10 cách để tránh thức ăn bị ôi thiu mùa hè
Thực phẩm tươi ngon và đa dạng, những buổi ăn uống tụ họp ngoài trời cùng gia đình, bạn bè khiến cho việc ăn uống vào mùa hè trở nên thật thú vị. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm nhất trong năm.
Vi khuẩn trong thức ăn nhân lên nhanh hơn trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm. Phần lớn nhà bếp tại các gia đình không được thiết kế cho việc bảo quản an toàn một lượng lớn thực phẩm. Hơn nữa, việc nấu nướng và ăn uống ngoài trời, trong những buổi cắm trại cũng chứa đựng nhiều nguy cơ, khi mà tủ lạnh và chỗ rửa tay không có sẵn.
Ngộ độc thực phẩm có thể gây nôn mửa và tiêu chảy, tình trạng này nghiêm trọng hơn ở trẻ em, người già và những người có thể trạng kém. Đừng để ngộ độc thực phẩm phá hỏng mùa hè của bạn và gia đình bằng cách làm theo những bước bảo quản thực phẩm tươi ngon và an toàn này nhé!
Chỉnh lại nhiệt độ bảo quản
Ngăn mát tủ lạnh nên để dưới 5oC và ngăn đá từ – 15 đến – 18oC, thùng giữ lạnh nên dùng đá sạch hoặc túi đá khô. Thịt và rau sống nên được bảo quản ở 5oC hoặc thấp hơn để tươi lâu.
Nhanh chóng bảo quản sau khi mua
Đồ ăn đông lạnh hoặc đồ ăn nóng sau khi mua nên được nhanh chóng đưa về nhà trong các hộp bảo quản.
Giữ nóng thức ăn
Nếu bạn không muốn thức ăn bị nguội ngay thì nên giữ chúng ở 60oC hoặc cao hơn. Làm nóng đều đến lúc bốc hơi (trên 75oC) hoặc sôi
Đừng chờ thức ăn nguội hẳn rồi mới cho vào tủ lạnh
Video đang HOT
Ngay khi thức ăn ngừng bốc hơi, hãy cất chúng vào tủ lạnh càng sớm càng tốt . Trước hết hãy làm lạnh nhanh bằng cách nhúng hộp đựng thức ăn vào trong nước lạnh hoặc đá. Chia thức ăn thành các phần nhỏ, cất vào các hộp nông để chúng được làm lành nhanh hơn.
Để riêng thực phẩm sống và chín
Vi khuẩn trong thịt sống xâm nhập vào đồ ăn chín có thể gây ngộ độc. Hãy để thịt sống ở dưới cùng để nước thịt không dính vào đồ ăn khác. Không dùng chung thớt để thái đồ sống và đồ chín, nếu muốn dùng chung, hãy rửa thật sạch giữa các lần dùng. Rửa kĩ tay sau khi động vào thịt sống.
Rã đông thực phẩm
Trừ khi thức ăn được sản xuất để nấu ngay khi vẫn còn đông đá (xem hướng dẫn in trên bao bì), còn lại hãy đảm bảo rằng thực phẩm được rã đông đều cả trong lẫn ngoài, đều các mặt trước khi mang đi nấu.
Đừng chất đầy tủ lạnh
Bên trong tủ lạnh, cần có những khoảng trống để lưu thông khí, tạo hiểu quả khi làm lạnh. Một mẹo nhỏ để tiết kiệm không gian trong tủ lạnh khi bạn dự trữ thực phẩm cho nhiều người là cất nước uống trong các thùng giữ lạnh và để dành phần trống trong tủ lạnh để đựng thức ăn.
Bảo quản đồ ăn thừa một cách an toàn
Hãy bảo quản đồ ăn thừa trong ngăn mát tủ lạnh và ăn chúng trong vòng 3-5 ngày. Nếu bạn không định ăn chúng trong vòng 3-5 ngày, hãy cất chúng trong ngăn đá.
Biết khi nào nên bỏ
Đừng ăn thức ăn đã để ra ngoài tủ lạnh quá 4 tiếng- đặc biệt là các loại thịt, hải sản, cơm và mỳ ống đã nấu chín.
Tránh đưa thức ăn cho người khác nếu bạn thấy không khỏe
Nếu bạn đang bị tiêu chảy, nôn mửa, đau họng kèm sốt, sốt, vàng da, hoặc nhiễm khuẩn da, hãy tránh gắp, đưa hoặc chuẩn bị thức ăn cho người khác. Nếu tình trạng này kéo dài, hãy đến bác sĩ.
TS.BS. Trương Hồng Sơn – Viện Y học Ứng dụng Việt Nam
Theo suckhoedoisong.vn
Trách nhiệm của người sản xuất và kinh doanh thực phẩm
Đây là thông điệp của Tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm TPHCM vừa được phát đi ngày 14/4 năm 2018.
