10 bộ phim được gắn mác X không dành cho các khán giả ‘em chưa 18
Năm 1990, Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ đã ban bố mác NC-17 nhằm đánh dấu những bộ phim có nội dung không phù hợp cho thiếu niên dưới 17 tuổi bất kể có người lớn đi kèm.
Ở một mức cao hơn, những tác phẩm được gắn mác “X” là những bộ phim chứa nội dung nhạy cảm, có liên quan đến thuốc phiện, bạo lực.
1. Beyond the Valley of the Dolls (1970)
Beyond the Valley of the Dolls là bộ phim thuộc thể loại nhạc kịch, châm biếm, được ra đời dựa trên bộ phim gốc Valley of the Dolls năm 1967. Beyond the Valley of the Dolls là câu chuyện kể về một ban nhạc rock gồm 3 cô gái xinh đẹp đến Los Angeles để gặp Susan, dì ghẻ của Kelly, một thành viên trong nhóm. Cuộc gặp gỡ này đã đưa họ vào những cuộc vui của thuốc phiện và xác thịt. Lấy bối cảnh ở LA những năm 70, Beyond the Valley of the Dolls phản ánh chính xác về mặt tối của ngành công nghiệp giải trí với những cạm bẫy về cuộc sống giàu sang và sự nổi tiếng. Bộ phim này có xuất hiện cả cảnh nóng và cảnh bạo lực, vì vậy các bạn thanh niên nghiêm túc nên cân nhắc trước khi xem.
Trailer bộ phim.
2. The Evil Dead (1981)
The Evil Dead là một trong những bộ phim kinh dị kinh điển của Mỹ do đạo diễn Sam Raimi dẫn dắt. Bộ phim ra mắt khán giả vào năm 1981, thời điểm mà kĩ xảo điện ảnh còn thô sơ, song The Evil Dead vẫn có thể mang đến cho khán giả những thước phim chân thực và cực kì ám ảnh. Nội dung của The Evil Dead nói về 5 người bạn trẻ tìm thấy một “Quyển sách của người chết”trong khi nghỉ chân tại một ngôi nhà nhỏ trong rừng.
Trailer bộ phim.
Sau khi họ phát hiện ra quyển sách chính là chìa khóa để giải phóng thế lực quỷ dữ trong khu rừng, những hiện tượng kinh hoàng bắt đầu xảy đến với nhóm bạn trẻ. Một cô gái của nhóm khi cố chạy vào trong rừng đã bị ma cây cưỡng bức, một số người còn lại cũng đã bị hạ sát và biến thành ma. Từ tạo hình nhân vật cho đến những cảnh ma xuất hiện đều khiến cho người xem thót tim, chắc chắn The Evil Dead là sự lựa chọn số một đối với những ai là tín đồ của dòng phim này.
3. Female Trouble (1974)
John Waters, vua của những tác phẩm kì quặc, là một gương mặt không xa lạ gì với thể loại phim nhãn X. Và tất nhiên trong danh sách ngày hôm nay không thể thiếu Female Trouble, đứa con cưng của Waters.
Trailer bộ phim.
Dawn Davenport là một học sinh hư hỏng đã bỏ nhà đi bụi kiểu dân chơi “bật nắp” (dở hơi) khi bố mẹ cô từ chối cho cô đôi giày cao gót mà cô muốn vào dịp Giáng Sinh. Cô chạm trán Earl (cả Dawn và Earl do Divine thủ vai) và bắt đầu những biến cố của cuộc đời, thậm chí cô còn bị tạt axit vào mặt, rồi có chửa hoang và cuối cùng trở thành một người mẫu thời trang cho một cặp phụ nữ thích chụp hình phụ nữ phạm tội. Với bấy nhiêu nội dung thôi đã đủ cho chúng ta thấy, bộ phim này không phải dạng vừa… cho những cô bé, cậu bé măng non mới nhú.
