10 cách để ‘phản công’ stress
Stress luôn là kẻ thù nguy hiểm phải đề phòng.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng stress có thể gây ra nhiều căn bệnh về tâm thần kinh (như mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền, cáu gắt, loạn trí nhớ, trầm cảm…); bệnh về tim mạch (tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, loạn nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực…); bệnh về tiêu hóa (viêm loét dạ dày – tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, hơi thở hôi, rối loạn chức năng đại tràng…); bệnh về tình dục ( giảm ham muốn, di tinh, mộng tinh, giao hợp đau); bệnh phụ khoa ( rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết…); bệnh về cơ khớp (co cứng cơ, đau lưng, đau khớp, cảm giác kiến bò ở ngón tay, máy mắt, chuột rút, run rẩy…); toàn thân suy sụp, mệt mỏi, dễ mắc các bệnh dị ứng hay bệnh truyền nhiễm.
Nhưng thực tế lại không quá khó để chiến thắng stress nếu bạn luôn hành động theo đúng 10 nguyên tắc sau đây:
- Luôn tạo cho mình một niềm vui vì nụ cười luôn là liều thuốc bổ. Khi cần thiết phải giảm cường độ lao động cả về thể lực và trí lực. Hãy tạo cho mình cơ hội nghỉ ngơi tích cực như tham quan, du lịch…
Luôn tạo cho mình một niềm vui vì nụ cười luôn là liều thuốc bổ (ảnh minh họa)
- Không thụ động trước hoàn cảnh. Vì như thế sẽ rất dễ dẫn đến stress. Cần hạn chế hoặc loại bỏ những nguyên nhân dẫn đến “giọt nước làm tràn ly” trong cuộc sống. Cần phải thích nghi với hoàn cảnh sống và sinh hoạt, lao động.
- Chuyên cần tập thể dục, chơi thể thao… để quên đi phiền muộn. Tập một số động tác nhẹ nhàng, tập thở bụng hoặc xoa bóp, bấm huyệt… để thư giãn bất cứ lúc nào, ngay tại phòng làm việc hoặc trên giường ngủ.
- Tập thư giãn cả thể xác và tinh thần. Thiền sẽ giúp chúng ta cách ly với thế giới xung quanh trong trạng thái thư giãn sâu của thể xác và tinh thần.
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất. Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi. Chú trọng bữa ăn sáng để cung cấp dinh dưỡng cho một ngày làm việc. Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, bia. Chè và sô-cô-la… sẽ giúp bạn đỡ mệt mỏi và sẽ tỉnh táo hơn.
Video đang HOT
Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi (ảnh minh họa)
- Hãy tạo giấc ngủ sâu, ngủ đủ, ngủ đúng giờ.
- Coi stress là tác nhân để thích nghi, là một biện pháp giúp cơ thể thích nghi với hoàn cảnh sống.
- Tăng cường các quan hệ bạn bè. Được tâm sự là một hình thức giải tỏa stress tích cực. Từ chối những cuộc tiếp xúc có thể gây phiền muộn cho mình. Quan hệ bạn bè, sự tương trợ xã hội là công cụ mạnh mẽ đấu tranh stress.
- Không đòi hỏi quá khả năng của chính bản thân mình bởi con người luôn có giới hạn nhất định.
- Nếu có bệnh cần được khám bệnh, điều trị kịp thời. Thầy thuốc sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe chống lại stress, khắc phục hậu quả của stress.
Phải nhớ rằng stress luôn là kẻ thù nguy hiểm phải đề phòng, tránh xa nó để có cuộc sống vui vẻ, thoải mái.
Bác sĩ Thanh Tâm (Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội)
(Theo Người lao động)
Dân gian dùng trầu chữa bệnh
Kinh nghiệm dân gian dùng trầu chữa các bệnh thông thường như: đau đầu, cảm lạnh, chữa đau bụng, ăn không tiêu hiệu quả
Trầu còn có tên trầu không, trầu cay, trầu hương. Tên Hán là Phù lưu, Thược tương. Tên khoa học Piper Belte. Họ hồ tiêu.
