10 bức ảnh chứng minh người Hàn Quốc “đang sống ở hành tinh khác”
Hàn Quốc hiện đại và xinh đẹp cũng có rất nhiều điểm kỳ lạ.
Phim ảnh, âm nhạc và sản phẩm làm đẹp là những điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến khi nghĩ về Hàn Quốc. Trên thực tế, điểm đến du lịch nổi tiếng này sẽ làm bất kỳ ai ngạc nhiên khi mới đặt chân đến lần đầu. Tại xứ sở kim chi có rất nhiều điều lạ lùng và thú vị mà chúng ta khó có thể tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới.
Người Hàn Quốc thích tặng quà thiết thực. Ví dụ, họ có thể tặng bạn giấy vệ sinh hoặc dung dịch tẩy rửa tại tiệc tân gia
Có trường mẫu giáo dành cho chó ở Hàn Quốc. Ở đây có giờ ngủ trưa, đi dạo và rất nhiều đồ chơi như một trường mẫu giáo bình thường
Một đám cưới ở Hàn Quốc thường kéo dài không quá một giờ
Video đang HOT
Các đồn cảnh sát khá nhỏ và có những hình thù ngộ nghĩnh ở lối vào
Biển báo dành cho mèo đi qua đường ở Seoul
Hàn Quốc đặt đèn giao thông trên mặt đất để những người đang nhìn vào điện thoại vẫn có thể nhìn thấy đèn
Kem đánh răng vị gà cay
Một nhà ga ở Seoul
Ở Hàn Quốc có kênh truyền hình phát sóng 24/24 về cờ vây
Nhiều xe ô tô có những khối xốp nhỏ màu xanh dán trên cửa để mọi người không vô tình làm xước xe của người khác
Sự thật đằng sau tỷ lệ tái chế rác thải nhựa 'mơ ước' của Hàn Quốc
Chính phủ Hàn Quốc tuyên bố tỷ lệ tái chế nhựa đạt 73%, tuy nhiên, nhiều nhà hoạt động môi trường và chuyên gia quản lý chất thải cho rằng con số này không phản ánh đầy đủ thực tế.
Những bao rác thải nhựa chưa qua xử lý tại một địa điểm tái chế không hoạt động ở Asan, Hàn Quốc, ngày 19/11/2024. Ảnh: thehindu.com
Hàn Quốc từng được ca ngợi là hình mẫu trong việc tái chế rác thải nhựa đang đối mặt với nhiều thách thức lớn trước thềm phiên họp thứ 5 của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-5) về Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.
Sự kiện dự kiến diễn ra tại Busan vào tuần tới và tập trung vào việc đàm phán một hiệp ước quốc tế nhằm kiểm soát ô nhiễm nhựa và tìm kiếm các giải pháp khả thi.
Chính phủ Hàn Quốc tuyên bố tỷ lệ tái chế nhựa đạt 73%, tuy nhiên, nhiều nhà hoạt động môi trường và chuyên gia quản lý chất thải cho rằng con số này không phản ánh đầy đủ thực tế. Theo Tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace), tỷ lệ tái chế thực sự của Hàn Quốc chỉ đạt 27% với phần lớn rác thải nhựa bị đốt hoặc chôn lấp do thiếu các phương pháp tái chế hiệu quả về chi phí. Đặc biệt, lượng rác thải nhựa tại quốc gia này đã tăng 31% kể từ năm 2019 đến năm 2022, chủ yếu do nhu cầu bao bì tăng cao trong thời kỳ đại dịch COVID-19.
Ngày 23/11, hàng nghìn người dân Busan đã tham gia tuần hành kêu gọi các cam kết mạnh mẽ trong cuộc chiến chống rác thải nhựa. Người tham gia mang theo biểu ngữ với các thông điệp như "Giảm sản xuất nhựa ngay lập tức" và "Chúng tôi cần một hiệp ước toàn cầu thực sự".
Phát biểu tại sự kiện, ông Graham Forbes, người đứng đầu chiến dịch toàn cầu về nhựa tại Greenpeace, nhấn mạnh: "Chúng tôi đại diện cho hàng triệu người trên thế giới, yêu cầu các nhà lãnh đạo giải quyết ô nhiễm nhựa bằng cách giảm sản lượng nhựa ngay từ khâu sản xuất."
Dù vậy, Hàn Quốc vẫn chưa đặt ra những mục tiêu cụ thể để giảm sản lượng nhựa hoặc thúc đẩy tái sử dụng. Các quy định về sản phẩm nhựa dùng một lần bị chỉ trích là thiếu nhất quán, khi chính phủ từng nới lỏng hạn chế vào năm 2023 sau khi áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt chỉ một năm trước đó. Nhiều nhà hoạt động cho rằng văn hóa sử dụng bao bì quá mức, đặc biệt trong các đơn đặt hàng trực tuyến và quà tặng, cần được thay đổi để giảm thiểu lượng nhựa tiêu thụ.
Cuộc tuần hành cũng là dịp để các nhà hoạt động gửi thông điệp đến đại diện các quốc gia tham dự INC-5, kêu gọi một hiệp ước có sức mạnh pháp lý, điều chỉnh toàn bộ chu trình sản xuất và xử lý nhựa. Đồng thời, các nhà hoạt động khuyến khích cộng đồng thay đổi hành vi, hướng tới các giải pháp bền vững như sử dụng sản phẩm tái chế và hạn chế đồ nhựa dùng một lần.
Khi INC-5 diễn ra, các cuộc đàm phán dự kiến sẽ tập trung vào việc liệu hiệp ước toàn cầu nên ưu tiên cắt giảm sản lượng nhựa hay tập trung vào quản lý rác thải. Một số quốc gia sản xuất lớn như Trung Quốc và Saudi Arabia đã phản đối mạnh mẽ ý tưởng cắt giảm sản xuất, cho rằng đây là một giải pháp gây tranh cãi và khó thực hiện.
Trong bối cảnh này, Hàn Quốc đang đứng trước cơ hội để thể hiện vai trò lãnh đạo trong nỗ lực toàn cầu chống ô nhiễm nhựa. Tuy nhiên, quốc gia này cũng đối mặt với áp lực từ những bất cập trong chính sách nội bộ và kỳ vọng cao từ cộng đồng quốc tế. Liệu INC-5 có thể đánh dấu một bước tiến quan trọng trong cuộc chiến bảo vệ môi trường toàn cầu hay không, vẫn là câu hỏi chưa có lời giải.
Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga Ngày 22/11, Trung Quốc đã trở thành quốc gia nhập khẩu uranium lớn nhất từ Nga trong năm nay, với lượng mua tăng gấp ba lần so với năm trước. Máy ly tâm khí để tách đồng vị urani tại một nhà máy Rosatom ở Nga. Ảnh: RT/TTXVN Động thái này diễn ra trong bối cảnh Moskva áp đặt lệnh cấm xuất khẩu...