4. Fritz the Cat (1972)
Dựa trên truyện tranh cùng tên của Robert Crumb; Ralph Bakshi đã biên kịch và kiêm vai trò đạo diễn cho Fritz the Cat. Fritz là một cư dân của thành phố New York trong những năm 60. Vốn luôn sống theo bản năng mà không có suy nghĩ quá nhiều đến những việc xung quanh, anh luôn tìm kiếm những điều thú vị trong cuộc sống, mà chẳng màng tới luật lệ.
Trailer bộ phim.
Fritz lấp đầy một ngày của anh với bạo dâm, nghiện ngập, nhạc rock và cũng chỉ những thứ ấy mới khiến anh thỏa mãn. Tuy Fritz the Cat bỏ qua tất cả giá trị đạo đức và chủ nghĩa công bằng của xã hội thập niên 60 để cổ súy cho chủ nghĩa khoái lạc rỗng tuếch, dẫu vậy bộ phim vẫn nhận được sự ủng hộ và trở thành “hit” trên toàn thế giới.
5. Performance (1970)
Performance là tác phẩm kinh dị, tâm lí tội tạm xoay quanh nhân vật Chas(James Fox), một tay xã hội đen hung bạo ở phía Đông London, đang chạy trốn cảnh sát sau một vụ ẩu đả. Chas trốn ở nhà Turner (Mick Jagger), một rocker đã hết thời. Tại đây, Chas được trải nghiệm những niềm vui của cuộc sống phóng túng, tự do cùng với Turner và hai cô gái khác. Trong suốt 1 tiếng 45 phút, những phân cảnh về bạo lực, bạo dâm xuất hiện và được đẩy lên đỉnh điểm đến nỗi… các nhà phê bình đã bỏ dở bộ phim trong buổi công chiếu đầu tiên. Tuy vậy, một số ý kiến khác lại cho rằng, những phân cảnh bạo lực đã lột tả được sự chân thực trong thế giới ngầm ở London những năm 60.
Trailer bộ phim.
6. Midnight Cowboy (1969)
Thường xuyên có mặt trong top những bộ phim hay nhất mọi thời đại, Midnight Cowboy kể về câu chuyện của anh chàng ngây ngô Joe Buck đến từ miền quê Texas muốn lên thành phố New York hoa lệ để tìm vận may.
Joe Buck, nhân vật chính, không thực sự là một gã cao bồi. Anh ta không đi chăn bò, cũng không phải một tay đánh thuê với tài nghệ bắn súng cừ khôi như chúng ta thường gặp trong các bộ phim cao bồi nổi tiếng. Anh ta không ra tay nghĩa hiệp để cứu giúp cộng đồng trong cơn nguy khốn, cũng không có một mối tình lãng mạn với một cô gái điếm cao thượng. Joe Buck chỉ là một anh chàng rửa bát thuê quyết từ bỏ công việc nhàm chán của mình để đến New York lập nghiệp, cố gắng đóng vai một gã cao bồi để thu hút các quý bà giàu có.
Trailer bộ phim.
Anh chiến đấu với cộng đồng người thành phố không phải nhờ tài nghệ bắn súng hay đấu kiếm mà bằng chính bản năng của mình. Nếu như phim cao bồi thường ca ngợi tinh thần nghĩa hiệp của những chàng chăn bò và sự chân chất của các cô gái điếm vốn bị người đời khinh rẻ thì Joe Buck chính là sự kết hợp hai trong một: vừa là một gã cao bồi lang thang vừa là một gã điếm. Vẻ đẹp tâm hồn của Joe Buck không nằm ở tinh thần phóng khoáng, trượng nghĩa như một anh hùng mà chính ở phần người bình dị (sự galant với phụ nữ, sự nhân hậu không nỡ dồn kẻ khốn khó vào bước đường cùng). Tình yêu nam nữ ở Joe Buck được thay thế bằng tình bạn sâu nặng, và phần nào đó, là tình yêu, giữa Buck và cậu bạn trai ốm yếu Ratso. Có lẽ vì thế mà Midnight Cowboy thường được xem là bộ phim mở đầu cho một thể loại mới: gay Western.