Nhiều vụ heo tiêm thuốc an thần bị phanh phui trong năm 2017 không chỉ khiến cộng đồng hoang mang mà còn chứng minh cho thực tế các loại thực phẩm dù đã qua khâu kiểm soát của cơ quan chức năng vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Ngoài những vụ heo tiêm thuốc an thần, hiều lò giết mổ lậu vẫn hoạt động
Năm 2018, trên địa bàn TPHCM chưa xảy ra ngộ độc thực phẩm, tuy nhiên, trong năm 2017, ít nhất có 4 vụ ngộ độc thực phẩm đã xảy ra. Trong tổng số 3.461 người ăn thì có 52 người phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc. Thực tế xác định có 2 vụ xảy ra tại trường học, 2 vụ xảy ra ở công nhân ngoài khu chế xuất, khu công nghiệp. Nạn nhân bị ngộ độc là do thực phẩm không đảm bảo chất lượng, nhiễm vi sinh vật.
Theo thống kê từ Ban Quản lý An toàn Thực phẩm, trên địa bàn hiện có hơn 4.000 cơ sở cung cấp thức ăn sẵn, bếp ăn tập thể, căn tin. Riêng ngành giáo dục có đến gần 3.000 cơ sở cung cấp thức ăn sẵn, bếp ăn tập thể, căn tin. Suất ăn của học sinh có giá thành cao nên chất lượng được xem là tốt hơn so với công nhân song các vụ ngộ độc do thực phẩm vẫn xảy ra.
Bên cạnh bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố cũng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe cộng đồng. Với những tiện ích như giá rẻ, mua nhanh, ăn nhanh, có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu... nên thức ăn đường phố trở thành món "khoái khẩu" của nhiều người.
Thành phố đang chủ động tìm kiếm vùng sản xuất thực phẩm sạch phục vụ cho người dân
Mặc dù ngành y tế đã chủ động trang bị, tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho người kinh doanh thức ăn đường phố, tuy nhiên tình trạng sử dụng hóa chất, phụ gia thực phẩm trôi nổi, thực phẩm kém chất lượng, ăn uống kém vệ sinh... vẫn diễn ra. Thức ăn đường phố có thể không gây ngộ độc cấp tính nhưng hậu quả của các món ăn kém chất lượng hoặc chứa hóa chất nguy hại sẽ ảnh hưởng lâu dài, nguy cơ gây bệnh hiểm nghèo cho người sử dụng.
Ngoài ra, một mặt hàng khác đang trở thành mối lo ngại của cơ quan quản lý nhà nước là những loại rượu sản xuất thủ công. Rượu không được lên men, ủ và chưng cất được sản xuất hàng loạt bằng công nghệ pha chế từ men hóa học. Ngay cả những loại rượu Tây cũng được "sản xuất" bằng các loại hóa chất, cồn công nghiệp rất tinh vi. Người sử dụng loại rượu này có nguy cơ ngộ độc cấp tính hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, hệ thần kinh.
Trước những vấn đề trên, tại buổi phát động Tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm TPHCM (ngày 14/4 năm 2018) với chủ đề: "Trách nhiệm của người sản xuất và kinh doanh thực phẩm", PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban an toàn Thực phẩm cho hay: "Để ngăn chặn thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm nhập lậu... chúng tôi đang triển khai truy xuất nguồn gốc, tăng cường thanh kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm. Chúng tôi cũng sẽ tập trung xử lý các cơ sở sản xuất rượu thủ công, nhỏ lẻ không đạt tiêu chuẩn."
Chọn thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ là giải pháp để các bà nội trợ bảo vệ sức khỏe gia đình
Bên cạnh việc xây dựng các chợ thí điểm an toàn thực phẩm, thành phố đang chủ động tìm kiếm các vùng đánh bắt, chăn nuôi, trồng trọt để kiểm soát tận gốc chất lượng của các mặt hàng phục vụ người dân. Để hạn chế tình trạng ngộ độc, các bếp ăn tập thể tại khu chế xuất, khu công nghiệp, trường học... sẽ được giám sát chặt chẽ và thường xuyên kiểm tra chất lượng.
PGS Phong Lan cho biết thêm: "Ban an toàn thực phẩm đang tăng cường thanh kiểm tra, xử lý vi phạm từ khâu sản xuất đến lưu thông, phân phối và sử dụng các chất cấm, hóa chất ngoài danh mục, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, không để tình trạng lạm dụng, sử dụng các chất ngoài danh mục xảy ra".
Người đứng đầu Ban An toàn Thực phẩm thành phố cũng kêu gọi cộng đồng: "Để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, mỗi bà nội trợ và cả cộng đồng cần nói không với thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm kém chất lượng. Trường hợp phát hiện những mặt hàng lậu, hàng hóa không nhãn mác xuất xứ, kém chất lượng người dân cần kịp thời phản ánh đến cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn, xử lý tránh nguy hại cho cộng đồng."
Vân Sơn
Theo Dân trí
Bà bầu ăn thịt ngan được không? Khi mang bầu cần phải rất chú ý đến thực đơn ăn uống hàng ngày bởi sẽ có rất nhiều đồ ăn bình thường bạn có thể ăn nhưng khi mang thai nó lại không có lợi cho sức khỏe của bạn và em bé trong bụng. Bài viết này sẽ giải đáp giúp bạn những điều đó. Những dưỡng chất có trong...