10 cầu thủ từng thay đổi màu áo tuyển quốc gia
Bất chấp việc từng thi đấu cho đội tuyển quê hương, nhiều ngôi sao như Diego Costa, Thiago Motta, Nacer Chadli… vẫn quyết định thay đổi màu áo để tìm kiếm thành công.
Alfredo di Stefano: Huyền thoại Real Madrid khoác áo tới 3 đội tuyển quốc gia trong sự nghiệp. Di Stefano là người gốc Argentina. Ông có màn ra mắt đội tuyển này vào năm 1947, thi đấu 6 trận và ghi 6 bàn. Thống kê ghi nhận Di Stefano có thời gian khoác áo Colombia trước khi thi đấu cho tuyển Tây Ban Nha từ năm 1957. Trong màu áo “La Roja”, ông chơi 31 trận và có 23 pha lập công.
Ferenc Puskas: Huyền thoại bóng đá Hungary ghi 84 bàn sau 85 trận cho đội tuyển quốc gia trong giai đoạn 1945-1961. Tháng 11/1961, ông có trận ra mắt sau khi chuyển sang khoác áo tuyển Tây Ban Nha. Tại đây, ông thi đấu 4 trận nhưng không để lại dấu ấn. Puskas được biết đến là một trong những cây săn bàn huyền thoại của Real Madrid với 195 pha lập công sau 223 trận.
Diego Costa: Tiền đạo 31 tuổi trưởng thành ở quê nhà Brazil nhưng lựa chọn khoác áo tuyển Tây Ban Nha sau khoảng thời gian thi đấu thành công tại Atletico Madrid. Anh có 2 lần ra sân cho tuyển Brazil, nhưng đều là các trận giao hữu, nên đã xin cấp quốc tịch mới hồi 2014. Đến nay, Costa đã có 10 bàn thắng sau 24 lần ra sân cho “La Roja” nhưng chưa giành danh hiệu nào.
Jermaine Jones: Cựu danh thủ tuyển Mỹ từng thi đấu cho các cấp độ của đội tuyển Đức ở giai đoạn 2001-2010. Jones thi đấu cho đội U20, U21 và có 3 lần khoác áo “Die Mannschaft” trước khi chuyển sang đầu quân cho tuyển Mỹ. Ra mắt màu áo mới vào tháng 10/2010, anh có 69 lần ra sân, ghi 4 bàn và là một trong những trụ cột của đội tuyển.
Thiago Motta: Năm 2003, cựu tiền vệ PSG từng khoác áo tuyển Brazil 2 trận tại CONCACAF Gold Cup. Trước đó, anh đã có 11 trận ra sân cho đội U17 và U23 nước này. Sau đó, Motta quyết định chuyển sang đầu quân cho tuyển Italy. Anh có màn ra mắt tháng 2/2011, là thành viên trong đội hình tham dự Euro 2012, World Cup 2014 và Euro 2016. Motta ra sân tổng cộng 30 trận và ghi 1 bàn thắng cho tuyển Italy.
Nacer Chadli: Quyết định chuyển sang khoác áo “Quỷ đỏ” là bước ngoặt trong sự nghiệp của Chadli. Tiền vệ khoác áo AS Monaco có một lần ra sân cho tuyển Morocco trong trận giao hữu gặp Bắc Ireland hồi 2010. Sau đó, anh đã quyết định đầu quân cho tuyển Bỉ. Trong màu áo mới, Chadli ra sân 59 trận và có 8 pha lập công tính đến nay.
Video đang HOT
Roman Neustadter: Cầu thủ sinh năm 1988 từng thi đấu cho U20, U21 Đức và có 2 lần khoác áo “Die Mannschaft”. Tuy nhiên, anh không thể cạnh tranh với các ngôi sao trong đội hình tuyển Đức và quyết định đầu quân cho Nga năm 2016. Neustadter có màn ra mắt tuyển Nga tháng 6/2016. Tính đến nay, anh đã ra sân 13 trận và ghi 1 bàn thắng.
Wilfried Zaha: Sinh ra tại Bờ Biển Ngà nhưng tiền đạo của Crystal Palace chuyển tới Anh sinh sống từ năm 4 tuổi. Anh ra sân cho U19, U21 Anh và có 2 lần khoác áo “Tam sư”. Năm 2016, bất chấp sự níu kéo của HLV Gareth Southgate, Zaha vẫn quyết định đầu quân cho Bờ Biển Ngà và có 17 lần ra sân, ghi 5 bàn tính đến nay.