7. if…. (1968)
Malcolm McDowell đã vào vai một chàng trai trẻ hay giận dữ trong bộ phim if…. (1968). Đây cũng là vai diễn điện ảnh đầu tiên của anh. Ở bộ phim này, những ngôi trường nội trú của nam sinh đóng vai trò như những mô hình thu nhỏ cho một Vương quốc Anh trong sự biến động của xã hội, với các học sinh lớp trên theo tư tưởng bảo thủ, phản động. Một loạt tiếng súng siêu thực khép lại bộ phim một cách hài hước nhưng lại ngầm khẳng định, thời đại cũ đã chấm dứt. Liên hoan phim Cannes đã trao cho đạo diễn Lindsay Anderson giải thưởng cao nhất, và khả năng diễn xuất của ngôi sao McDowell đã lọt vào mắt xanh của đạo diễn Stanley Kubrick khi ông đang chuẩn bị cho dự án tiếp theo của mình.
Trailer bộ phim.
8. A Clockwork Orange (1971)
A Clockwork Orange là một trong những tác phẩm điện ảnh kinh điển của cố đạo diễn Stanley Kubrick, người đã tạo nên tác phẩm kinh điển Lolita. A Clockwork Orange đã từng gây knh ngạc cho cả thế giới khi phát hành vào năm 1971. Kể về nhân vật Alex deLarge – một thiếu niên 15 tuổi với 3 sở thích là bạo lực, bạo dâm và nhạc Beethoven, A Clockwork Orange của Kubrick đã xây dựng một thế giới viễn tưởng của riêng mình nhưng tất cả lại mang ẩn ý đả kích xã hội đương thời.
Trailer bộ phim.
Do có quá nhiều cảnh giường chiếu và bạo lực, phim bị dán nhãn “R” và thậm chí đã từng bị chính Kubrick rút khỏi thị trường vì những ảnh hưởng của phim tới khán giả. Đến khi Kubrick qua đời, phim mới được phát hành trở lại. May mắn thay, giá trị của phim vẫn được tôn vinh và công chúng đã thưởng thức bộ phim đúng nghĩa hơn. Cho tới tận ngày nay, những vấn đề được Kubrick phản ánh trong phim vẫn còn tồn đọng và mang tính dự báo rất cao.
9. Henry: Portrait of a Serial Killer (1986)
Cùng với Tie Me Up! Tie Me Down!, The Cook, the Thief, His Wife and Her Lover, Henry: Portrait of a Serial Killer cũng góp mặt vào danh sách những bộ phim gắn nhãn NC-17. Dựa trên vụ án về Henry Lee Lucas, phim phác họa lại chân dung của chính Henry, một tên sát nhân tâm thần, khát máu. Hắn chọn nạn nhân một cách ngẫu nhiên và ghi lại quá trình giết người vào một cuốn băng.
Trailer bộ phim.
Khác xa với tiêu đề, bộ phim của đạo diễn John McNaughton diễn ra như một cuộc nghiên cứu tâm lí tội phạm. Michael Rooker đóng vai sát nhân Henry, kẻ luôn ám ảnh với bạo dâm, có ác cảm với tình bạn và bị bối rối trước những hành vi đơn thuần của con người. Sau buổi công chiếu đầu tiên, bộ phim nhận được cả sự tranh cãi lẫn sự đón nhận tích cực, nó được MPAA đánh giá là phim nhãn “X”, nhưng nhờ thế mà Henry: Portrait of a serial Killer mới dễ dàng thu hút được sự chú ý từ công chúng hơn.
10. Tie Me Up! Tie Me Down! (1990)
Tie Me Up! Tie Me Down! là câu chuyện về gã bệnh nhân tâm thần Nicky, hắn đã trốn khỏi bệnh viện và giam giữ diễn viên phim người lớn Marinatrong chính căn nhà của cô. Đối với hắn, cô như là liều thuốc khiến hắn dừng những hành động điên rồ lại và trở nên tỉnh táo hơn. Còn về Marina, sau thời gian bị hắn bắt đóng vai người vợ và sống chung với hắn, cô bắt đầu nhận ra là cô yêu con người hắn.
