10 Cách phối màu quần áo cơ bản cho nam và nữ chuẩn stylist
Nghệ thuật phối quần áo không chỉ nằm ở “thuận mắt” mà còn mang tính khoa học. Nắm vững 10 quy tắc về cách phối màu quần áo dưới đây sẽ giúp bạn diện trang phục thanh lịch và đẹp mắt, cải thiện phong cách của mình tinh tế hơn.
John Galliano đã nói “Tận hưởng niềm vui của việc diện đồ chính là một nghệ thuật đích thực”. Thế bạn có đang tận hưởng niềm vui ấy mỗi ngày?
Bạn đã bao giờ nhìn vào tủ quần áo của mình và nghĩ bản thân chỉ toàn quần áo màu đen? Đã đến lúc bạn phải thay đổi rồi. Đẹp 365 sẽ ở đây và gợi ý cho bạn cách phối màu quần áo và “refresh” diện mạo cho bản thân mình mỗi ngày.
Bên cạnh đó, khi nắm vững được tính chất tương hỗ – tương khắc, tác dụng và tính ứng dụng của từng loại màu sắc, chúng ta có thể vận dụng được vào mọi thứ. Bạn không chỉ có thể áp dụng trong thời trang mà còn là mỹ thuật, hội họa, thiết kế nội thất, nhiếp ảnh, đồ họa…
1. Nguyên tắc phối màu quần áo theo bánh xe màu sắc
Vì sao chúng ta cần học quy tắc phối màu quần áo? Đầu tiên, một lỗi phổ biến chính là chúng ta thường rất dễ chọn được những item đẹp mắt nhưng khi phối lên tổng thể lại không ấn tượng và đôi lúc còn mất đi nét đặc sắc vốn có. Một phần nằm ở kỹ thuật phối màu.
Bánh xe màu sắc là một sơ đồ hình tròn minh họa mối quan hệ mật thiết giữa các màu sắc khác nhau. Ngài Isaac Newton đã phát triển bánh xe màu sắc đầu tiên trong cuốn sách Opticks năm 1704 của ông. Newton đã tạo ra một bánh xe màu không đối xứng với bảy màu – đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím.
Năm 1810, Johann Wolfgang von Goethe đã phát triển một bánh xe màu đối xứng chỉ với sáu màu (loại bỏ chàm) tương tự như màu mà chúng ta thường sử dụng ngày nay. Dần về sau này, các nghệ sĩ và nhà thiết kế thời trang sử dụng bánh xe màu để tạo ra các bảng phối màu tạo ra hiệu ứng nghệ thuật mong muốn.
Bánh xe màu sắc gồm:
Nhóm 1: cố định với ba màu gốc (mô hình màu RGB truyền thống) đó chính là đỏ, vàng và xanh lam. Nhóm 2: Từ việc pha trộn các màu cơ bản sẽ tạo thành các màu phụ như xanh lá cây, cam và tím. Nhóm ba: Hình thành bằng cách pha một màu chính với một màu phụ. Sắc thứ 3 sẽ có đỏ tươi (đỏ-tím), vermillion (đỏ cam), hổ phách (vàng-cam), chartreuse (vàng-xanh lục), mòng két (xanh lam-lục) và violet (xanh tím).2. Cách phối màu quần áo cơ bản cho nam và nữ
Bảng phối màu quần áo dưới đây dành cho cả nam, nữ hay bất kỳ giới tính nào.
Đây chính là cách phối màu dành cho hội đam mê diện trang phục “tông xuyệt tông” (bắt nguồn từ tiếng Pháp: ton-sur-ton). Ton-sur-ton lại thuộc một nhánh của phong cách monochrome và đơn giản nhưng ấn tượng là 2 tính từ đi liền với phong cách/cách phối này. Tuy nhiên, thay vì chỉ có black-on-black hay white-on-white, monochrome còn là “sân chơi” để bạn sáng tạo đa dạng cách mix & match theo màu.
