10 bí ẩn về SARS-CoV-2 đến nay chưa có lời giải đáp

Theo dõi VGT trên

Một số thông tin về virus SARS-CoV-2 đã được biết đến nhưng virus này vẫn còn nhiều ẩn số, từ cách thức lây nhiễm, thời gian miễn dịch cho đến thuốc điều trị hiệu quả.

10 bí ẩn về SARS-CoV-2 đến nay chưa có lời giải đáp - Hình 1

Lấy máu dơi để nghiên cứu virus SARS-CoV-2 ở Pháp – Ảnh: REUTERS

1. Đại dịch khởi đầu thế nào?

TS sinh học Isabelle Bolon ở Đại học Genève (Thụy Sĩ) đánh giá: “Đến nay không có tiến bộ nào lớn về nguồn gốc virus SARS-CoV-2″.

Trước đây, các chuyên gia tin rằng SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ dơi tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) vì tìm thấy nhiều virus corona có trình tự gen gần với SARS-CoV-2.

Song các virus này không đủ tương cận với SARS-CoV-2 để truyền trực tiếp từ dơi sang người.

Vậy có thể SARS-CoV-2 truyền qua sinh vật thứ ba. Tê tê bị nghi ngờ nhưng vai trò của chúng chưa rõ.

2. Virus lây nhiễm ra sao?

Các nhà khoa học tin rằng SARS-CoV-2 chủ yếu lây truyền qua các giọt bắn li ti và qua môi trường khí dung (aerosol).

Hồi tháng 7-2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thừa nhận SARS-CoV-2 có thể lây truyền qua khí dung dù ban đầu đã phản bác khả năng này.

Tuy nhiên, tỉ lệ tương ứng của lây nhiễm giữa giọt bắn và khí dung vẫn chưa rõ. TS virus học Valéria Cagno ở Đại học Genève nhận xét vẫn còn tranh luận về tỉ lệ này.

3. Miễn dịch kéo dài bao lâu?

Tháng 4-2020, giới khoa học thừa nhận chưa hiểu gì về khả năng miễn dịch của cơ thể với virus SARS-CoV-2. Bây giờ vấn đề đã rõ hơn.

Một số lượng lớn những người hồi phục đã được xét nghiệm huyết thanh để tìm dấu hiệu miễn dịch trong máu.

TS Valeria Cagno nhận xét: “Kháng thể xuất hiện và tế bào lympho T được kích hoạt nơi người nhiễm SARS-CoV-2 là dấu hiệu cho thấy họ đang phát triển tốt khả năng miễn dịch”. Tuy nhiên vẫn chưa rõ thời gian miễn dịch bao lâu.

Ngoài ra còn nhiều điều chưa rõ như một số người được miễn dịch nhưng số khác thì không, số lượng kháng thể cũng khác nhau tùy người và tùy mức độ nhiễm.

10 bí ẩn về SARS-CoV-2 đến nay chưa có lời giải đáp - Hình 2

Dược sĩ giới thiệu thuốc hydroxychloroquine tại bệnh viện Liège (Bỉ) – Ảnh: REUTERS

Video đang HOT

4. Tỉ lệ tử vong bao nhiêu?

Tỉ lệ tử vong cao trong quý đầu năm 2020 cho thấy mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh COVID-19. Song hiện nay, các nhà khoa học ghi nhận đỉnh điểm của tỉ lệ tử vong vượt mức chưa xảy ra, ít ra tại Thụy Sĩ.

Tình hình lại khác ở các nước khác. Thụy Điển ghi nhận số tử vong kỷ lục trong nửa đầu năm 2020, lần đầu tiên kể từ nạn đói lớn năm 1869.

5. Thuốc nào điều trị hiệu quả?

Do không có liệu pháp cụ thể, trước đây các bác sĩ chỉ điều trị triệu chứng của COVID-19 bằng các loại thuốc hiện có như Kaletra, Remdesivir, Hydroxychloroquine.

Hiện thời Kaletra và Hydroxychloroquine đã chứng tỏ không hiệu quả.

Thuốc kháng virus Remdesivir, thuốc chống viêm Dexamethasone và kháng sinh Azithromycin vẫn đang được thử nghiệm.

