10 cách ăn đồ nướng không sợ ung thư
Nếu chỉ mở tiệc BBQ một, hai lần/năm, đừng lo lắng. Nhưng nếu ăn đồ nướng một, hai lần/tuần suốt mùa hè, bạn nên thực hiện một số bước nhỏ để giảm tiếp xúc với các hợp chất có khả năng gây ung thư.
Muốn ăn đồ nướng ngon và an toàn, chịu khó đọc bài này nhé – Shutterstock
Mỗi năm, Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ đều công bố hướng dẫn “nướng an toàn tránh ung thư” (cancer-safe grilling), cảnh báo người dân cách tránh 2 loại hợp chất có liên quan đến ung thư là hydrocarbon thơm đa vòng và amin dị vòng, được tạo ra khi thức ăn, đặc biệt là thịt, được làm chín trên vỉ nướng.
Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia được NYTimes ghi lại.
1. Chọn nguyên liệu
Cho lên vỉ nướng cá, hải sản, thịt gia cầm hoặc thực phẩm có nguồn gốc thực vật thay vì thịt đỏ và đặc biệt là các loại thịt qua chế biến như xúc xích.
2. Ướp
Nghiên cứu cho thấy, ướp trước ít nhất 30 phút có thể làm giảm sự hình thành amin dị vòng (HCAs) trên thịt, gia cầm và cá. Nigel Brockton, Phó chủ tịch nghiên cứu của Viện nghiên cứu ung thư Mỹ, giải thích với NYTimes, ướp gia vị là đã đặt một rào cản giữa thịt và nhiệt độ. Nó cũng làm cho thịt thêm hương vị.
3. Đừng bao giờ quên rau củ quả
Nhiều loại trái cây và rau quả có khả năng bảo vệ bạn khỏi nguy cơ mắc bệnh ung thư và không tạo ra HCAs khi nướng.
Một số chuyên gia khuyên bạn nên làm xiên thịt xen kẽ với ớt, hành tây, đào, dứa, bắp… Như vậy còn làm giảm diện tích thịt tiếp xúc với bề mặt nóng nữa.
Video đang HOT
4. Tận dụng các loại thảo mộc và gia vị
Theo tiến sĩ Brockton, nướng thịt với các loại thảo mộc, gia vị, trà, ớt… – thành phần có hợp chất phenolic – làm giảm sự hình thành các hợp chất có khả năng gây ung thư vì chúng có đặc tính chống ô xy hóa.
5. Tránh khói
Theo NYTimes, Trường Y tế Công cộng T.H. Chan Đại học Harvard (Mỹ) khuyến nghị hãy cố gắng giảm thiểu lượng khói mà bạn hít vào. Đây là một phần hướng dẫn hữu ích để có hoạt động dã ngoại mùa hè lành mạnh.
6. Tránh than
Lớp vỏ màu đen, giòn trên xương sườn, bít tết… chứa nồng độ cao hơn các hợp chất có khả năng gây ung thư. Nên vệ sinh vỉ nướng để loại bỏ bất kỳ mảng bám cháy nào được tạo trước đó.
7. Hạn chế thời gian để đồ ăn trên vỉ nướng
Bạn càng nấu lâu, phản ứng hóa học xảy ra càng đậm, lượng HCAs được hình thành càng cao, tiến sĩ Brockton nói. Nếu đã sơ chế thịt như nướng hoặc nấu trong lò vi sóng, lớp HCAs được tạo thành sẽ không dày nữa.
Điều tương tự cũng xảy ra đối với thịt được cắt thành những miếng mỏng nhỏ hơn, vì chúng chín nhanh hơn. Nướng trong giấy bạc cũng giúp bảo vệ thực phẩm khỏi khói và tăng tốc thời gian nấu.
8. Chọn gỗ cứng thay vì gỗ mềm
Loại gỗ cho vào lò có thể ảnh hưởng đến sự hình thành HCAs. Các loại gỗ cứng và than đều cháy ở nhiệt độ thấp hơn các loại gỗ mềm. Nướng bằng gỗ cháy ở nhiệt độ thấp hơn thì tốt hơn.
9. Giảm mỡ
Để giảm thiểu tiếp xúc với hydrocarbon thơm đa vòng, các chuyên gia khuyên bạn nên chọn những miếng thịt nạc hơn hoặc cắt tỉa bớt phần mỡ, làm giảm lượng mỡ nhỏ giọt qua vỉ và bốc khói.
10. Lật thường xuyên
Theo hướng dẫn của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, ít HCAs được hình thành hơn nếu bạn đảo thịt thường xuyên khi làm chín chúng ở nhiệt độ cao.
Theo Thanh niên
Chuyên gia dinh dưỡng lý giải vì saoăn cá biển, tốt nhất đừng ham... cá to
Gia đình chị Hoa (Hà Nội) được biếu một khúc cá Thu to hơn 10kg. Nghĩ rằng cá ngon nên chị Hoa chế biến và mời bố mẹ hai bên nội ngoại sang ăn tối cùng gia đình.
Tuy nhiên, nửa đêm hai con gái chị Hoa bị đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Rất may sau gần một đêm cả nhà thức trắng vì các con chạy ra chạy vào toilet, gần sáng hai bé cũng yên bụng và ngủ tiếp.