Phối màu quần áo tương tự nhau cũng là gợi ý lý tưởng dành cho những tín đồ thời trang thanh lịch. Bạn có thể “pick” các sắc màu tương tự nằm cạnh nhau trên bánh xe màu sắc. Nói cách khác, bạn nên chọn một màu chủ đạo và các màu khác, màu phụ kiện tương tác tốt với màu chính. Ví dụ, màu chủ đạo là xanh dương, bạn có thể phối màu quần áo với xanh mint, xanh đậm,… để có một “outfit” tinh tế.
2.3. Phối màu tương phản
Tuy khó thực hiện và cần con mắt “thẩm mỹ” cao, nhưng đây chính là gợi ý tuyệt vời dành cho những tín đồ thời trang đam mê tận hưởng niềm vui của việc phối sắc màu cho những bộ trang phục. Màu tương phản là các màu đối diện với nhau trên bánh xe màu. Khi phối cạnh nhau, màu này làm nổi bật màu kia và ngược lại.
Các màu bổ sung đối lập nhau trên bánh xe màu sắc được yêu thích là đỏ với xanh lục, tím với vàng, xanh dương với cam.
Video đang HOT
2.4. Phối màu đen trắng
Thay vì chỉ trắng hoặc chỉ đen, combo trắng đen là gợi ý giúp bạn có thể thay đổi trông mới mẻ, đỡ nhàm chán hơn. Đây là bảng màu dành cho tất cả mọi người. Bởi, với cách phối màu quần áo này, bạn hoàn toàn có thể tự tin diện tất cả các địa điểm mà không lo lỗi mốt hay không hợp màu da.
2.5. Phối màu quần áo thời trang gam màu trung tính
Các gam màu trung tính tiêu biểu là xám, ghi, trắng, đen, ghi, xám, màu da, nâu, kem,… Những trang phục có gam màu trung tính luôn là sự lựa chọn tối ưu cho cả nam và nữ khi “bí” ý tưởng lên đồ. Thanh lịch, dễ mặc nhưng vẫn rất phong cách là những gì mà gam màu trung tính mang lại cho bạn.
2.6. Phối theo gam màu nóng lạnh
Gam màu nóng (warm colours) mang ưu điểm tạo cảm giác ấm áp, kích thích thị giác và đặc biệt là làm cho mọi thứ trông nhỏ hơn về kích thước. Phối màu quần áo với những màu ấm như đỏ, cam, vàng, nâu cho đến bây giờ vẫn được các nàng tận dụng rất nhiều để “hack dáng” thon gọn hơn.
Trái ngược với gam màu nóng, sắc lạnh (cold colours) là các màu như màu xanh, tím, xanh lá cây,… sẽ tạo cảm giác mát mẻ và dễ chịu. Trông không hề chói chang nhưng lại kén người mặc hơn bạn tưởng.
2.7. Phối đồ họa tiết nhiều màu
Chơi với hoạ tiết là “con dao hai lưỡi”, bởi nếu không khéo, bạn sẽ trông rất luộm thuộm và “diêm dúa”. Tuy nhiên, nếu biết cách mix&match khôn khéo, bạn sẽ là một nàng tắc kè hoa sành điệu. Hãy cùng điểm qua một vài kiểu phối đồ họa tiết sau để lên đồ thật cool ngầu bạn nhé.
2.8. Phối màu quần áo theo sắc tố da
Mỗi sắc tố da sẽ phù hợp với những tông màu nhất định. Do đó bạn cần hiểu rõ làn da của mình để biết cách phối đồ phù hợp.
Ví dụ nếu sở hữu sắc tố da ấm (warm undertone), trang phục màu ấm, nóng như đỏ, san hô, vàng, cam hay hồng đào sẽ rất phù hợp. Nếu có sắc tố da lạnh (cool undertone) thì nàng nên ưu tiên những màu như xanh ngọc, xanh biển.
