10 cán bộ tham ô tài sản hầu tòa lần 2
Ngày 10/6, TAND tỉnh Phú Yên mở phiên tòa sơ thẩm xét xử lần 2 vụ án tham ô tài sản Chương trình SEMLA xảy ra tại Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Phú Yên.
Đặc biệt, bị cáo chính trong vụ án này là Nguyễn Kim Phúc – nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường kiêm Giám đốc chương trình SEMLA PhúYên có đơn xin xét xử vắng mặt.
Theo hồ sơ vụ án, tháng 1/2007 đến 11/2009, lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong quá trình thực hiện Chương trình SEMLA: Xây dựng hương ước bảo vệ môi trường tại xã An Chấn (huyện Tuy An), xã Xuân Thọ 2 (thị xã Sông Cầu); xây dựng hệ thống quan trắc môi trường tỉnh Phú Yên; điều tra, khảo sát vùng nước ngập mặn tại huyện nói trên và những chuyến công tác dự hội nghị sơ kết, tổng kết Chương trình SEMLA tại Hà Nội, Hà Giang.
Các bị cáo tại tòa (ảnh PL.TPHCM)
Thời điểm này, Nguyễn Kim Phúc (61 tuổi), Hà Thượng Trúc (55 tuổi, nguyên kế toán trưởng), Nguyễn Văn Mẫu (48 tuổi, nguyên chánh văn phòng), Võ Văn Dũng (36 tuổi, nguyên thư ký chuyên trách Chương tình SEMLA Phú Yên), Nguyễn Thị Thanh Vy (37 tuổi, nguyên Phó chi cục trưởng Chi cục Môi trường), Trần Thị Na (46 tuổi, nguyên phó phòng, trưởng nhóm đất đai Chương trình SEMLA Phú Yên), Phan Thế Quốc (41 tuổi, nguyên chuyên viên Chương trình SEMLA Phú Yên), Võ Ngọc Tuân (35 tuổi, nguyên Phó chi cục trưởng Chi cục Môi trường), Lưu Phạm Bá Luân (33 tuổi, nguyên chuyên viên Chương trình SEMLA Phú Yên) và Phan Thị Kim Oanh (35 tuổi, nguyên Phó trưởng phòng Môi trường) đã có hành vi lập khống chứng từ đưa vào thanh toán, chiếm đoạt hơn 430 triệu đồng.
Qua điều tra, 10 đối tượng trên bị Viện KSND tỉnh Phú Yên truy tố về tội tham ô tài sản theo quy định tại điểm c, d khoản 2 Điều 278 Bộ luật Hình sự (khung hình phạt từ 7 năm đến 15 năm tù).
Tháng 8/2012, vụ này đã được TAND tỉnh Phú Yên xét xử sơ thẩm. Sau đó, các bị cáo: Nguyễn Kim Phúc, Nguyễn Văn Mẫu và Hà Thượng Trúc kháng cáo, xin được hưởng án treo.
Đến ngày 22/11/2012, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Đà Nẵng đưa vụ án ra xét xử, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Kim Phúc 3 năm tù cho hưởng án treo; Hà Thượng Trúc 2 năm 6 tháng tù cho hưởng án treo; Nguyễn Văn Mẫu 2 năm 6 tháng tù cho hưởng án treo.
Theo kháng nghị của Chánh án TAND tối cao, ngày 6/1/2014, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao ra quyết định hủy bản án hình sự phúc thẩm của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Đà Nẵng và bản án hình sự sơ thẩm của TAND tỉnh Phú Yên về phần trách nhiệm hình sự đối với Nguyễn Kim Phúc và 9 đồng phạm. Lý do hủy án: HĐXX cấp sơ thẩm và phúc thẩm không áp dụng đúng quy định của pháp luật về chế định án treo, bản án không đáp ứng yêu cầu giáo dục, phòng chống tội phạm tham ô tài sản.
Video đang HOT
Dự kiến phiên tòa sơ thẩm lần thứ hai sẽ kéo dài trong 3 ngày.
Doãn Công
Theo Dantri
Vụ câu kết đánh cắp con dấu: Không khởi tố vì không định giá được con dấu?
