10 câu hỏi đừng ngại hỏi bác sĩ
Bạn đã bao giờ rời khỏi phòng khám mà nhận ra rằng mình quên không hỏi bác sĩ về một vài lo lắng và thắc mắc? Dưới đây là danh sách 10 điều quan trọng mà hầu hết chị em nào cũng muốn hỏi bác sĩ.
1. Tầm soát ung thư cách nào là tốt nhất có thể?
Khi nói đến tầm soát ung thư vú, chụp quang tuyến vú là lựa chọn tốt nhất cho phụ nữ, những người có nguy cơ trung bình và ở độ tuổi từ 50-69. Ngoài ra, siêu âm và xét nghiệm MRI có thể được tiến hannhf bổ sung đối với những người có nguy cơ cao hơn, chẳng hạn như những người có tiền sử gia đình của bệnh.
Nếu bạn có một lịch sử gia đình ung thư vú, xét nghiệm gen có thể giúp bác sĩ phát hiện và có kế hoạch phòng bệnh cho bạn.
Pap smear là cách thức xét nghiệm để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Đồng thời, bạn nên làm thêm xét nghiệm HPV để mở rộng sự chắc chắn về bệnh tật của mình.
2. Tôi có bị béo phì không?
Hãy hỏi bác sĩ về chỉ số BMI và vòng eo của bạn. Với chỉ số BMI là 30 và cao hơn thì tức là bạn có nguy cơ béo phì. Nếu bạn đang bị một trong các bệnh như bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư thì càng cần phải chú ý. Vòng eo 80 cm trở sẽ có thể là một rắc rối.
Video đang HOT
3. Lưng hoặc đau khớp có thể là do một căn bệnh mãn tính?
Buồng trứng và ung thư tuyến tụy và sỏi thận thậm chí có thể có các biểu biện là đau lưng. Trong một nghiên cứu về Phụ nữ của Đại học Y khoa Tokyo, 30% bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy bị đau bụng hoặc đau lưng. Và bệnh nhân bị bệnh lupus ban đỏ thì thường bị đau khớp.
4. Tôi có nên lo lắng về huyết áp cao trước khi tôi 50?
Có. Nếu bạn bị tăng huyết áp khi đang mang thai hoặc gia đình có tiền sử huyết áp cao thì càng cần chú ý. Những gì chúng ta làm cho động mạch của mình ở độ tuổi 30 và 40 là rất quan trọng. Vậy nên, ngay từ bây giờ, hãy ăn một chế độ ăn uống hợp lý với lượng cholesterol thấp, duy trì một trọng lượng bình thường, và tập thể dục thường xuyên để tránh huyết áp tăng quá cao.
5. Tôi có nên kiểm tra mật độ xương, mặc dù tôi còn trẻ?
Nếu bạn dưới 50 tuổi và có một tiền sử gia đình có người bị suy thoái xương, hãy hỏi bác sĩ nếu bạn băn khoăn mình có nguy cơ bị yếu xương hay loãng xương không. Nếu bạn trên 50, bạn càng cần làm các xét nghiệm này. Bạn có thể làm cho xương chắc khỏe bằng cách bổ sung canxi. Phụ nữ trên 50 tuổi cần 1.500 mg canxi và ít nhất 800 IU vitamin D mỗi ngày. Đối với những người dưới 50 tuổi, con số này là 1.000 mg canxi và ít nhất 400 IU vitamin D mỗi ngày.
6. Tại sao tôi bị đau nhức đầu dữ dội?
Nếu bạn bị đau đầu nghiêm trọng trong khi trước đây bạn không hề bị như vậy thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Và nếu đau đầu đi kèm với nôn mửa, buồn nôn, co giật, hoặc các triệu chứng thần kinh khác, thì đó có thể là một chứng đau nửa đầu, nhưng nó cũng có thể là một chứng phình động mạch và vỡ có thể gây tử vong bùng nổ của một mạch máu trong não. Nếu thỉnh thoảng bạn mới bị như vậy thì bạn có thể khắc phục.
7. Tại sao các triệu chứng cúm của tôi mãi không khỏi?
Bệnh cúm thường có các triệu chứng kéo dài 3-4 ngày, bao gồm sốt, ớn lạnh, ho khan, đau nhức và đau. Nhưng nếu các triệu chứng này vẫn tiếp tục qua bốn ngày, bạn có thể bị nhiễm trùng thứ cấp, có thể là viêm phổi, tăng bạch cầu đơn nhân, viêm họng, nhiễm trùng tụ cầu khuẩn hoặc thậm chí cả ung thư phổi giai đoạn đầu… Đặc biệt là nếu có ho mãn tính hoặc nếu bạn đang ho ra đờm có máu, bạn cần được điều trị càng sớm càng tốt.