2.9. Phối màu quần áo theo mùa
Vào mỗi mùa khác nhau, bạn có thể phối màu quần áo phù hợp với thời tiết để trông hài hòa hơn. Màu nâu và màu vàng sẽ thích hợp phối đồ cho mùa thu lãng mạn. Tiết trời mùa hè chính là lúc bạn bung xoã hết cỡ với gam màu neon, màu ombre nổi hay đơn giản là màu trắng trung tính. Mùa xuân với xanh mint (bạc hà), hồng phấn và tím lilac hay hoạ tiết hoa sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Bên cạnh đó, những màu ấm sẽ thích hợp cho bạn trong mùa đông.
2.10. Phối màu quần áo theo hoàn cảnh
Cách phối màu quần áo còn phụ thuộc nơi mà bạn đến, sự kiện quan trọng hay tính chất công việc. Nếu bạn đến tham dự lễ cưới, ít nhất hãy tuân thủ dresscode cô dâu đã ghi chú trong thiệp. Nếu bạn đến một buổi meeting quan trọng cùng khách hàng, hãy chọn một bộ vest sáng màu nhưng đừng quá sặc sỡ….
3. Những lưu ý cần nắm khi phối màu quần áo
1/ Phối màu theo mô hình tam giác: Đây là sự kết hợp của các màu sắc cách đều nhau trên bánh xe từ sắc thái trầm đến những gam màu nóng theo tỉ lệ 2:1 (đối với mô hình tam giác) hoặc 3:1 (đối với mô hình tứ giác). Ví dụ bộ 3 màu đỏ, xanh dương, vàng hay bộ 4 màu cam, xanh lá, tím, xanh dương.
2/ Tránh quá nhiều hoạ tiết không liên quan: Nếu bạn diện trang phục họa tiết, hãy chọn phụ kiện, giày dép cùng màu với họa tiết in trên đó để tạo tổng thể hài hòa. Bạn không nên phối hợp với quá nhiều màu vì sẽ gây rối mắt, kém thời trang.
3/ Bạn nên tham khảo thêm những bí kíp phối đồ cho dáng người: Bởi việc phối màu quần áo để hack nhẹ chiều cao và chiều ngang thì bạn có thể tối ưu hoá “lợi thế” hình thể và che giấu khuyết điểm tốt hơn bằng cách chọn thiết kế có kiểu dáng và chất liệu.
Việc phối màu quần áo quả thật không dễ dàng nhưng Đẹp365 hy vọng đã giúp bạn “nhẹ thở” hơn với 10 quy tắc phối màu cơ bản kể trên.
Nỗi ám ảnh mang tên "size 0": Khiến người mẫu tự bỏ đói tới kiệt quệ, làng thời trang quay cuồng bởi chuẩn mực vô lý khó chấp nhận
Ngất xỉu, run rẩy dưới cơn gió nhẹ, nhịn đói và chỉ uống nước cầm hơi... nhiều người mẫu " 0" đã bỏ mạng vì luật ngầm khắt khe trong giới thời trang.
Chốn lắm mộng phù hoa mang tên "Làng Mốt" luôn mang sức hấp dẫn của riêng nó. Điệu đà, kiêu kỳ, cao sang, duy mỹ... là những gì mà người ngoài cuộc vẫn luôn đánh giá về làng mốt nói chung hay ngành nghề người mẫu nói riêng. Và tất nhiên, đó cũng chỉ là chủ quan cảm nhận của những người ngoài cuộc. Còn đối với người trong cuộc, chuyện lại khác.
Từ lâu, những người trong cuộc - mà ở đây là các người mẫu, đã nắm rõ quy tắc sống còn để có thể trụ vững và thăng tiến trong nghề: nhịn ăn, giảm cân và giữ dáng. Cao và gầy thôi là chưa đủ, nhiều người mẫu chấp nhận đưa tính mạng của mình vào vòng rủi ro, tất cả để đạt được trọng lượng cơ thể siêu nhẹ mà người ta vẫn gọi là "Size 0".
Gầy, gầy nữa, gầy mãi...
Không ai biết chắc khái niệm "Size 0" được khai sinh vào thứ; ngày; tháng nào. Giới thời trang ghi nhận vào thập niên 60, cô người mẫu Twiggy cao 1m68 và chỉ nặng có 40 kg đã mở đường cho xu hướng trọng dụng những người mẫu siêu gầy của các nhà mốt.