Phòng PC 46 Công an TP Hải Phòng khẳng định nhóm cổ đông của Công ty CP Kim khí Hải Phòng có dấu hiệu của hành vi trộm cắp tài sản khi lấy đi con dấu. Tuy nhiên, cơ quan này ra quyết định không khởi tố vụ án dù chưa định giá con dấu.
Liên quan đến vụ việc một nhóm cổ đông Công ty CP đầu tư và phát triển kim khí Hải Phòng đã phá khóa đánh cắp những con dấu quan trọng của công ty. Khi bị phát hiện, đối tượng chiếm giữ con dấu trái phép còn chống lệnh tòa và bất chấp thi hành án, PV Dân trí đã có buổi làm việc chính thức với Phòng CSĐT Tội phạm về kinh tế và quản lý chức vụ (PC 46) Công an TP Hải Phòng để làm rõ sự việc.
Đại diện của phòng PC 46 Công an TP Hải Phòng gồm: Thượng tá Vũ Văn Quynh - Phó phòng PC 46, người trực tiếp ký quyết định không khởi tố hình sự vụ án; Thượng tá Bùi Văn Hiệp - Điều tra viên cao cấp và trung tá Trần Xuân Đào - điều tra viên cùng thụ lý trực tiếp vụ việc.
Theo hồ sơ sự việc, trung tá Đào cho biết: Khoảng 15h ngày 8/1/2012, tại trụ sở Công ty CP đầu tư và phát triển kim khí Hải Phòng, một số cổ đông của công ty gồm có: Ông Nguyễn Mạnh Hà là cổ đông chính; ông Vũ Văn Tuyến là phó tổng giám đốc kiêm trưởng phòng tổ chức hành chính; bà Trần Thu Thủy là cổ đông đồng thời là phó giám đốc của chi nhánh số 2; ông Trần Ngọc Thìn là trưởng ban kiểm soát của công ty đã thuê thở khóa bên ngoài, mở cửa phòng và mở cửa tủ của văn thư tại tầng 2 của công ty lấy đi 2 con dấu là dấu tròn của công ty và dấu chứng danh chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc của ông Lưu Thành Đông sau đó giao cho bà Trần Thu Thủy cất giữ quản lý.
Thượng tá Vũ Văn Quynh - Phó phong PC 46 Công an TP Hải Phòng cho biết không định giá được con dấu nên không khởi tố vụ án.
Sau khi lấy con dấu, 4 người này đã thay chìa khóa của cửa ra vào và dán niêm phong. Trên niêm phong có chữ ký của bà Thủy, ông Tuyến và ông Thìn.
Phòng giữ con dấu do bà Nguyễn Thị Oanh là nhân viên văn thư phòng tổ chức hành chính quản lý và giữ chìa khóa. Vì ngày xảy ra sự việc 8/1/2012 là ngày chủ nhật nên công ty nghỉ làm việc, chỉ có bảo vệ ở công ty trông coi.
Trung tá Đào cho biết: Vụ việc ban đầu do Công an quận Ngô Quyền thụ lý. Tại cơ quan công an, nhóm người trên đều thừa nhận hành vi.
Đánh giá về hành vi của nhóm cổ đông này, thượng tá Bùi Văn Hiệp khẳng định: "Chúng tôi đã xem xét đến hành vi trộm cắp, đối chiếu đến 3 tội danh chứ không phải là một tội con dấu. Chúng tôi cũng đã xem xét đến điều 138 là hành vi trộm cắp tài sản thì chúng tôi phải khẳng định hành vi của ông Vũ Văn Tuyến, ông Trần Ngọc Thìn, ông Nguyễn Mạnh Hà, bà Trần Thu Thủy lén lút thuê thợ khóa cắt khóa lấy con dấu được chúng tôi xác định là có dấu hiệu của hành vi trộm cắp tài sản".
Tuy nhiên, theo thượng tá Hiệp: Trong vụ án này không xác định được con dấu là bao nhiêu tiền. Không một cơ quan nào xác định được con dấu này là bao nhiêu tiền. Trong khi con dấu này bao nhiêu tiền cụ thể là cấu thành vật chất thì mới quy được vào tội trộm cắp tài sản. Chúng tôi thấy rằng có dấu hiệu của hành vi trộm cắp tài sản nhưng chưa thỏa mãn yếu tố cấu thành tội phạm theo điều 138 Bộ luật hình sự.