10 bí ẩn về SARS-CoV-2 đến nay chưa có lời giải đáp - Hình 3

Chưa xác định trẻ em có dễ lây nhiễm hay không – Ảnh: BELGA

6. Vì sao ca này nghiêm trọng, ca khác lại vô hại?

Các nhà khoa học cho rằng do hậu quả của “bão cytokine” (phản ứng thái quá của hệ miễn dịch) khiến một số ca trở nên nghiêm trọng hơn. Đến nay đây vẫn là ẩn số.

COVID-19 gây ra triệu chứng rất khác nhau. Người này chỉ bị cảm nhẹ, người khác nghiêm trọng dẫn đến tử vong.

TS y khoa Pierre-Yves Bochud ở Bệnh viện Đại học bang Vaud (Thụy Sĩ) giải thích: “Các nghiên cứu dịch tễ học từ Trung Quốc cho thấy các yếu tố như tuổi cao và béo phì làm tăng nguy cơ nặng hơn. Nhưng các tiêu chí này không giải thích được mọi thứ vì nhiều người liên quan lại không mắc bệnh nghiêm trọng”.

Ngoài ra, các nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy gen đặc trưng quyết định phản ứng của từng cá nhân với SARS-CoV-2.

Một số yếu tố khác đang được xem xét như nhiều người đã tiếp xúc với các virus corona thể nhẹ khác trước khi nhiễm SARS-CoV-2 có khả năng tự vệ tốt hơn.

7. SARS-CoV-2 đột biến thế nào?

Hiện nay, các nhà khoa học nhận ra SARS-CoV-2 đột biến là chuyện bình thường.

Một số đột biến đặc biệt như chủng đột biến D614G dường như không ảnh hưởng đến độc lực và khả năng lây nhiễm của virus.

TS di truyền học Franois Balloux ở Đại học London (Anh) khẳng định: “Chủng virus lưu hành hiện nay không độc hơn lúc đầu đại dịch”.

SARS-CoV-2 còn đột biến chậm như hầu hết các virus corona khác.

8. Vai trò lây nhiễm của trẻ em

Giới khoa học nhận thấy trẻ em ít bị nhiễm hơn người lớn nhưng chưa rõ vì sao.

Hiện nay, chuyên gia nhi khoa Alessandro Diana ở Đại học Genève ghi nhận: “Nghiên cứu về các chuỗi lây nhiễm cho thấy trẻ em chủ yếu bị lây nhiễm từ người lớn”.

Trẻ em bị nhiễm ít phát triển các dạng nghiêm trọng và thường không bộc lộ triệu chứng.

Một nghiên cứu của Mỹ công bố trên tạp chí JAMA Pediatrics ngày 30-7 ghi nhận đã tìm thấy trong mũi trẻ em dưới 5 tuổi tải lượng virus cao từ 10-100 lần. Dù vậy chưa xác định số trẻ em này có dễ lây nhiễm hơn không.

10 bí ẩn về SARS-CoV-2 đến nay chưa có lời giải đáp - Hình 4

Trang trại nuôi chồn ở Na Uy trước đại dịch COVID-19 – Ảnh: AFP

9. Vật nuôi có lây không?

Trước đây giới khoa học ghi nhận hiếm có trường hợp động vật nhiễm bệnh được ghi nhận.

Còn hiện nay họ nhận thấy virus có lây nhiễm ở vật nuôi với mức độ vừa phải.

Một nghiên cứu (chưa qua bình duyệt đồng nghiệp) ghi nhận ở miền bắc nước Ý, 3,4% chó và 3,9% mèo có kháng thể virus corona nhưng không có yếu tố lây nhiễm từ động vật sang người.

Vấn đề này đến nay vẫn chưa rõ, đặc biệt là chồn. Tại châu Âu và Mỹ, hàng triệu con chồn bị nhiễm. Một số nhân viên trang trại cũng bị nhiễm.

10. Chưa biết dịch kết thúc thế nào

Tháng 4-2020, báo Le Temps (Thụy Sĩ) dự báo trong khi chờ đợi vắc xin hoặc phương pháp điều trị hiệu quả, SARS-CoV-2 có thể biến mất vì không còn người lây nhiễm.

Đến nay có 5 dự án vắc xin đang thử nghiệm lâm sàng ở giai đoạn cuối và dự kiến sẽ được đưa ra thị trường vào đầu năm 2021. Dù vậy, khả năng miễn dịch của vắc xin kéo dài bao lâu vẫn chưa rõ.