Florent Malouda: Cựu danh thủ sinh năm 1980 từng có 80 lần ra sân cho tuyển Pháp và ghi 9 bàn thắng. Tuy nhiên, Malouda lại lựa chọn khoác áo Guiana ở những năm cuối sự nghiệp. Năm 2017, anh ra sân tại CONCACAF Gold Cup bất chấp việc FIFA tuyên bố không đủ điều kiện. Hành động của Malouda khiến Guiana bị xử thua 0-3 dù cầm hòa Honduras với tỷ số 0-0.
Declan Rice: Tháng 3/2018, tiền vệ của West Ham có màn ra mắt trong màu áo CH Ireland. Anh chơi trọn vẹn 3 trận giao hữu của đội tuyển này dưới thời HLV Martin O’Neill. Tháng 2/2019, Rice quyết định chuyển sang khoác áo tuyển Anh. Tính đến nay, anh đã có 8 lần ra sân cho “Tam sư” và là một trong những sao trẻ được săn đón hàng đầu châu Âu.
Đội hình tệ nhất lịch sử Real Madrid
Lịch sử của Real Madrid gắn liền với các ngôi sao.
Từ Alfredo Di Stefano, Raymond Kopa, Ferenc Puskas trước kia đến giai đoạn Galacticos 1.0, rồi thế hệ Cristiano Ronaldo, Gareth Bale, Karim Benzema sau này. Nhưng Los Blancos cũng từng đưa về những hợp đồng tệ hại, thậm chí đủ để xếp cả một đội hình.
1. THỦ MÔN ALBANO BIZZARRI (1999 - 2000)
Albano Bizzarri thực ra không kém về tài năng, nhưng lại không gặp may mắn. Thủ thành người Argentina được chủ tịch Lorenzo Sanz đưa về Real Madrid năm 1999 nhờ phong độ ấn tượng tại Racing de Avellaneda. Nhưng tại Bernabeu, anh chỉ có 12 lần ra sân ở mùa 1999/2000 do không cạnh tranh nổi với cả Bodo Illgner lẫn tài năng mới nổi Iker Casillas. Cuối mùa giải ấy, Bizzarri chuyển đến Valladolid và có 6 mùa khá thành công với đội bóng này.
2. HẬU VỆ PHẢI CARLOS DIOGO (2005 - 2007)
Một trong những sai lầm khó hiểu của chủ tịch Florentino Perez. Ngày ra mắt, hậu vệ phải người Uruguay được Real Madrid giới thiệu là "một trong những cầu thủ trẻ hay nhất thế giới, đá chính ở River Plate khi mới 20 tuổi và có thể chơi ở nhiều vị trí". Cuối cùng, Carlos Diogo chỉ có 13 lần ra sân ở La Liga mùa 2005/06, bị đem cho Zaragoza mượn ở mùa tiếp theo rồi sau đó bán đứt cho đội bóng xứ Aragon.
3. TRUNG VỆ JONATHAN WOODGATE (2004 - 2007)
"Bệnh nhân người Anh" nổi tiếng ở Bernabeu. Nhiều người đã ngạc nhiên khi Real Madrid chi 18 triệu euro để đón về một trung vệ với tiền sử chấn thương liên tục, và điều tệ nhất đã xảy ra. Sau khi nghỉ hơn 1 năm vì chấn thương, Jonathan Woodgate có màn ra mắt thảm họa trước Bilbao khi đá phản lưới nhà và lĩnh thẻ đỏ. Tổng cộng, anh chỉ đá 14 trận cho Real Madrid trước khi bị tống về Anh khoác áo Middlesbrough.
4. TRUNG VỆ PREDRAG SPASIC (1990 - 1991)
Từng là hòn đá tảng tại Partizan và đội tuyển Nam Tư, nhưng Predrag Spasic lại không chịu nổi sức ép khi gia nhập Real Madrid. Trong 22 lần ra sân ở La Liga trong màu áo Los Blancos, dấu ấn duy nhất mà trung vệ này để lại là khi được các cule hát vang tên mình sau một bàn phản lưới nhà ở Nou Camp. Spasic sau đó chuyển đến Osasuna và bắt đầu lấy lại phong độ khi không còn phải chịu áp lực.
5. HẬU VỆ TRÁI FABIO COENTRAO (2011 - 2018)
Fabio Coentrao thực ra đã có 2 mùa đầu khá ấn tượng, khi anh thậm chí còn đẩy cả Marcelo lên ghế dự bị ở những trận quan trọng. Tuy nhiên, chấn thương và phong độ sa sút dần khiến hậu vệ người Bồ Đào Nha mất vị trí, để rồi liên tục bị đem cho mượn ở Monaco và Sporting Lisbon. Người ta tính ra Coentrao chỉ chơi 32% số trận tối đa cho Real Madrid và mỗi trận đấu của anh có giá 50.000 euro.
