10 biểu hiện cho thấy chân có bệnh
Bàn chân là nơi tập trung đầy đủ toàn bộ huyệt đạo của cơ thể. Mỗi một biểu hiện ở chân có thể là dấu hiệu cho thấy biết một số bộ phận trong cơ thể sắp xảy ra sự cố.
1. Chuột rút
Chân đột nhiên bị chuột rút hoặc cơ bắp co rút đột ngột, nguyên nhân có thể do luyện tập hoặc mất nước nên tạm thời có triệu chứng đó. Có lúc, khi đang nằm, một thớ thịt hoặc một mảng thịt xung quanh bỗng nhiên chuột rút, sau đó kèm theo cảm giác đau nhức.
Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra, trong thực đơn ăn uống hàng ngày nên chú ý dung nạp thêm canxi, kẽm và ma-giê. Nếu bà bầu ở trong thời kỳ cuối mang thai nên cẩn thận, phải tăng thêm lượng máu lưu chuyển, ngăn chặn phát sinh tình trạng này.
Biện pháp: Thử xoay chân, mát-xa phần đau nhức. Cũng có thể dùng khăn lạnh hoặc cồn tẩy trùng để làm cho cơ thịt thư giãn. Để tránh chuột rút ở chân, trước khi ngủ thẳng chân, sau đó uống cốc sữa nóng để bổ sung canxi.
2. Chân và ngón chân nhợt nhạt
Tuần hoàn không thông suốt, thông thường do bệnh tuần hoàn máu gây ra. Do động mạch xơ cứng, tim không thể cung cấp đẩy đủ lượng máu xuống chân, lúc đó sẽ xuất hiện hiện tượng này.
Máu không đủ sẽ làm cho chúng ta không thể cảm nhận được mạch của chân. Khi đứng dậy, chân có thể bị hằn đỏ hoặc hơi thâm đen, khi năng chân sẽ chuyển thành màu trắng bệch nhợt nhạt.
Biện pháp: Thông qua vận động và ăn uống để cải thiện tuần hoàn máu.
3. Ngón chân quặp lún, có vết hằn như hình cái thìa
Đây là biểu hiện của thiếu máu. Được gây ra do không có đầy đủ huyết sắc tố (một loại protein giàu hàm lượng sắt có trong hồng cầu). Phần trong xuất huyết (ví dụ loét) hoặc kinh nguyệt quá nhiều cũng có thể gây ra thiếu máu.
Video đang HOT
Khi thiếu máu, móng tay cũng có tình trạng tương tự. Màu sắc và gốc móng tay đều có màu trắng bệch, móng dễ gãy, chân luôn cảm thấy hàn lạnh. Mệt mỏi là triệu chứng đầu tiên của thiếu máu, các triệu chứng khác bao gồm khi đứng dậy khó thở, hoa mắt chóng mặt, đau dầu.
Biện pháp: thông qua kiểm tra tính số toàn bộ tế bào máu để chẩn đoán thiếu máu.
4. Đau nhức lòng bàn chân không thể chữa khỏi
Đây là biểu hiện chính của bệnh tiểu đường. Nồng độ đường huyết tăng cao sẽ phá hỏng các dây thần kinh ở dưới chân. Biểu hiện sau đó là do áp lực, không cẩn thận cọ xát gây ra trầy xước hoặc vết thương. Các biểu khác của bệnh tiểu đường còn có: miệng thường xuyên khát, tiểu nhiều, dễ mệt mỏi, thị lực mờ, dễ đói hoặc trọng lượng cơ thể giảm.
Biện pháp: Lập tức chữa trị lở loét, vết thương và kiểm tra bệnh tiểu đường.
5. Chân lạnh
Hiện tượng này biểu hiện nhiều ở phụ nữ. Nhiệt độ trung tâm cơ thể phụ nữ thấp hơn nam giới, vì vậy mặc dù họ rất mạnh khỏe nhưng rất nhạy cảm với hàn lạnh.
Phụ nữ trên 40 tuổi nếu có hiện tượng lạnh chân, có thể là do chức năng tuyến giáp thận không tốt, bởi vì tuyến giáp thận sẽ điều tiết nhiệt độ cơ thể và trao đổi chất cũ mới. Ngoài ra, tuần hoàn không thông suốt cũng là một nguyên nhân.
Biện pháp: Dùng các nguyên liệu thiên nhiên ngâm chân để giữ ấm là biện pháp tốt nhất. Nếu bạn có các vấn đề sức khỏe khác ngoài lạnh chân, bạn nên đi khám bác sỹ.
6. Móng chân dày nặng, có màu vàng
Đây là do nhiễm khuẩn nấm ở dưới ngón chân gây ra. Người mắc bệnh nấm ở móng thông thường không tri giác vì vậy bị nhiễm bệnh từ nhiều năm trước mà không biết. Nhưng loại nấm khuẩn này truyền nhiễm rất nhanh đến toàn bộ ngón chân, thậm chí lên tận tay, làm cho móng chân phát ra mùi hôi khó ngửi. Người bị bệnh tiểu dường, người có vấn đề về hệ miễn dịch và tuần hoàn dễ bị lây nhiễm bệnh này.
