thị trường đi lên với đa số các nhóm ngành đều có sự tăng trưởng về vốn hóa so với tuần trước đó. Các cổ phiếu vốn hóa lớn tăng giá tốt trong tuần giao dịch đầu tháng 11 có MSN của Masan ( HoSE: MSN ) với mức tăng 7%, CTG của Vietinbank ( HoSE: CTG ) tăng 4,2%, VCB của Vietcombank ( HoSE: VCB ) tăng 2,4%, GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ( HoSE: GVR ) tăng 7,8%.
Tăng giá
Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất sàn HoSE trong tuần qua là HTN của Hưng Thịnh Incons ( HoSE: HTN ) với 23,3% từ 27.250 đồng/cp lên 33.600 đồng/cp. Theo thông báo mới đây, Hưng Thịnh Incons sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức năm 2019 bằng tiền với tỷ lệ 18%/mệnh giá (1 cổ phiếu được nhận 1.800 đồng) vào ngày 16/11. Ngày giao dịch không hưởng quyền vào 13/11. Ngày thanh toán vào 30/11.
10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất sàn HoSE. Đơn vị: Đồng/cp.
Cổ phiếu DGW của Digiworld ( HoSE: DGW ) khiến nhiều nhà đầu tư bất ngờ khi tiếp tục tăng 18,4% chỉ sau một tuần giao dịch và tiếp tục lên mức đỉnh mới với 63.200 đồng/cp. Như vậy, giá cổ phiếu DGW đã gấp 3,7 lần so với thời điểm VN-Index tạo đáy trong đợt dịch Covid-19 lần 1 (30/3).
Video đang HOT
Một cổ phiếu cũng gây bất ngờ khác đó là HSG của Hoa Sen ( HoSE: HSG ) với mức tăng 12,3%. Cổ phiếu HSG chốt phiên 6/11 với 16.850 đồng/cp, đây cũng là mức giá cao nhất của cổ phiếu này trong vòng 2 năm qua.
Tại sàn HNX, 2 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là VE4 của Xây dựng điện VNECO4 ( HNX: VE4 ) và SDG của Sadico Cần Thơ ( HNX: SDG ) với mức tăng đều trên 30%. VE4 và SDG đều thuộc diện thanh khoản rất thấp.
10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất sàn HNX. Đơn vị: Đồng/cp.
Trong khi đó, DST của Đầu tư Sao Thăng Long ( HNX: DST ) đứng thứ 3 trong danh sách tăng giá sàn HNX với 22,2%. Cổ phiếu DST tăng mạnh trong tuần qua sau khi lao dốc mạnh từ mức đỉnh hơn 2 năm là 8.700 đồng/cp trong phiên 18/8 xuống chỉ còn 2.700 đồng/cp ở phiên 30/10.
Tăng giá mạnh nhất thị trường và trên UPCoM là cổ phiếu của Vận tải thủy Vinacomin ( UPCoM: WTC ) với 48%. Tương tự như ở các tuần trước đó, các cổ phiếu tăng giá mạnh nhất sàn UPCoM hầu hết đều nằm trong diện thanh khoản gần như “đóng băng”. Bên cạnh WTC, toàn bộ 9 cổ phiếu đứng sau đều có mức tăng giá trên 30%.
10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất sàn UPCoM. Đơn vị: Đồng/cp.
Giảm giá
Cổ phiếu của Du lịch – Dịch vụ Hội An ( HoSE: HOT ) là mã duy nhất trên HoSE giảm giá trên 20% trong tuần qua. Cổ phiếu HOT để mất 24% giá trị chỉ sau một tuần giao dịch nhưng HOT mỗi phiên chỉ khớp lệnh được từ 10 – 30 cổ phiếu.
10 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất sàn HoSE. Đơn vị: Đồng/cp.
Cổ phiếu TNT của CTCP Tài Nguyên ( HoSE: TNT ) có một tuần điều chỉnh mạnh với mức giảm 18% sau chuỗi 5 phiên tăng trần liên tiếp ở tuần trước đó.
Trong khi đó, không có cổ phiếu nào sàn HNX giảm giá trên 20% trong tuần đầu tháng 11. Đứng đầu danh sách giảm giá sàn này là cổ phiếu của Đầu tư Phát triển Xây dựng – Hội An ( HNX: DIH ). Cổ phiếu DIH chỉ có giao dịch khớp lệnh ở 2 phiên cuối tuần và đều giảm sàn với khối lượng khớp lệnh chỉ hơn 1.000 đơn vị.