TS Alessandro Diana nhấn mạnh: “Loại vắc xin tốt nhất hiện nay đã được chứng minh có thể ngăn chặn virus là biện pháp giãn cách”.

Cả thế giới khát vắcxin COVID-19, nên 'mỏ vàng' vắcxin loạn giá

Ngoài yếu tố y khoa và chính trị, vắcxin COVID-19 còn là "mỏ vàng" về mặt kinh tế, trong bối cảnh cả nhân loại đang "khát" vắcxin để ngăn ngừa virus corona chủng mới quái ác, gây đại dịch COVID-19.

Cả thế giới khát vắcxin COVID-19, nên mỏ vàng vắcxin loạn giá - Hình 1

Tiêm vắcxin ngừa COVID-19 của Hãng SinoVac Biotech (Trung Quốc) cho một tình nguyện viên ở Sao Paulo, Brazil ngày 30-7 - Ảnh: REUTERS

Họ sẽ trình bày dữ liệu và nói lý do tại sao chúng tôi tính chi phí nhiều như vậy hoặc lý do vì sao nên hạ giá xuống.

BRUCE Y. LEE, giáo sư về quản lý chính sách y tế tại ĐH thành phố New York, cho rằng giá vắcxin là vấn đề thương lượng giữa các công ty bảo hiểm, nhà sản xuất và đôi khi là chính phủ.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết có 28 loại vắcxin ngừa COVID-19 đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trên người. Dù chưa có thử nghiệm lâm sàng nào hoàn thành nhưng một số manh mối về giá của vắcxin COVID-19 đang bắt đầu xuất hiện.

Từ vài USD đến 37 USD/liều

Theo báo Wall Street Journal, một số công ty phát triển vắcxin ngừa COVID-19 đã tiết lộ giá dự tính, dao động từ vài USD đến 37 USD/liều.

Mới nhất, trên kênh truyền hình Rossiya 24 tối 12-8, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty R-Pharm, ông Alexey Repik, cho biết giá xuất khẩu vắcxin ngừa virus corona mang tên Sputnik V. của Nga ít nhất là 10 USD cho 2 liều. Ông Repik thừa nhận lô vắcxin đầu tiên sẽ khá đắt nhưng khẳng định giá sẽ rẻ hơn khi số lượng sản xuất đạt quy mô công nghiệp đủ lớn.

Trước đó, trong ngày 11-8, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo Mỹ đồng ý mua 100 triệu liều vắcxin của Công ty công nghệ sinh học Moderna với tổng giá trị 1,5 tỉ USD, tương đương 15 USD/liều. Hiện Moderna cùng Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với vắcxin COVID-19 tiềm năng có tên là mRNA-1273.

Trước đó, Mỹ đã đạt thỏa thuận 1,95 tỉ USD để mua 100 triệu liều vắcxin với Pfizer và BioNTech. Như vậy, vắcxin này sẽ có giá 19,5 USD/liều và 39 USD/2 liều. Trong khi đó, AstraZeneca (hãng dược Anh) đã đồng ý cung cấp 300 triệu liều vắcxin cho Mỹ trong một thỏa thuận trị giá 1,2 tỉ USD, tức mỗi liều sẽ có giá 4 USD. Theo Financial Times, AstraZeneca cũng đã ký thỏa thuận cung cấp vắcxin tiềm năng của công ty cho Hà Lan, Đức, Pháp và Ý với giá từ 3-4 USD/liều.

Hãng dược Mỹ Johnson & Johnson (J&J) cho biết họ đã đồng ý cung cấp 100 triệu liều vắcxin cho Mỹ để đổi lấy hơn 1 tỉ USD từ chính phủ liên bang, nghĩa là mỗi liều vắcxin sẽ có giá khoảng 10 USD.

J&J và AstraZeneca cam kết không kiếm lợi nhuận từ vắcxin ngừa COVID-19 trong thời gian đại dịch, nhưng Moderna và Công ty dược phẩm Mỹ Pfizer tuyên bố họ có ý định kiếm lời từ vắcxin ngừa COVID-19. Pfizer và đối tác BioNTech thông báo đã ký thỏa thuận cung cấp vắcxin cho Canada nhưng không thông tin chi tiết.