Cuối thập niên 80, giữa lúc các chân dài gợi cảm với ba vòng bốc lửa đang "làm mưa làm gió" các sàn diễn quốc tế, thì Kate Moss trở thành nhân tố lạ lẫm và khiến trào lưu người mẫu siêu gầy quay trở lại. Năm 1990, thương hiệu Calvin Klein gây tranh cãi gay gắt khi trình làng bộ sưu tập với hình gầy gò, xanh xao của Kate Moss.
Tỷ lệ quần áo 0 (76-56-81) của Kate Moss nhanh chóng trở thành số đo chuẩn rất nhiều thương hiệu cao cấp lúc bấy giờ. Liên tiếp sau đó, những cô gái với vẻ ngoài "mình hạc xương mai", bộ dạng ốm yếu xuất hiện trên các sàn diễn thuộc kinh đô thời trang quốc tế. Người ta dần bị ám thị rằng: cứ phải thật gầy mới có cơ hội được các nhà mốt để mắt!
Nhiều thời báo kịch liệt bài xích tư tưởng có phần độc hại này. Tờ New York Times cho rằng đây là "hành vi vô đạo đức". Tờ U.S. News và World Report gọi đây là "một xu thế tàn nhẫn". Để đạt được chỉ số cân nặng như trên, các người mẫu buộc phải tự bỏ đói chính mình, chỉ dám uống nước dưa leo để cầm hơi, sử dụng các chất gây nghiện... nhằm bỏ qua bữa ăn và nhanh chóng giảm cân.
Dẫu bị lên án gay gắt nhưng " 0" lại khiến các NTK thích thú. Cố giám đốc sáng tạo của Chanel - ngài Karl Lagerfeld, luôn lấy hình tượng những cô gái siêu gầy làm chuẩn mực cái đẹp và cảm hứng cho các thiết kế của mình. Thương hiệu Saint Laurent thường xuyên chọn các cô gái có hình thể mỏng, tỷ lệ mỡ rất thấp để diện trang phục hãng.
Trong ngành thời trang, quan điểm "người mẫu chỉ là những chiếc mắc áo" dần biến tướng và tạo ra một thế hệ những cô gái chán ăn, thèm giảm cân. Nhiều ý kiến chỉ trích, khi cho rằng những cô gái coi thường mạng sống mà lao vào guồng quay ép cân như những con thiêu thân trước ánh sáng. Nhưng đứng trước cơ hội phát triển sự nghiệp, tương lai, hay đơn giản là kiếm kế sinh nhai... họ phải làm gì đây?
"Da bọc xương" chính là những từ ngữ để miêu tả họ - những người theo đuổi xu hướng này. Các BTV của tạp chí Vogue từng kinh hãi khi nhìn dàn mẫu run rẩy dưới điều hoà ở mức 26 độ C, cũng bởi cơ thể họ còn chẳng có lớp mỡ giữ ấm.
Năm 2017, dư luận nước Nga rúng động trước thông tin người mẫu Katerina Laktionova bị mẹ bỏ xác vào vali và quăng ra biển. Theo kết quả khám nghiệm pháp y, khi ấy cô chỉ nặng 35kg và chết vì chứng biếng ăn. Hành động của mẹ Katerina là cách để bà... quên đi nỗi đau đớn, giày vò vì mất đi đứa con ép mình vào tiêu chuẩn " 0".
Cái chết của Katerina Laktionova chỉ là hạt cát giữa một sa mạc được bao phủ bởi những hậu quả mang tên " 0". Năm 2006, cô Ana Carolina Reston, một chân dài từ Brazil qua đời vì ăn uống thiếu chất trong thời gian dài. Bốn năm sau, người mẫu Isabelle Caro đột tử vì tự bỏ đói chính mình. Những cái chết như được báo trước, nhưng chẳng được mấy ai đoái hoài.
"Size 0" đã hết thời?