8. Tôi có cần quá lo lắng đến chuyện nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục?
Nếu bạn có một đối tác tình dục, bất kể tuổi tác của bạn là bao nhiêu, bạn vẫn có nguy cơ bị lây bệnh qua đường tình dục. Trường hợp nhiễm HIV dương tính trên thế giới đã tăng lên trong năm năm qua với những người trên 30 tuổi, một phần do đời sống tình dục và do nhận thức ít ỏi về HIV. Không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục là một mối quan tâm bởi vì nó làm gia tăng cơ hội nhiễm bệnh. Phụ nữ sau mãn kinh có các mô âm đạo mỏng hơn nên nếu có quan hệ tình dục sẽ càng có nguy cơ cao hơn.
9. Tại sao tôi khó chịu vùng bụng?
Cảm giác chướng bụng, giống như đầy hơi hay đau nhức có thể báo hiệu một cái gì đó nghiêm trọng hơn là do ăn uống quá nhiều. Những khó chịu mãn tính này có thể cảnh báo các bệnh như viêm ruột thừa, u nang buồng trứng, viêm túi thừa và bệnh viêm vùng chậu. Vậy nên, nếu bạn đang ở trong cơn đau dữ dội, và kéo dài từ 24 đến 48 giờ, có kèm theo sốt và khó chịu ở ruột thì cần đi khám càng sớm càng tốt.
10. Tại sao tôi bị chứng ợ nóng và khó thở?
Các dấu hiệu của bệnh tim ở phụ nữ có thể được tinh tế hơn và kéo dài hơn so với chứng đau ngực và tê cánh tay như ở nam giới. Dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ có thể dễ nhầm lẫn với ợ nóng. Ợ nóng mãn tính cũng có thể chỉ ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản (axit ở dạ dày trào ngược vào thực quản). Nếu những triệu chứng này xuất hiện đột ngột, hoặc kéo dài, bạn cần được chẩn đoán một cách chính thức.
Theo PNO
Nguyên nhân của bệnh khó nuốt
Tôi năm nay 42 tuổi, thời gian gần đây xuất hiện cảm giác vướng ở vùng cổ, đặc biệt mỗi khi ăn luôn có cảm giác khó nuốt. Xin hỏi đó là biểu hiện của bệnh gì, có phải đi khám không?
Khó nuốt là cảm giác "dính" hoặc cản trở thức ăn đi qua miệng, hầu hay thực quản. Khó nuốt có thể do nguyên nhân có các khối u trong lòng ống tiêu hóa từ miệng đến dạ dày hoặc các khối u do các bệnh khác từ bên ngoài chèn ép vào ống tiêu hóa... Chia 2 loại: khó nuốt cơ học và khó nuốt vận động
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Khó nuốt cơ học: thức ăn lớn, dị vật, viêm miệng, hầu, thực quản; đai vòng hầu, thực quản bẩm sinh, vòng niêm mạc thực quản dưới; hẹp lành tính do loét, viêm trong bệnh Crohn, sau phẫu thuật, xạ trị, bẩm sinh; bướu ác tính, bướu lành tính các loại; chèn ép từ bên ngoài thực quản như cứng khớp đốt sống, gai cột sống, bướu tuyến giáp, u tụy...
Khó nuốt vận động: Có thể là hậu quả của khởi sự nuốt khó khăn, hay do bất thường trong nhu động và ức chế do nuốt trong các bệnh của cơ vân hay cơ trơn thực quản. Các nguyên nhân khó nuốt vận động là: liệt hầu, phình cơ nhẫn hầu, xơ cứng bì thực quản, phình thực quản, co thắt thực quản lan tỏa và các rối loạn vận động có liên quan khác.
Điều trị khó nuốt tùy nguyên nhân gây khó nuốt mà bác sĩ sẽ quyết định dùng phương pháp nội khoa hoặc phương pháp phẫu thuật như cắt bỏ các khối u chèn ép vào thực quản gây khó nuốt. Bạn nên đi khám sớm tại chuyên khoa tiêu hóa hoặc tai mũi họng để tìm nguyên nhân và điều trị sớm.
Theo vnmedia
3 cách ứng phó với đau khớp mùa lạnh Cho dù đau khớp vì bất kì nguyên nhân gì thì người bệnh cũng vô cùng đau đớn và rất khó chịu. Để giảm các cơn đau không mong muốn này, bạn có thể làm theo ba bước sau. Những ngày lạnh là những ngày cực hình với nhiều người, nhất là những người bị bệnh khớp, đau khớp, đặc biệt là viêm...