Moderna cũng nói đã ký các hợp đồng cung cấp vắcxin số lượng nhỏ cho chính phủ các nước với giá dao động từ 32-37 USD/liều, và vắcxin COVID-19 của Moderna cần đến 2 liều tiêm ngừa. Moderna không nói rõ công ty ký hợp đồng với các nước nào nhưng chính quyền Canada, Thụy Sĩ đã lên tiếng xác nhận thương vụ này. Giám đốc điều hành Moderna Stéphane Bancel cho biết các thỏa thuận mua vắcxin số lượng lớn hơn thì vắcxin sẽ được định giá thấp hơn.

Bill Gates tài trợ vắcxin 3 USD/liều

Trong khi đó, Viện Serum của Ấn Độ nhận được tài trợ của Quỹ Bill & Melinda Gates và Liên minh Toàn cầu về vắcxin và tiêm chủng (GAVI) để sản xuất vắcxin giá 3 USD/liều nhằm giúp đỡ các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Đây được xem là mức giá thấp nhất được đề xuất cho đến nay, trong bối cảnh các ứng cử viên vắcxin tiềm năng khác đang tiếp tục được phát triển.

Cho đến nay, Viện Serum đã hợp tác và đạt được thỏa thuận cung ứng vắcxin ngừa COVID-19 với ĐH Oxford và với Công ty công nghệ sinh học Novavax của Mỹ.

Theo The Economic Times, Viện Serum sẽ sản xuất và phân phối 100 triệu liều vắcxin COVID-19 đang phát triển bởi ĐH Oxford và Novavax cho Ấn Độ và các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, sớm nhất là vào nửa đầu năm 2021.

Viện Serum đã ký 2 thỏa thuận cung cấp vắcxin COVID-19. Đầu tiên là thỏa thuận với ứng cử viên vắcxin tiềm năng của AstraZeneca-Oxford, đang trong giai đoạn 2 và 3 của thử nghiệm lâm sàng. Viện Serum đã đồng ý sản xuất đến 1 tỉ liều vắcxin này cho 57 quốc gia đủ điều kiện nộp đơn xin hỗ trợ vắcxin mới lên GAVI.

Thỏa thuận thứ hai là với vắcxin NVX-CoV2373 của Novavax. Các thử nghiệm lâm sàng của vắcxin này vẫn chưa được tiến hành tại Ấn Độ. Nếu thành công, vắcxin của Novavax sẽ sẵn có cho tất cả 92 quốc gia thu nhập thấp và trung bình được chương trình Cam kết thị trường mở tiên tiến COVAX (AMC) của GAVI hỗ trợ. GAVI đã chốt danh sách 92 nước này hồi đầu tháng 8.

20,8 triệu

Tính đến 16h30 ngày 13-8 (giờ VN), thế giới ghi nhận hơn 20,8 triệu ca bệnh COVID-19, bao gồm 747.000 người chết và 13,7 triệu người hồi phục, theo trang Worldometer.info.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Dịch bệnh bùng phát trên tàu du lịch biển chở 1.822 khách khởi hành từ Singapore
08:36:44 17/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
22:01:23 18/11/2024
Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng
14:27:43 18/11/2024

Tin đang nóng

NSND Minh Vương 74 tuổi vẫn nhường ghế, bật khóc tiễn cha mẹ về Úc
22:28:33 18/11/2024
Vợ cũ của 'chàng Vượng' Quách Tấn An hứng chỉ trích sau ly hôn
22:02:21 18/11/2024
Trấn Thành ngày càng phong độ, MC Kỳ Duyên U60 trẻ đến khó tin
23:13:11 18/11/2024
Chuyện thật như đùa: Sao nam đình đám mới 23 tuổi nhưng đã "trải qua" 4 cuộc đời khác nhau
22:54:47 18/11/2024
Phim 'Vĩnh dạ tinh hà' kết thúc mở khiến khán giả hụt hẫng
21:57:57 18/11/2024
Chuyện gì đã xảy ra với Park Bom: Được cấp cứu giữa concert nhưng không có tiến triển
22:32:14 18/11/2024
Chị đẹp nhả một chữ khiến Bích Phương chỉ còn là cái tên
22:45:07 18/11/2024
Thông tin cáo phó con gái NS Kim Tiểu Long, 1 chi tiết gây xót xa
06:04:33 19/11/2024

Tin mới nhất

Ngành chip Trung Quốc dốc sức trước thương chiến leo thang

06:59:59 19/11/2024
Ngay cả khi ông Donald Trump chưa chính thức quay lại Nhà Trắng, ngành chip bán dẫn Trung Quốc đã đối mặt khó khăn lớn nhưng có thể cũng là động lực để Bắc Kinh tăng cường tự chủ trong lĩnh vực này.