Chưa hết, sáng hôm sau, mẹ đẻ chị Hoa gọi điện cho con gái hỏi nguồn gốc các món ăn tối qua vì về nhà bà bị mẩn ngứa, nổi mề đay . Chị Hoa cũng kể cho mẹ chuyện hai con gái bị "miệng nôn, trôn tháo" tối qua. Hai mẹ con chị Hoa đã nghĩ đến nguyên nhân do thức ăn, nhưng lại gạt đi vì nghĩ cá biển tươi, sạch như thế thì làm sao gây ngộ độc được.
Cá biển cũng có thể nhiễm kim loại nặng như: asen, thủy ngân do môi trường ô nhiễm. Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có khá nhiều người cho rằng nước biển mặn sẽ không có vi khuẩn hoặc hạn chế vi khuẩn phát triển. Nhưng thực ra có những loại vi khuẩn ưa mặn sống được cả trong nước biển. Vì vậy, các loại: tôm, cua, ốc, cá... đều có thể nhiễm vi khuẩn.
Đáng chú ý là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, một trong những nguyên nhân gây ra những vụ ngộ độc thức ăn ở vùng biển. Vi khuẩn này gây ra hai loại hội chứng lâm sàng là tiêu chảy kiểu tả nhẹ và tiêu chảy phân có nhiều máu kèm theo đau bụng và sốt nhẹ.
Trong hải sản có thể chứa các độc tố từ tảo gây nguy hiểm cho người ăn. Độc tố tảo phycotoxins sinh sản trong các rạn san hô ven bờ, là nơi sinh sống của các loài thân mềm như: nghêu, sò, cua, tôm... Các độc tố tảo này không nguy hại đến các sinh vật biển nhưng chúng sẽ gây ngộ độc cho người nếu ăn phải. Độc tố tảo phycotoxins không bị phân giải khi đun nấu, có thể gây tiêu chảy, đau bụng, đau đầu, gây liệt cơ, mất trí nhớ...
Cá biển cũng có thể nhiễm kim loại nặng như: asen, thủy ngân do môi trường ô nhiễm. Cá càng to thì thường bị nhiễm độc nặng hơn do quá trình tích lũy thức ăn. Vì vậy, các nhà khoa học khuyến cáo, không nên ăn các loại cá lớn như: cá mập, cá kiếm, cá thu loại lớn, cá kình... vì hàm lượng thủy ngân tích lũy trong chúng khá lớn. Ngoài ra, do các chất độc hại thường lắng đọng ở lớp bùn nên ngoài các loài cá biển to, các loài sống ở tầng đáy như: ngao, sò, ốc, hến... rất dễ bị nhiễm độc.
Hải sản là loại thực phẩm có hàm lượng protein cao, chứa các axít béo omega 3, nhiều canxi, kẽm rất tốt cho sức khỏe trẻ em. Tuy nhiên, thủy - hải sản là một trong 20 loại thực phẩm dễ gây dị ứng, ngộ độc nhất.
Các triệu chứng của dị ứng thường là mẩn ngứa, nổi mề đay, sổ mũi, mắt ngứa đỏ, tụt huyết áp, khó thở, nôn mửa, tiêu chảy... Nhiều người vẫn nghĩ rằng tiêu chảy là do thức ăn này lạnh, nhưng thực ra là do trong hải sản có độc tố.
Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm độc tố khi ăn hải sản. Để phòng ngừa ngộ độc hải sản ở trẻ nhỏ, các bà mẹ cần phải lưu ý những điều sau:
- Không ăn hải sản đã chết vì chúng có thể tiết ra chất độc.
- Đối với cá, phải làm ngay khi cá còn tươi và bỏ toàn bộ lòng ruột vì trong ruột cá có nhiều vi khuẩn, có thể thấm nhanh vào thịt cá gây ngộ độc.
- Không nên mua các hải sản có màu sắc khác thường, vì những loài sống trong vùng ô nhiễm thường có màu sắc khác với bình thường.
- Khi chế biến phải nấu chín kỹ, hải sản để đông lạnh trước khi chế biến phải rã đông, tránh tình trạng nấu chín không kỹ bên trong do chưa rã đông hết.
- Nấu xong phải cho trẻ ăn ngay, nếu sau 2 giờ mới ăn cần đun sôi lại.
- Những trẻ có cơ địa dị ứng khi ăn thủy - hải sản cần cho ăn từ từ ít một, nếu có các biểu hiện dị ứng thì phải ngừng lại ngay.
Đ.Mai
Theo Gia đình & Xã hội)
Thịt gà không tốt hơn thịt bò để giảm cholesterol Nghiên cứu mới thách thức niềm tin phổ biến rằng thịt trắng, như thịt gà, tốt cho chỉ số cholesterol hơn so với thịt đỏ, như thịt bò, thịt lợn hoặc thịt cừu. Nghiên cứu mới cho thấy rằng ăn thịt gia cầm cũng có hại cho cholesterol như ăn thịt đỏ. Nghiên cứu mới đây có vẻ là tin xấu cho những...