Quyết định không khởi tố vụ án của Công an TP Hải Phòng vì cho rằng các đối tượng trộm cắp con dấu của tổ chức kinh tế chứ không phải con dấu của nhà nước, tổ chức xã hội.
Thượng tá Vũ Văn Quynh cho rằng: "Chúng tôi khi tiến hành điều tra xác định hành vi của nhóm này không cấu thành tội phạm hình sự. Mà không cấu thành tội phạm hình sự thì tôi có trách nhiệm ra quyết định không khởi tố và thực hiện hành vi điều chỉnh. Và vụ việc này đã được đưa ra tòa".
Trong buổi làm việc với PV Dân trí, các đại diện lãnh đạo Phòng PC46 Công an TP Hải Phòng đều khẳng định rằng giá trị con dấu chính là điểm mấu chốt để xác định vụ việc có dấu hiệu trộm cắp tài sản mà nhóm cổ đông gây ra có là vụ án hình sự hay không.
Tuy nhiên, khi PV Dân trí đặt câu hỏi Phòng PC 46 đã tiến hành các bước định giá con dấu bị chiếm giữ hay chưa, thượng tá Quynh cho rằng do không thể định giá được con dấu nên đơn vị này không thực hiện việc định giá, đồng thời ra quyết định không khởi tố vụ án. Từ đó, vụ việc được chuyển sang hướng để TAND quận Lê Chân thụ lý giải quyết.
Ngày 24/7/2012, TAND quận Lê Chân (Hải Phòng) đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thu hồi con dấu trả lại cho công ty nhằm tránh hậu quả xấu của việc sử dụng con dấu trái pháp luật.
Chi cục thi hành án quận Lê Chân khẳng định sẽ xem xét tính chất vụ việc chống thi hành án, đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều tra, xử lý.
Tuy nhiên, Trần Thu Thủy không chấp hành quyết định này của tòa án. Tiếp đến Chi cục thi hành án quận Lê Chân sau nhiều lần vận động và thi hành án nhưng Trần Thu Thủy vẫn không chấp hành buộc cơ quan thi hành án quận Lê Chân phải ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế nhưng Trần Thu Thủy vẫn bất chấp không giao nộp lại con dấu pháp nhân cho cơ quan chức năng và công ty.
Trước sự việc, ngày 15/8/2012, Chi cục Thi hành án quận Lê Chân có công văn số 440/CV-THA và Cục quản lý hành chính về TTXH Bộ Công an đã có công văn về việc chấm dứt giá trị pháp lý con dấu của Công ty CP Đầu tư và phát triển kim khí Hải Phòng do bàTrần Thu Thủy chiếm giữ trái phép và cho làm thủ tục khắc lại con dấu và cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho công ty này sử dụng.Đến tháng 9/2012, công ty mới được cấp lại con dấu để hoạt động.
Về thẩm quyền xử phạt hành vi của đối tượng chống đối thi hành án, chấp hành viên Nguyễn Trường Giang - Chi cục phó Chi cục thi hành án quận Lê Chân (Hải Phòng) cho biết đã ra quyết định xử phạt hành chính bà Thủy 200 nghìn đồng. Thế nhưng, gần 2 năm trôi qua, bà Thủy cũng "phớt lờ" cả việc nộp phạt hành chính theo quy định pháp luật. Vì vậy, Chi cục thi hành án quận Lê Chân khẳng định sẽ xem xét tính chất vụ việc, đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều tra, xử lý.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc.
Anh Thế
Theo Dantri
Bảo hiểm xã hội TPHCM khởi kiện 100 doanh nghiệp Bảo hiểm xã hội (BHXH) TPHCM vừa chính thức cho biết, từ đầu năm 2014 đến nay do có rất nhiều doanh nghiệp không đóng BHXH cho người lao động. Và cơ quan này buộc phải khởi kiện khoảng 100 doanh nghiệp ra tòa. Xét xử một doanh nghiệp nợ BHXH ở huyện Bình Chánh. Ảnh: P.T Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp dù...