Vai trò của tỉ phú Elon Musk trong Nhà Trắng sắp tới

06:56:28 19/11/2024
Tờ The New York Times mới đây loan tin tỉ phú công nghệ Elon Musk hồi đầu tuần đã có cuộc gặp gỡ bí mật với Đại sứ Iran tại LHQ Amir Saeid Iravani để thảo luận cách giảm căng thẳng giữa Mỹ và Iran.

Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'

06:52:21 19/11/2024
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 16.11 tuyên bố đã đánh chặn nhiều trong khoảng 20 quả rốc két đã được phóng từ Li Băng vào khu vực Tây Galilee thuộc phía bắc Israel vào sáng cùng ngày, theo tờ The Times of Israel.

Bị xử tù sau khi lấy cắp gần 120.000 bitcoin

06:49:21 19/11/2024
Một người đàn ông tên Ilya Lichtenstein ở Mỹ, tấn công sàn giao dịch tiền kỹ thuật số Bitfinex vào năm 2016 và rút gần 120.000 bitcoin, đã bị kết án 5 năm tù hôm 14.11 vì đã cùng vợ âm mưu rửa tiền để che giấu số bitcoin đó, theo Đài NB...

Cựu điệp viên Nga cảnh báo 'Thế chiến thứ III sắp bắt đầu'

05:23:55 19/11/2024
Donald Trump Jr., con trai của Tổng thống đắc cử Trump đã viết trong một bài đăng trên X rằng tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ hy vọng sẽ bắt đầu Thế chiến thứ III trước khi cha anh nhậm chức và có cơ hội mang lại hòa bình cho thế giới...

Nghị sĩ đảng Cộng hòa chỉ trích Tổng thống Biden đi ngược ý chí cử tri Mỹ

05:08:19 19/11/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden đang "cố gắng bắt đầu Thế chiến III một cách nguy hiểm" trước khi ông rời nhiệm sở vào tháng 1/2025, Dân biểu đảng Cộng hòa Marjorie Taylor Greene tuyên bố.

Pháp vẫn cân nhắc cho phép Ukraine dùng tên lửa tấn công lãnh thổ Nga

05:06:09 19/11/2024
Tuyên bố này được đưa ra sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden bất ngờ đảo ngược chính sách, cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

Mỹ, Philippines ký thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo quân sự

05:03:57 19/11/2024
Thỏa thuận có tên Thỏa thuận an ninh chung về thông tin quân sự (GSOMIA), cho phép Mỹ và Philippines chia sẻ thông tin quân sự mật một cách an toàn.

Hungary chỉ trích việc cho phép Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa tầm xa

04:50:06 19/11/2024
Bộ trưởng Ngoại giao Hungary đang trên đường đến Brussels để tham dự cuộc họp của những người đồng cấp tại EU vào ngày 18/11. Hungary là nước EU ngoại lệ khi tiếp tục quan hệ với Nga trong gần ba năm khủng hoảng Ukraine.

UAV đánh dồn dập vào đất Nga, Moskva tuyên bố bắn rụng hàng chục thiết bị bay

04:48:02 19/11/2024
Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã bắn hạ 59 thiết bị bay không người lái (UAV) của Ukraine tấn công nhiều tỉnh trong đêm rạng sáng 18/11.

Trước các đòn tập kích tên lửa ATACMS, Kremlin tố Mỹ 'đổ thêm dầu vào lửa'

04:45:35 19/11/2024
Ông Peskov nhấn mạnh: Chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đổ thêm dầu vào lửa và tìm cách leo thang xung đột ở Ukraine."

Pháp và Anh được cho rằng cũng đã cho phép Ukraine tấn công Nga bằng tên lửa tầm xa

04:42:58 19/11/2024
Đáng chú ý, quyết định này được đưa ra 2 tháng trước khi cuộc bầu cử Mỹ xác định được người chiến thắng là ông Donald Trump, người bị nghi ngờ muốn cắt giảm viện trợ cho Ukraine.

