10 bộ phim ăn khách nhất tại Trung Quốc nửa đầu 2016
Quốc gia châu Á hiện là thị trường điện ảnh lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Bắc Mỹ. Nó có thể giúp nâng tầm tác phẩm nội, đồng thời là phao cứu sinh cho các “bom xịt” ngoại.
10. Diệp Vấn 3 – 124 triệu USD: Bom tấn võ thuật của Chân Tử Đan ra rạp tại Hong Kong từ cuối năm 2015, nhưng phải mãi đến đầu tháng 3 mới đặt chân tới Trung Quốc đại lục. Các bản phim lậu trên mạng chắc chắn đã khiến cho doanh thu của Diệp Vấn 3 bị suy giảm. Song, tác phẩm vẫn kịp thu được 124 triệu USD trong quá trình trình chiếu tại đây. Ảnh: Pegasus Motion Pictures
9. Star Wars: The Force Awakens – 124,1 triệu USD: Chiến tranh giữa các vì sao có thể là thương hiệu số một tại Bắc Mỹ khi phần bảy thu tới 996,7 triệu USD nội địa. Nhưng tại Trung Quốc, Disney và Lucasfilm vẫn đang loay hoay tìm kiếm khán giả. 124,1 triệu USD thu được hồi tháng 1 có thể coi là bước khởi đầu không hề tệ đối với loạt phim còn khá xa lạ ở quốc gia tỷ dân. Các nhà sản xuất hẳn đặt hy vọng nhiều hơn với Rogue One: A Star Wars Story, bởi tập phim ngoại truyện ra mắt cuối năm nay có sự tham gia của Chân Tử Đan và Khương Văn. Ảnh: Disney
8. The Jungle Book – 150,1 triệu USD: Giống như tại nhiều nơi khác trên thế giới, Cậu bé rừng xanh phiên bản live-action cũng giành được doanh thu rất khả quan ở Trung Quốc khi ra mắt hồi trung tuần tháng 4. Ngoài ra, khán giả nơi đây là những người đặc biệt yêu thích các tác phẩm mang nặng yếu tố kỹ xảo vi tính, nên thắng lợi của The Jungle Book hoàn toàn không có gì bất ngờ. Ảnh: Disney
7. Kung Fu Panda 3 – 154,3 triệu USD: Tác phẩm hoạt hình đánh dấu sự ra đời của xưởng Oriental DreamWorks đặt cơ sở tại Thượng Hải, và đơn vị cũng tham gia quá trình thực hiệnKung Fu Panda 3. Do đó, phiên bản phim tại Trung Quốc có một chút khác biệt, khi khẩu hình các nhân vật được chỉnh sao cho phù hợp với tiếng Hoa. Song, ra rạp vào cuối tháng 1 không phải là lựa chọn khôn ngoan của Fox. Phim hút khách ở tuần khởi chiếu, nhưng mau chóng bị các bom tấn Hoa ngữ trong dịp Tết nguyên đán đánh bại. Ảnh: Fox
6. Đổ thành phong vân 3 – 172,1 triệu USD: Bị giới phê bình chê bai đủ đường và đánh giá là tác phẩm thuộc dạng thảm họa, nhưng phần ba của loạt phim mang đề tài cờ bạc có ngôi sao Châu Nhuận Phát sắm vai chính vẫn giành được kết quả khả quan. Lý do bởi Đổ thành phong vân 3 ra rạp trong đúng dịp Tết Nguyên đán 2016. Nếu như không phải đối đầu với Mỹ nhân ngư hay Tây du ký 2, thành tích của bộ phim chắc chắn sẽ còn cao hơn nữa. Ảnh: Bona Film Group
5. Tây du ký 2: Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh – 185,4 triệu USD: Đạo diễn Trịnh Bảo Thụy từng gây tranh cãi lớn khi thực hiện Tây du ký: Tôn Ngộ Không đại náo Thiên cung. Nhưng ngay cả sự ra đi của ngôi sao Chân Tử Đan cũng không thể khiến phần hai gặp thất bại. Với Quách Phú Thành trong vai Tôn Ngộ Không và Củng Lợi sắm vai Bạch Cốt Tinh, tác phẩm ra rạp đúng dịp Tết Nguyên đán 2016. Đánh trúng tâm lý khán giả trong những ngày đầu năm Bính Thân, Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh thu được hơn 185 triệu USD tại riêng thị trường quê nhà. Ảnh: Filmko Entertainment
Video đang HOT
4. Captain America: Civil War – 190,4 triệu USD: Đến nay, thế giới phim siêu anh hùng Marvel đã trở nên vô cùng quen thuộc với khán giả trên toàn cầu, và Trung Quốc cũng không phải ngoại lệ. Thắng lợi mới của Captain America: Civil War thậm chí còn khiến anh em đạo diễn Joe và Anthony Russo mở xưởng phim mới tại Trung Quốc. Theo kế hoạch, họ sẽ đóng vai trò nhà sản xuất cho một dự án phim siêu anh hùng Hoa ngữ trong tương lai gần. Ảnh: Disney