Biện pháp: Đi viện khám và chữa trị cấp tốc.
7. Ngón chân cái đột nhiên to lên
Có thể là bệnh Gout. Đây là một bệnh viêm khớp, thông thường gây ra do nhiều acid uric. Acid uric thông thường tồn tại ở những bộ phận cơ thể có nhiệt độ khá thấp, và nơi mát nhất và xa tim nhất trong cơ thể lại chính là ngón chân cái.
Nam giới từ 40-50 tuổi hoặc phụ nữ sau khi tắt kinh nguyệt đều dễ mắc bệnh Gout.
Biện pháp: Tư vấn bác sỹ để tìm cách chữa trị bằng cách uống thuốc và điều chỉnh ăn uống.
8. Tê hai chân
Hai chân không có cảm giác, điều này là do dây thần kinh xung quanh chân trục trặc nhưng hai nguyên nhân chính là bệnh tiểu đường và lạm dụng uống rượu. Trị liệu hóa học cũng là một nguyên nhân khác. Càng nghiêm trọng hơn đó là dạng tê không cảm giác này sẽ kéo dài đến tay, làm cho bạn cảm thấy như mình đang đeo một chiếc bao tay dài.
Biện pháp: Tìm khám bác sỹ. Mặc dù chưa có cách chữa trị bệnh này nhưng có thể thông qua thuốc giảm đau và thuốc chống trầm cảm để giảm nhẹ cảm giác đau.
9. Đau nhức khớp chân
Viêm khớp dạng phong thấp đầu tiên là cảm thấy đau nhức qua các khớp như đốt ngón chân và ngón tay, đau nhức đồng thời cùng với xưng phù và xơ cứng, loại đau nhức này có tính đối xứng. Viêm khớp dạng phong thấp xảy ra nhiều ở phụ nữ, tỉ lệ mắc bệnh của phụ nữ cao gấp 4 lần so với nam.
Biện pháp: Đầu tiên kiểm tra toàn diện để xác định nguyên nhân đau nhức khớp. Có rất nhiều thuốc và liệu pháp có thể chữa khỏi viêm khớp.
10. Móng có vết lõm
Đa phần da của người mắc bệnh vẩy nến có biểu hiện là móng tay có nhiều lỗ nhỏ, chỗ sâu chỗ cạn. Nhưng có đến 3/4 da và khớp của người mắc bệnh vẩy nến bị ảnh hưởng, biểu hiện thường gặp đó là móng tay có vết lõm không trơn, thẳng.
Biện pháp: Bất luận là bệnh vẩy nến hay viêm khớp vẩy nến đều có rất nhiều thuốc giúp chữa trị tốt.
Theo VNE
Bí quyết ăn uống ngăn ngừa tăng cholesterol trong cơ thể
Cách tốt nhất để ngăn ngừa tăng cholesterol trong cơ thể là chọn đúng các loại thực phẩm nên ăn.
Cholesterol là một chất mềm, bóng như chất sáp. Cholesterol chủ yếu do gan tạo ra từ các chất béo bão hòa. Mỗi ngày có khoảng 1g cholesterol được tạo ra và hòa cùng trong dòng máu đi khắp cơ thể. Ngoài ra một phần nhỏ cholesterol cũng được hấp thu từ các loại thức ăn như sữa, lòng đỏ trứng, mỡ động vật, não, lòng động vật, tôm...
Cholesterol bao gồm hai loại là cholesterol tốt (HDL) và cholesterol xấu (LDL). Tuy nhiên, hàm lượng cholesterol trong cơ thể cao sẽ không tốt cho sức khỏe.
Những người khi có lượng cholesterol trong máu cao thì có tỉ lệ mắc bệnh mạch vành cao gấp 2 - 3 lần so với người có lượng cholesterol bình thường. Nếu loại cholesterol toàn phần tăng hoặc cholesterol xấu tăng hoặc tăng cả hai thì nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch càng cao do xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch sẽ làm tăng huyết áp và các hệ lụy kèm theo.
Ngoài ra, khi các mảng xơ vữa khi bị bong ra chúng sẽ đi theo dòng máu gây tắc nghẽn mạch máu động vành tim gây chết đột ngột (đột tử) hoặc tắc động mạch não gây tai biến mạch máu não.
Chính vì vậy, giữ mức cholesterol ở mức kiểm soát chính là "chìa khóa" để bạn luôn sống khỏe mạnh, cuộc sống hạnh phúc. Cách tốt nhất để ngăn ngừa tăng cholesterol trong cơ thể là chọn đúng các loại thực phẩm nên ăn.
Theo VNE
"Bắt bệnh" qua tình trạng đổ mồ hôi trên cơ thể Trong một số trường hợp, đổ mồ hôi ở một số bộ phận lại là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh tật mà bạn cần chú ý. Ảnh minh họa Đổ mồ hôi có thể là hiện tượng bình thường khi bạn vận động hoặc khi cơ thể đang phải tiếp xúc với nhiệt độ cao. Nó cũng là cách hạ nhiệt của...