Trầu có vị cay nồng, tính ấm. Vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Trầu có tính năng hạ khí, chỉ khái, tiêu viêm, sát trùng (vi khuẩn và ký sinh trùng) trừ phong thấp, kích thích tiêu hoá và thần kinh, phòng bệnh lam sơn chướng khí...
Tác dụng dược lý - khái quát lá trầu có một số tác dụng theo dược lý hiện đại: kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, dãn mạch, kích thích thần kinh trung ương gây hưng phấn.
Dân gian Việt Nam có kinh nghiệm dùng trầu như sau:
Chống lạnh: nhất là khi ra đồng làm việc về mùa đông nông dân thường nhai trầu.
Chữa đau đầu: Cuống lá trầu 7-10 cái giã nhuyễn, lấy nước cốt pha mật ong uống, đồng thời lấy 2 đầu nhọn của lá trầu nhai dập đắp vào hai bên thái dương.
Chữa cảm lạnh: Dùng lá trầu giã nhuyễn cho vào khăn mặt hoặc khăn tay, nhúng vào nước ấm đánh gió dọc hai bên cột sống. Dùng cách này an toàn hơn cạo gió.
Chữa đau bụng do lạnh gây nôn mửa, ợ chua, ỉa chảy, ăn không tiêu: Dùng 2-4 lá trầu nhai nuốt nước. Đồng thời lấy 3-4 lá trầu hơ nóng cho héo mềm đắp lên rốn, băng giữ lại.
Cây trầu vốn rất quen thuộc với người dân Việt Nam (nguồn ảnh: internet)
Viêm răng lợi, có mủ, chảy máu: Lá trầu sắc đặc cô thành cao, lấy bông tẩm đắp vào chỗ tổn thương, liên tục hàng ngày. Đã có ý kiến nhờ tập quán ăn trầu mà dân ta ít bị các bệnh răng, miệng, họng.
Chữa ho rát họng: trộn 1/4 thìa nước ép cây húng quế với nước cây bạc hà, gừng tươi, lá trầu không với mật ong. Dùng nước này để ngậm sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.
Chữa nấc, nhất là ở trường hợp trẻ nhỏ: Lấy mẩu lá trầu không đầu nhọn, nhấm cho mềm dán vào trán trẻ.
Phong thấp đau nhức chân tay: Gốc rễ trầu 12g, rễ lá lốt 12g, lá và rễ cây xấu hổ (mắc cỡ) 12g sắc uống liên tục một tuần. Chú ý không để lẫn hạt cây xấu hổ rất độc.
Chữa các bệnh ngoài da: Hắc lào, chàm, lở loét, mẩn ngứa, côn trùng đốt, trẻ bị hăm, rôm sảy. Lấy lá trầu giã nhuyễn hoà nước đun sôi để nguội rửa, đắp chỗ tổn thương.
Vết thương nhiễm khuẩn: rửa bằng nước nấu lá trầu với ít phèn chua (4g phèn chua cho 1 lít nước).
Chữa bỏng: Lá trầu giã nhuyễn, với ít rượu đắp lên vết bỏng. Chú ý tránh bội nhiễm và chỉ dùng với trường hợp bỏng diện hẹp và nông ngoài da (bỏng nước sôi).
Dùng lá trầu chữa các bệnh lở loét ngoài da: có kinh nghiệm dùng lá trầu non hãm nước sôi 15 phút sẽ cho hiệu quả tốt hơn nước sắc lá trầu.
BS. Phó Thuần Hương
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
Tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu Mẹ tôi năm nay 54 tuổi, bà bị cao huyết áp cùng với đái tháo đường hơn một năm nay, trong phác đồ điều trị có thuốc lợi tiểu. Tôi xin hỏi khi dùng thuốc lợi tiểu kéo dài như vậy cần phải lưu ý những gì? Nguyễn Minh Hồng(Hà Nội) Thuốc lợi tiểu là các thuốc có tác dụng làm tăng bài...