10 cách dễ đi vào giấc ngủ
Ăn nhẹ một tiếng đồng hồ trước khi đi ngủ, để nhiệt độ phòng vừa phải, bật một chút nhạc êm dịu… là bạn có thể dễ dàng đi vào giấc mộng.
Dưới đây là vài gợi ý để giấc ngủ dễ tìm đến.
1. Hãy đảm bảo nhiệt độ phòng là thoải mái nhất. Nếu trời oi nóng, chiếc quạt trần hay quạt bàn giúp không khí lưu thông thoáng đãng. Mở cửa sổ để gió mát vào phòng, tất nhiên phải đảm bảo cửa sổ có song sắt an toàn.
2. Sử dụng các loại gối yêu thích, thoải mái ở xung quanh giường.Các loại gốm ôm, gối dài, gối đầu với phong phú lựa chọn giúp bạn có tư thế thoải mái nhất để ngủ. Sẽ thật vô lý khi bạn phải thức dậy với một cái cổ mỏi chỉ vì gối kê không phù hợp.
Thư giãn giúp dễ ngủ sâu. Ảnh : Lifespan
3. Chọn quần áo thoải mái nhất khi đi ngủ. Những bộ váy, đồ công sở ban ngày đã quá gò bó với cơ thể bạn. Hãy chọn chất liệu, kiểu dáng quần áo ngủ giúp cơ thể cảm thấy được vỗ về như vải voan, vải bông, lụa… Thậm chí, một số người có thói quen không mặc quần áo lúc ngủ để họ không bị giới hạn và dễ di chuyển xung quanh.
4. Thả lỏng hoàn toàn trước giấc ngủ, dẹp bộn bề công việc qua một bên, thư giãn với vài trang sách hay tắm nước nóng là những gợi ý hay. Một số chọn giải pháp ngồi thiền, tập yoga hay đơn giản là ngồi thẳng lưng, hít thở sâu, cảm nhận từng luồng hơi thở đi vào cơ thể. Một khi đầu óc tạm rời xa những áp lực, giấc ngủ mới dễ tìm đến.
Video đang HOT
5. Sử dụng chiếc tivi như một công cụ hữu hiệu, bật một kênh bạn không quá quan tâm, âm thanh vừa phải, nhàm chán và thiết lập chế độ hẹn giờ. Giấc ngủ có thể tìm đến trước cả khi bạn hy vọng. Chống chỉ định khi xem những chương trình kịch tính, yêu thích có thể khiến bạn thức thâu đêm.
6. Những bản nhạc dịu êm là cách xoa dịu thần kinh, ru ta vào giấc ngủ nhanh chóng. Hãy tạo một danh sách những bài nhạc yêu thích để chìm vào giấc ngủ nhanh chóng.
7. Bổ sung một số dưỡng chất cần thiết, tất nhiên không cần phải là thứ nguy hiểm như thuốc ngủ. Canxi, magie, vitamin B, D3, Omega 3… là những dưỡng chất tự nhiên tốt cho giấc ngủ.
8. Một bữa ăn nhẹ trước giấc ngủ khoảng 1 giờ là hợp lý. Chuối, hạnh nhân, bơ, sữa, đào… là những thức ăn ít calo và đường. Không nên đi ngủ với cái bụng đang biểu tình. Tuy nhiên một bữa ăn quá hoành tráng lại gây tác dụng phụ là những gián đoạn khó chịu trong giấc ngủ như ợ hơi, ợ nóng, trào ngược… Những cốc trà hoa cúc, trà xanh thường giúp cơ thể cảm thấy buồn ngủ.
Giấc ngủ ngon giúp cơ thể chào đón ngày mới hứng khởi, làm việc hiệu quả. Ảnh:Lifespan
9. Vận động vào ban ngày sẽ giúp cơ thể dễ ngủ, ngủ sâu vào ban đêm. Tránh tập những bài tập nặng trước khi ngủ 3 giờ. Bạn không cần những phòng tập chuyên nghiệp, thay vào đó là lối sống tích cực như đi cầu thang bộ đi làm, lái xe đạp, nấu nướng, đi dạo… mỗi ngày 30 phút cũng rất tốt với giấc ngủ.
10. Đầu tư cho phòng ngủ sự êm ái nhất vì đó là đầu tư cho sức khỏe lâu dài. Chọn màu rèm cửa hài hòa, giường đủ rộng và êm… là những yếu tố vô cùng quan trọng.