Trên đà phát triển và đào thải liên tục, trào lưu có phần độc hại bên trên cũng đi tới thời kỳ thoái trào. Edward Enninful - Tổng biên tập tờ Vogue Anh Quốc cho biết: "Khi đọc Vogue, mọi người sẽ nhận ra mọi sắc tộc, kích cỡ đều đều được chào đón. 'Size 0' đã dần mất đi vị thế trước kia". Ý kiến của Edward Enninful là tia sáng hi vọng về một ngày mà giới thời trang có cái nhìn cởi mở, chào đón mọi dáng hình cơ thể và thay đổi chuẩn mực sắc đẹp.
Việc hàng loạt người mẫu qua đời do tự bỏ đói đã khiến giới chức trách vào cuộc. Năm 2017, một đạo luật ở Pháp được ban bố nhằm nghiêm cấm các chân dài quá gầy được hành nghề. Bất cứ thương hiệu, nhà quản lý nào vi phạm đạo luật trên sẽ phải nộp phạt gần 1,9 tỷ đồng và ngồi tù 6 tháng. Các thương hiệu thuộc 2 tập đoàn thời trang lớn là LVMH và Kering cũng cam kết chỉ làm việc với người mẫu từ 1 trở lên. Thậm chí, người tạo ra những bức hình quảng cáo có người mẫu siêu gầy cũng bị phạt gần 1 tỷ đồng.
Versace và Dolce & Gabbana là hai trong số những nhà mốt chào đón những cơ thể ngoại cỡ. Jill Kortleve trở thành người mẫu ngoại cỡ đầu tiên sải bước trên sàn diễn vốn không chào đón khái niệm "plus " như Chanel. Đặc biệt, show Savage x Fenty của Rihanna đã cho thấy những cải cách theo hướng tích cực nhằm đa dạng chuẩn mực cái đẹp, chứng mỉnh rằng trang phục dù hạng trung hay cao cấp cũng dành cho tất cả mọi người.
Nhưng những người mẫu của thời đại này đều hiểu rằng, mọi nỗ lực của các nhà hoạt động nhân quyền chỉ có thể giải quyết được bề nổi của tảng băng chìm. Các cô gái, chàng trai muốn có cơ hội sải bước trên sàn catwalk danh tiếng buộc phải chấp nhận quy luật ngầm về cân nặng.
Hai năm sau quyết định cấm " 0", Saint Laurent lại bị lên án khi để hàng loạt chân dài gầy nhẳng trình diễn bộ sưu tập Mùa Thu 2019 của họ. Các nhà mốt dường như e sợ một thế hệ những siêu mẫu với hình thể quyến rũ sẽ quay trở lại, khiến giới mộ điệu bàn tán về vẻ đẹp của họ thay vì chú ý tới trang phục.
"Size 0" không còn ở thời kỳ hưng thịnh của chính nó như vài chục năm trước, nhưng chắc chắn vẫn "sống khoẻ" giữa thời điểm hiện tại. Cú lội ngược dòng ngoạn mục của trào lưu Y2K thúc đẩy các cô gái ăn kiêng, giữ dáng nhằm diện kiểu quần cạp trễ khoe xương hông, xương đòn và vòng hai gọn gàng. Mốt mặc bodysuit bó sát hay corset gợi cảm cũng dấy lên những quan ngại về sự phục hưng của " 0". Tuy vậy, chúng ta vẫn cần phải nghiêm túc cân nhắc trước khi ép mình vào thế giới " 0", liệu dăm ba hình ảnh bên ngoài có đáng để đánh đổi sức khoẻ của chính mình hay không?
"Đẹp" mà không khoẻ, xem chừng cũng thật vô nghĩa.
Thời trang của đàn ông Paris Tuần lễ thời trang nam Paris quy tụ nhiều bạn trẻ với gu ăn mặc độc đáo. Một số người thể hiện cá tính riêng khi diện trang phục lạ mắt. Tuần lễ thời trang nam Paris đón nhận sự quan tâm của công chúng. Sự kiện quy tụ nhiều bạn trẻ có gu thời trang độc đáo. Trên đường phố Paris, nhiều...