10 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất sàn HNX. Đơn vị: Đồng/cp.
Tại sàn UPCoM, toàn bộ 10 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất đều có mức giảm trên 30% và thuộc diện thanh khoản rất thấp, thường xuyên không xuất hiện giao dịch hoặc bị hạn chế giao dịch. Đứng đầu danh sách này là cổ phiếu của Xăng dầu Dầu khí Nam Định ( UPCoM: PND ) với 43%.
10 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất sàn UPCoM. Đơn vị: Đồng/cp.
VN-Index lội ngược dòng nhờ cổ phiếu Vingroup
Bất ngờ tăng vọt về giá và khối lượng trong phiên ATC, cổ phiếu VIC đóng cửa tăng 5,8% và là nhân tố chính giúp VN-Index kịp lấy lại sắc xanh.
Lực cầu gia tăng trong phiên ATC cuối phiên đã giúp chỉ số VN-Index đóng cửa trong sắc xanh sau một ngày giao dịch giằng co quanh mốc 920 điểm. Trong đó, đóng góp lớn nhất vào cú bật tăng cuối phiên này là cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup.
Dù đã tăng nhẹ từ đầu phiên nhưng đến phiên ATC, số lượng cổ phiếu VIC tăng vọt lên hơn 347.000 đơn vị, tương đương gần 36% khối lượng cổ phiếu VIC giao dịch cả ngày hôm nay. Giá khớp lệnh là 106.500 đồng/cổ phiếu, tăng 5,8%. Với mức giá đóng cửa cao nhất trong phiên này, cổ phiếu VIC đóng góp tới 5,79 điểm trong tổng mức tăng 6,39 điểm của VN-Index.
Mới đây, tập đoàn này đã công bố báo cáo tài chính quý III với lợi nhuận trước thuế tăng mạnh tới 42%, đạt 3.609 tỷ đồng. Mảng kinh doanh bất động sản và sản xuất đã đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng doanh thu thuần hoạt động kinh doanh quý này. Ngoài ra, Vingroup cũng ghi nhận gần 3.888 tỷ đồng doanh thu tài chính, một phần nhờ việc thanh lý các khoản đầu tư vào CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Phú Quốc - đơn vị đang vận hành casino Phú Quốc, cũng là casino đầu tiên thí điểm cho phép người Việt Nam vào chơi.
Vốn hóa thị trường của Vingroup tiếp tục vị trí đầu (360.229 tỷ đồng). Không riêng phiên hôm nay, cổ phiếu VIC là một trong các trụ cột chính giúp VN-Index tăng điểm mạnh từ các tuần trước.
.
Số lượng cổ phiếu tăng điểm trong phiên hôm nay chiếm tỷ lệ khá áp đảo với 335 mã cổ phiếu tăng giá, 70 mã tăng kịch trần. Trong khi đó, có gần 230 mã giảm điểm và 40 mã giảm kịch sàn.VN-Index phiên 30/10 đóng cửa trong sắc xanh ở mức 925,47 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản thị trường giảm khá sâu so với phiên trước. Trong đó, giá trị khớp lệnh của VN-Index đạt 6.099 tỷ đồng, giảm 15,5% so với phiên trước. Tương tự, HNX-Index cũng tăng điểm nhưng sụt giảm mạnh về thanh khoản.
Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục chuỗi bán ròng gần 30 phiên. Giá trị bán ròng hôm nay lại tăng lên 574,2 tỷ đồng trên sàn HOSE và mua ròng gần 1 tỷ đồng trên sàn HNX. Cổ phiếu MSN của Masan bị bán ròng nhiều nhất về giá trị (229,4 tỷ đồng) nhưng vẫn đi ngang trong phiên hôm nay. Một số cổ phiếu vốn hóa lớn khác cũng bị bán ròng như VNM (-82,7 tỷ đồng) và HPG (-38,6 tỷ đồng).
Rủi ro chờ chực, 98% trái phiếu doanh nghiệp vẫn được bán sạch Thống kê cho thấy, phần lớn trái phiếu doanh nghiệp phát hành đều không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo là cổ phiếu - dễ giảm giá, thậm chí về 0 nếu doanh nghiệp phá sản. Hầu hết trái phiếu doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo Theo thống kê của các chuyên gia phân tích SSI, trong...