Khánh Ly (Theo Lifespan )
Những bệnh "ẩn nấp" sau mùi hôi của hơi thở
Không chỉ là vấn đề trong khoang miệng, đôi khi mùi hôi của hơi thở còn phản ánh tình trạng bệnh tật của bạn.
Triệu chứng hôi miệng cũng có thể là bạn đồng hành của nhiều bệnh như ung thư phổi, suy tim hay thậm chí là bệnh béo phì hay suy thận... Tạp chí Y học Mỹ xuất bản ngày 17 tháng 4 năm 2014 đã có bài viết tóm tắt 5 loại bệnh có thể ẩn nấp sau mùi hôi của hơi thở.
1. Bệnh tai mũi họng
Các bệnh tai mũi họng như viêm xoang, viêm amidan, viêm họng là bạn đồng hành của chứng hôi miệng. Chúng tạo ra nhiều vi khuẩn hơn mức thông thường ở trong miệng khiến cho miệng trở nên nặng mùi. Các nhiễm trùng amiđan hoặc các trường hợp viêm họng do khuẩn cầu chuỗi có thể dẫn tới sỏi amiđan phát ra mùi hôi. Điều này cũng xảy ra tương tự với bệnh viêm phế quản và các bệnh viêm đường hô hấp trên.
2. Bệnh lý đường ruột hay dạ dày
Bạn cũng bị hôi miệng nếu bạn bị mắc chứng táo bón hoặc những vấn đề liên quan đến dạ dày. Những người bị chứng ợ nóng, trào ngược acid dạ dày cũng khiến hơi thở có mùi acid, chua như dấm.
3. Bệnh béo phì
Các nhà nghiên cứu Los Angeles, California phát hiện thấy rằng hơi thở có thể chỉ ra xác suất một người bị nguy cơ béo phì. Sau khi phân tích 792 người có hơi thở có mùi họ nhận thấy rằng bầu không khí nơi họ sinh sống có nồng độ metan và hydro cao gấp đôi những nơi khác, tỷ lệ chỉ số khối cơ thể cũng như nồng độ chất béo trong cơ thể cũng cao hơn.
4. Bệnh tiểu đường
Nếu như hơi thở của bạn có mùi như vị trái cây hoặc như mùi sơn móng tay, có nghĩa là bạn đang có vấn đề nhiễm ceton acid tiểu đường. Khi cơ thể không thể sử dụng đường như một nguồn năng lượng, chỉ có chất béo là "nhiên liệu" thì trong quá trình phân giải lipid, chất thải sẽ tích tụ trong cơ thể thông qua hệ thống hô hấp, lúc này hơi thở sẽ phảng phất một mùi hôi.
5. Suy thận
Bệnh suy thận mãn tính lại khiến hơi thở có mùi cá ươn. Vai trờ của thận là loại bỏ chất thải từ máu, khi thận gặp vấn đề nó không thể loại bỏ tất cả các độc tố ra khỏi máu. Chất thải tích tụ trong cơ thể, và phát tán một phần thông qua hệ hô hấp khiến hơi thở có mùi.
6. Ung thư
Trong một số rất ít trường hợp, hôi miệng có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư ở mũi, tai, cổ hoặc họng, lúc này, miệng có mùi chua gắt rất khó ngửi. Một số động vật có thể ngửi thấy một căn bệnh cụ thể, dựa trên nguyên tắc này, các nhà nghiên cứu đã phát triển một công nghệ "mũi điện tử" mà tách các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi trong mẫu hơi thở. Với kỹ thuật "mũi điện tử", các nhà nghiên cứu đã có thể xác định chính xác hơn các bệnh nhân bị ung thư phổi, và hiệu suất chính xác khoảng 90%.
Theo Trí Thức Trẻ
7 lưu ý về phục hồi sau sinh mổ các mẹ nên biết Mổ đẻ được thực hiện vì những lý do khác nhau, đôi khi được lên kế hoạch trước, đôi khi lại là kết quả của một tình huống khẩn cấp. Với những mẹ đang hồi phục sau sinh mổ, 7 lưu ý dưới đây chính những thông tin hữu ích. 1. Việc di chuyển là mấu chốt Việc di chuyển sau mổ đẻ...