Một gã tâm thần không nơi nương tựa, một nữ diễn viên phim người lớn nghiện thuốc phiện, hai số phận khác nhau, gặp nhau trong hoàn cảnh oái oăm nhưng lại yêu nhau điên cuồng. Tie Me Up! Tie Me Down! sau một thời gian nằm trong danh sách những bộ phim mác X thì cũng được chuyển đổi thành NC-17, các cảnh về bạo lực và thuốc phiện cũng đã được thông qua mặc dù sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến khán giả.
Theo saostar
Soi bán tải GMC Sierra AT4 Off-Road Performance sang trọng, vượt địa hình "đỉnh"
Dựa trên chiếc bán tải GMC Sierra AT4 vốn đã được nâng cấp để vượt địa hình dễ dàng hơn, gói tùy chọn Off-road Performance còn khiến chiếc xe có hiệu năng ấn tượng hơn nữa.
Dựa trên cơ sở người anh em Chevrolet Silverado, dòng bán tải cỡ lớn GMC Sierra vừa có thế hệ mới vào đầu năm nay. Không chỉ có thiết kế ấn tượng và nội thất sang trọng, tiện nghi, GMC Sierra 2019 còn gây ấn tượng với khách hàng bởi tính tiện dụng cao và độ linh hoạt khi vượt địa hình - đặc biệt với phiên bản AT4. Để có thể giúp chiếc xe "trèo đèo lội suối" tốt hơn nữa, khách hàng nay đã có thể đặt thêm gói độ chính hãng Off-Road Performance cho GMC Sierra AT4 2019.
Điểm nổi bật nhất của gói Off-Road Performance dành cho GMC Sierra AT4 đó là hệ thống xả và họng hút đã được nâng cấp cho khối động cơ V8 6.2l nguyên bản trên chiếc xe, khiến công suất tăng thêm 15 mã lực và mô-men xoắn lớn hơn 12Nm. Kết hợp với hộp số tự động 10 cấp và hệ dẫn động 4 bánh, GMC Sierra AT4 Off-Road Performance nay đã đạt 435 mã lực và 635Nm.
Bên cạnh những nâng cấp động cơ nêu trên, gói Off-Road Performance còn bổ sung thêm cho xe bộ mâm bằng hợp kim nhôm đường kính 18 inch kèm lốp gai Goodyear Wrangler DuraTrac. Phối hợp cùng với hệ thống treo đôn thêm 2 inch, khóa vi sai cầu sau, tấm bảo vệ gầm, giảm xóc Rancho cùng các hệ thống hỗ trợ đổ đèo và kiểm soát lực kéo được trang bị sẵn trên phiên bản Sierra AT4; các thay đổi này khiến cho chiếc bán tải cỡ lớn có thể tự tin vượt qua đa phần các địa hình khó khăn thường thấy trong đời thường.
Theo GMC, gói Off-Road Performance có giá 4.940 USD. Như vậy nếu cộng với giá bán niêm yết của phiên bản Sierra AT4 là 50.800 USD, khách hàng sẽ phải trả tổng cộng 55.740 USD (chưa bao gồm các chi phí như lãi địa lý, tiền vận chuyển, thuế, đăng ký) để sở hữu một chiếc Sierra thế hệ mới "full option" vượt địa hình.
Quang Nam
Theo Nghe nhìn Việt Nam
Top 5 phim kinh dị gây ám ảnh nhất thế giới vẫn còn bị cấm chiếu cho đến ngày nay Vốn dĩ chẳng có vị đạo diễn nào lại muốn bộ phim được mình nhào nặn ra lại bị đánh giá thấp hay xem thường cả. Tuy nhiên, với những tác phẩm dưới đây, thật khó lòng để có thể thưởng thức được toàn bộ tác phẩm nếu như không cảm thấy khó chịu và buồn nôn. 1. The Last House On The...