3. Warcraft – 220,8 triệu USD: Sau một tháng ra rạp, doanh thu của Warcraft thậm chí còn chưa chạm mốc 50 triệu USD tại quê nhà Bắc Mỹ. Nhưng tình hình kinh doanh ở Trung Quốc thì hoàn toàn trái ngược. Theo ước tính, có khoảng 10 triệu game thủ nguyên tác trò chơi tại quốc gia châu Á và họ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Warcraft không bị coi là “bom xịt” nếu như tính trên cấp độ toàn cầu. Trên thực tế, đây là dự án đầu tiên của Legendary Entertainment sau khi xưởng phim bị tập đoàn Dalian Wanda của Trung Quốc thâu tóm với giá 3,5 tỷ USD hồi tháng 1. Do đó, quá trình phát hành Warcraft tại quốc gia châu Á rất được ủng hộ, và dẫn đến thành công vang dội mà như Thành Long chia sẻ là sẽ khiến “Hollywood lo sợ Trung Quốc”. Ảnh: Universal
2. Zootopia – 235,5 triệu USD: Sau 6 tháng đầu năm 2016, mới có hai bộ phim cán mốc doanh thu 1 tỷ USD toàn cầu là Captain America: Civil War và Zootopia. Xưởng hoạt hình Walt Disney chắc chắn phải cảm ơn quốc gia tỷ dân, bởi riêng nơi đây đã đóng góp cho bộ phim tới hơn 235 triệu USD. Phim giành thắng lớn nhờ hiệu ứng truyền miệng, khi doanh thu tuần thứ hai nơi đây thậm chí còn cao hơn tuần khởi chiếu. Người Trung Quốc rất yêu thích Zootopia, khi phim đạt điểm 8,6/10 trên trang thông tin phim ảnh tiếng Hoa Mtime. Ảnh: Disney
1. Mỹ nhân ngư – 526,8 triệu USD: Châu Tinh Trì không còn xuất hiện trước ống kính, nhưng cái tên của anh vẫn sở hữu sức hút mãnh liệt đối với người dân Trung Quốc. Bằng chứng là việc Mỹ nhân ngư do danh hài làm đạo diễn thu tới hơn nửa tỷ USD tại riêng quê nhà, qua đó lọt vào top ten các phim điện ảnh ăn khách nhất thế giới trong nửa đầu năm nay. Ra rạp đúng dịp Tết Nguyên đán, Mỹ nhân ngư dễ dàng vượt xa kỷ lục phòng vé Trung Quốc trước đó thuộc vềTruy lùng quái yêu (381,8 triệu USD). Ảnh: Sony
*Số liệu tính đến hết ngày 1/7 theo Tổng cục Điện ảnh Trung Quốc
Theo Zing
Những bom tấn điện ảnh Trung Hoa bị đồn ăn gian doanh số
Trong 3 năm trở lại đây, điện ảnh Hoa ngữ chứng kiến sự lên ngôi của nhiều dự án điện ảnh với doanh thu "khủng".
Lật lại hồ sơ, từ năm 2013 đến nay, không ít dự án được đánh giá bom tấn - lại vấp phải chỉ trích lừa đảo khán giả, lăng xê quá mức.
Diệp Vấn 3 (Chân Tử Đan, Mike Tyson, Trương Tấn)
Diệp Vấn 3 - series cuối cùng về cuộc đời nhất đại tông sư vấp phải bê bối khi công chiếu ở Đại lục.
Phim về Nhất đại tông sư vấp chỉ trích gian dối. Ảnh: Sina.
Nhiều nguồn tin cho hay, đơn vị phát hành cố tình mua rất nhiều vé giảm giá. Họ giữ lại lượng lớn số vé này và sau đó tổ chức thêm các buổi chiếu "ảo" với mức giá trên trời. Nhờ thế, doanh thu phim tăng đáng kể.
Tại các cụm rạp, giá một vé trong thời gian từ 9h đến 22h được bán ở mức 38 NDT. Tuy nhiên suất chiếu lúc 0h50 đến 8h30 lại có mức giá 203 NDT. Các phòng chiếu ở thời điểm "nhạy cảm" được sắp lịch dày đặc, chỉ khoảng 10-15 phút lại có một đợt chiếu (trong khi thời lượng phim khoảng 100 phút).
Khán giả khu vực Vũ Hán ngạc nhiên khi trên mạng thông báo suất chiếu 8h30 hết vé, trong khi thời điểm này trung tâm thương mại còn chưa mở cửa để khán giả đến rạp.
Đây được coi là những bằng chứng cho thấy bom tấn của Chân Tử Đan, Mike Tyson có những suất chiếu "ma" để đẩy doanh số.