Có thể bạn quan tâm

Quang Tuấn: Bà xã cầm hết tiền, mỗi ngày cho tôi vài trăm ngàn tiêu vặt

Tv show

07:44:10 19/11/2024
Đối với Quang Tuấn, cuộc sống của mình ổn định và cảm thấy yên tâm hơn từ khi có vợ vì cô giúp anh quán xuyến mọi việc trong gia đình để nam diễn viên tập trung cho nghệ thuật.

Nghệ sĩ Hoàng Trinh tiết lộ mối quan hệ sau khi NSƯT Thành Lộc rời Idecaf

Sao việt

07:41:28 19/11/2024
Nghệ sĩ Hoàng Trinh cho biết cô và nghệ sĩ Thành Lộc vẫn giữ mối quan hệ thân thiết. Sau khi đàn anh rời Idecaf, nữ nghệ sĩ cùng các đồng nghiệp khác cố gắng duy trì công việc tại sân khấu.

Kỳ vĩ 'Tây Bắc đệ nhất động' Pu Sam Cáp

Du lịch

07:36:04 19/11/2024
Trong hành trình du lịch Lai Châu, du khách có cơ hội khám phá hang động kỳ bí Pu Sam Cáp, vốn được mệnh danh là Tây Bắc đệ nhất động .

Quang Hùng MasterD bị kéo vào tranh cãi "ảo quyền lực" một cách vô lý

Nhạc việt

07:36:04 19/11/2024
Quang Hùng MasterD được mời diễn ở một night club. Chính tại đây, người hâm mộ khiến nam ca sĩ lâm vào tranh cãi ảo quyền lực .

Con số may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 19/11/2024

Trắc nghiệm

07:31:05 19/11/2024
Con số may mắn 12 cung hoàng đạo ngày 19/11/2024 chính là nơi chúng tôi đưa đến cho bạn những gợi ý về việc lựa chọn con số giúp bạn tăng vận khí tích cực và giảm những năng lượng tiêu cực trong một ngày

Người tham gia giao thông gặp họa vì 2 thanh niên vác rựa đánh nhau

Pháp luật

07:06:19 19/11/2024
Ngày 18/11, Công an thành phố Đà Nẵng cho biết, đang điều tra vụ việc nhóm thanh niên truy đuổi, chém người giữa phố, gây tai nạn cho người khác.

Sao Hàn 19/11: Thành viên 2NE1 phải cấp cứu tại chỗ, Taylor Swift giúp đỡ Rosé

Sao châu á

07:00:12 19/11/2024
Thành viên 2NE1 phải cấp cứu và không thể biểu diễn; tài tử Trái tim mùa thu là trùm bất động sản, Rosé chia sẻ mối quan hệ đặc biệt với Taylor Swift

Phim mới chưa phát sóng, Vương Hạc Đệ đã gây sốt

Hậu trường phim

06:55:17 19/11/2024
Bộ phim Đại phụng đả canh nhân dự kiến lên sóng ngày 12/12 được hy vọng sẽ nối tiếp thành công của Vĩnh dạ tinh hà vì có một số điểm chung.

Hoa sữa về trong gió: Hiếu từ chối nhận vàng của gia đình vợ cũ

Phim việt

06:47:18 19/11/2024
Hiếu không muốn nhận số vàng từ gia đình vợ cũ, dù đây là số vàng bà ngoại Trang cho cháu gái để làm của hồi môn.

Dùng loại quả giúp chống nắng, sinh collagen nấu 1 món ăn dễ bất ngờ nhưng vị chua, ngọt, giòn ngon vô cùng

Ẩm thực

06:10:30 19/11/2024
Món ăn này rất dẻo, giòn, vị chua chua, ngon ngọt. Đặc biệt nó không có chút phụ gia nào nên đặc biệt tốt cho sức khỏe.

Phim lãng mạn gây choáng vì cảnh nóng của nữ chính, nhà trai là mỹ nam đẹp bậc nhất màn ảnh

Phim âu mỹ

06:06:52 19/11/2024
Ở bộ phim này, Andrew Garfield và Florence Pugh được đánh giá là đã mang tới diễn xuất ấn tượng với chemistry tràn màn hình.