6. TIỀN VỆ PHẢI JULIEN FAUBERT (2009)
Cho đến giờ, vụ chuyển nhượng này vẫn là một bí ẩn. Không ai, kể cả chính Julien Faubert, hiểu được tại sao cựu chủ tịch Ramon Calderon lại duyệt chi 1,5 triệu euro để mượn cầu thủ người Pháp từ West Ham kèm điều khoản mua đứt hồi tháng 1/2009. Chung cuộc, Faubert chỉ chơi có... 60 phút trong màu áo Real Madrid và người ta chỉ nhớ đến anh với những sự cố như nhớ nhầm ngày tập, hay ngủ gật trên ghế dự bị.
7. TIỀN VỆ THOMAS GRAVESEN (2005 - 2006)
Thomas Gravesen có lẽ là bản hợp đồng kỳ lạ nhất ở kỷ nguyên Galacticos 1.0. Lối chơi băm bổ và quá rắn của tiền vệ người Đan Mạch khiến anh gần như lạc lõng giữa dàn sao của Real Madrid. Cá tính lập dị cũng khiến cựu cầu thủ Everton không được lòng các đồng đội và anh thậm chí từng có vụ xô xát trên sân tập với Robinho. Rốt cuộc, sau 1 mùa rưỡi gắn bó với sân Bernabeu, anh bị bán sang Celtic.
8. TIỀN VỆ PABLO GARCIA (2005 - 2008)
Thêm một người Uruguay trong đội hình tệ hại của Real Madrid. Trước đó, tiền vệ phòng ngự này đã gây ấn tượng trong màu áo Osasuna, khi trở thành cầu thủ... chơi xấu nhất La Liga mùa 2004/05 với 17 thẻ vàng và 1 thẻ đỏ. Phong độ không như kỳ vọng và những chấn thương đã khiến Pablo Garcia mất vị trí ở Bernabeu. Để rồi sau đó, anh bị đem cho Celta Vigo và Murcia mượn, trước khi bị cắt hợp đồng năm 2008.
9. TIỀN VỆ TRÁI ROYSTON DRENTHE (2007 - 2012)
Năm 2007, Real Madrid đã phải trả 14 triệu euro cho Feyenoord để có Royston Drenthe. Cầu thủ chạy cánh người Hà Lan được chấm bởi tân HLV Bernd Schuster, người đã theo dõi anh thi đấu ở giải vô địch U19 châu Âu. Chỉ có điều, Drenthe chưa bao giờ tái hiện được phong độ đỉnh cao ở Bernabeu. Vì thế, anh chỉ chơi có 65 trận trong 5 năm khoác áo Real Madrid, và có 2 mùa bị đem cho mượn tại Hercules và Everton.
10. TIỀN ĐẠO ELVIR BALJIC (1999 - 2002)
Năm 1999, chủ tịch Lorenzo Sanz chi 2,5 tỷ pesetas (15 triệu euro) để mua Elvir Baljic về từ Fenerbahce theo đề nghị của HLV John Toshack, người biết rõ tiền đạo người Bosnia khi còn dẫn dắt Besiktas. Nhưng mùa ra mắt 1999/2000 đã biến thành thảm họa khi Baljic đứt cả dây chằng chéo trước lẫn sau và chỉ chơi có 11 trận ở La Liga. Hai mùa sau, anh khoác áo Fenerbahce và Vallecano theo dạng cho mượn rồi chính thức gia nhập Galatasaray.
11. TIỀN ĐẠO ANTONIO CASSANO (2006 - 2008)
Antonio Cassano gia nhập Real Madrid trong kỳ chuyển nhượng mùa đông năm 2006, với quyết tâm giành suất dự World Cup 2006. Nhưng mọi chuyện không diễn ra như kế hoạch. Cassano gặp vấn đề về kỷ luật, cân nặng và gây chú ý ở những vụ việc ngoài lề hơn là trên sân cỏ. Dù ký hợp đồng 6 năm rưỡi, cuối cùng tiền đạo này chỉ trụ lại Bernabeu có 18 tháng với thành tích nghèo nàn 4 bàn thắng sau 29 trận đấu.
5 chân sút vĩ đại nhất lịch sử Real Madrid: Họ gồm những ai? Real Madrid là một trong những CLB vĩ đại nhất thế giới, lịch sử hào hùng của đội bóng này chứng kiến những chiến tích tuyệt vời, 13 lần lên ngôi ở Champions League, 4 lần vô địch FIFA Club World Cup cùng rất nhiều chức vô địch La Liga. Để làm nên thành công ấy, Real Madrid sở hữu những huyền thoại...