Lạc lối ở Hong Kong (Triệu Vy, Từ Tranh)
Lạc lối ở Hong Kong do Triệu Vy, Từ Tranh đóng chính công chiếu từ ngày 25/9/2015 và theo thống kê dù mới hơn 11 ngày ra mắt, phim thu về gần 1,4 tỷ NDT. Hết đợt chiếu, phim đạt doanh số 1,6 tỷ NDT, lọt Top 10 phim ăn khách nhất lịch sử. Tuy nhiên thành công của phim bị đặt dấu hỏi lớn.
Lạc lối ở Hong Kong của Triệu Vy, Từ Tranh. Ảnh: Sina.
"Có mặt tại rạp chiếu phim vào tối 1/10 mới thấy rõ sự vắng vẻ. Không nhiều khán giả đến xem nhưng nhà sản xuất lại chia sẻ bộ phim cháy vé. Đây thực chất chỉ là cách để đoàn làm phim tăng lượng người xem" - một khán giả ở Bắc Kinh kể lại.
"Tôi cũng nghe phong thanh việc Lạc lối ở Hong Kong có gian lận trong việc công bố doanh thu, chúng ta cần chờ xem" - blogger nổi tiếng Ngu Bối Gia tán đồng ý kiến trên.
Nguồn tin từ Sina cho hay, Lạc lối ở Hong Kong cố tình thổi phồng thành tích với mục tiêu hút khán giả đến rạp.
Sức ép từ dư luận buộc đại diện nhà sản xuất phải lên tiếng. Họ khẳng định thông tin cung cấp trên mạng chưa xác thực, thiếu bằng chứng.
Truy lùng quái yêu (Tỉnh Bách Nhiên, Bạch Bá Hà)
Thành công khi ra mắt nhưng Truy lùng quái yêu vấp nghi vấn gian lận. ẢNh: Sina.
Truy lùng quái yêu tạo nên địa chấn điện ảnh khi có doanh số 2,4 tỷ NDT - cao nhất lịch sử cho đến năm 2015. Kỷ lục này vừa bị phá vỡ bởi Mỹ nhân ngư. Tuy nhiên, đại diện Cục điện ảnh cho biết họ nhận nhiều đơn kiện cho thấy phim đã khống doanh số.
"Thống kê từ phòng bán vé kỹ thuật số quốc gia cho thấy, một số ít rạp chiếu và nhà phát hành đã thao túng về số lượng lượt khán giả tới rạp và vé bán ra. Chẳng hạn, 300 vé đã bán hết trong phòng chiếu chỉ có sức chứa 200 chỗ ngồi, mức giá của những suất chiếu này được đẩy cao hơn".
Tây du ký: Mối tình ngoại truyện vỡ lở chuyện "khống" thù lao
Bom tấn Châu Tinh Trì cũng bị nghi vấn sau lời khai của Hoa Nghị. Ảnh: Vdaily.
Tây du ký: Mối tình ngoại truyện ra mắt năm 2013 và mang về doanh số 1,3 tỷ NDT, trở thành hiện tượng trong năm. Với phong cách Châu Tinh Trì hài hước thành thương hiệu, chẳng ai nghi ngờ vào con số này cho đến khi "vua hài" khởi kiện Hoa Nghị.
Châu Tinh Trì cho biết hai bên đã có thỏa thuận, nếu phim vượt ngưỡng 500 triệu NDT, Hoa Nghị phải chia lợi nhuận bổ sung theo tỷ lệ.
Tuy nhiên, công ty lại từ chối thanh toán số tiền Châu Tinh Trì đáng được hưởng dù phim thành công ngoài mong đợi. Tại phiên tòa sơ thẩm, Hoa Nghị đưa ra những lý do phản hồi. Trong đó, công ty này khẳng định "doanh thu vượt 500 triệu NDT của phim không cao như thông báo".
Lúc này, khán giả mới vỡ lở chuyện con số thống kê trước đó chỉ mang tính chất...xem cho vui.
Cục Báo Chí, Xuất bản, Phát thanh, điện ảnh và truyền hình Trung Quốc (SARFT) thừa nhận trong thời gian ngắn, những lịch sử về doanh thu khiến họ đau đầu. Lý Đông - quản lý mảng điện ảnh cho hay, vấn đề doanh thu phòng vé và công bố thông tin doanh số đang còn nhiều bất cập. Cục sẽ nặng tay trong thời gian tới để trả lại sự minh bạch cho thị trường.
Theo Zing
Truyền thông Mỹ cáo buộc phim Hoa ngữ gian lận doanh thu Với số liệu thống kê cho thấy, doanh thu của phim Trung Quốc vượt mặt cả khu vực Bắc Mỹ. Trong chương trình của Mỹ, phóng viên cho rằng đã có sự không minh bạch trong các con số. Theo số liệu thống kê, trong tháng 2/2016, doanh thu các phim Trung Quốc chiếu tại quê nhà cán mốc 1.5 tỷ USD trong...