10 bệnh gây tử vong nhiều nhất tại Việt Nam
Mười dịch bệnh nguy hiểm, gây tử vong nhiều nhất năm 2012 tại Việt Nam gồm: bệnh dại, sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm não virút, uốn ván sơ sinh, sốt rét, não mô cầu, liên cầu lợn, tiêu chảy và cúm H5N1.
Thông tin trên vừa được ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết tại Hội nghị khối y tế dự phòng khu vực phía Bắc.
Cụ thể năm 2012, bệnh dại đã làm 98 người tử vong, sốt xuất huyết khiến 80 người tử vong, tay chân miệng: 45 người tử vong, viêm não virút: 16 người tử vong, uốn ván sơ sinh: 15 ca tử vong, sốt rét: 8 ca tử vong, não mô cầu: 7 ca tử vong, liên cầu lợn: 6 ca tử vong, tiêu chảy: 6 ca tử vong và cúm H5N1 có 2 ca tử vong.
Bệnh tay chân miệng đã khiến 45 người tử vong năm 2012 (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Theo ông Bình, các dịch bệnh trên cũng là các dịch bệnh đáng chú ý, phải tập trung phòng chống trong năm 2013, đặc biệt trong đó là bốn bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm và bệnh dại. Bệnh tay chân miệng đang ở mức trên 1.000 ca mắc mới/tuần, nhưng cao điểm có thể lên đến 3.000-5.000 ca mắc mới/tuần, dự kiến sẽ tăng cao vào tháng 4 – 5 và tháng 8 – 11 tới đây.
Nhiều năm gần đây dịch sốt xuất huyết có xu hướng diễn biến theo hình sin, năm trước giảm mắc thì năm sau lại tăng. Do năm 2012 số mắc sốt xuất huyết đã giảm khoảng 20% so với năm 2011 nên dịch sốt xuất huyết có thể tăng mạnh vào năm 2013 này.
Bên cạnh đó, Cục Y tế dự phòng cảnh báo bệnh dại gia tăng trở lại trong khoảng 5 năm gần đây, với số tử vong rất cao. Phần lớn các trường hợp tử vong đều không được tiêm vắcxin và huyết thanh kháng dại sau khi bị chó, mèo nhiễm virút dại cào, cắn.
Theo Eva
Cụt chân vĩnh viễn vì ăn lợn bệnh
Sau khi ra quán nhậu lai rai vài chai bia và dùng một đĩa dồi trường, vài ngày sau, anh Thanh N. bị sốt cao, nhức đầu dữ dội, nôn ói liên tục, gáy đau cứng.
TS. BS Hồ Đặng Trung Nghĩa, quyền trưởng Bộ môn Nhiễm, Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM cho biết, bệnh liên cầu khuẩn lợn là bệnh nhiễm trùng do vi trùng Streptococcus suis lây lan từ động vật sang người. Chúng là tác nhân gây viêm màng não mủ với tần suất mắc bệnh ở người trưởng thành là 0,57/100.000 người/năm.
Khi nhiễm liên cầu lợn, người bệnh có triệu chứng sốt cao trên 39oC, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, ù tai, chân tay lạnh, rét run, cứng gáy, rối loạn tri giác, xuất huyết ban hoại tử trên da. Trường hợp nặng, người bệnh bị viêm màng não, sốc nhiễm độc, trụy mạch, tụt huyết áp, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, suy hô hấp, suy đa phủ tạng, hôn mê và tử vong. Những bệnh nhân hồi phục sau viêm màng não mủ sẽ bị biến chứng mất chức năng nghe.
Bệnh nhân bị hoại tử đầu ngón chân
Chị Đỗ Thị Thu Thủy (Q.4, TP.HCM) đang điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM cho biết, cách đây hai tuần, chị mua lòng lợn sống và huyết về làm món nhậu cho chồng. Dù không ăn món này nhưng chị bị nhiễm liên cầu lợn phải nhập viện cấp cứu. Được bác sĩ giải thích chị mới biết là do lúc làm lòng sông, chị không mang bao tay nên bị lây nhiễm qua vết thương.
TS. BS Trung Nghĩa cho biết thêm, nêu công việc có liên quan đến lợn, thịt lợn khi da bị trầy xước, hoặc ăn thịt lợn chưa nấu chín, nhất là tiết canh, nội tạng chín tái, nguy cơ mắc bênh cao. Đặc biệt, những người cắt lách, không nên làm công việc có liên quan đến lợn và thịt lợn vì nguy cơ mắc bệnh và tử vong cao. Ở các tỉnh thành phía Nam, bệnh nhiễm liên cầu khuẩn lợn xảy ra quanh năm, không theo mùa như phía Bắc.
Bệnh nhân nặng đang điều trị tại khoa nhiễm Việt - Anh, BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM
Bệnh thường xảy ra ở bệnh nhân nam (gấp bốn lần nữ), tuổi trung niên (47-55 tuổi) với hai bệnh cảnh chính là viêm màng não mủ và choáng nhiễm trùng. Một số biểu hiện khác hiếm gặp hơn là viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, viêm khớp, viêm đốt sống đĩa đệm và viêm mủ nội nhãn. Đa số bệnh nhân nhập viện trong bệnh cảnh viêm màng não cấp, khó phân biệt với bệnh cảnh viêm màng não mủ do các tác nhân khác, ngoại trừ biểu hiện rối loạn thính lực (ù tai, điếc) xảy ra ở 66% bệnh nhân và xuất huyết trên da ở 5-10% bệnh nhân. Trong bệnh cảnh choáng nhiễm trùng, bệnh thường diễn tiến nhanh đưa đến suy đa cơ quan, tử ban lan nhanh kèm hoại tử đầu chi và tỷ lệ tử vong thường trên 60%.
Vi khuẩn liên cầu lợn thường trú ở đường hô hấp, tiêu hóa, sinh dục và cả vùng hâu họng của lợn. Tỷ lệ mang trùng có thể đạt đến 100% các cá thể của đàn lợn nhưng tần suất bệnh thay đổi theo thời gian hiếm khi vượt quá 5% và thường xảy ra ở lợn từ 4 đến 12 tuần tuổi.
TS-BS Hồ Đặng Trung Nghĩa
Theo Phụ nữ online
Những mối nguy tiềm ẩn trong thịt lợn Trong tiết canh và thịt lợn không đảm bảo an toàn là nguồn gây nhiễm bệnh nguy hiểm cho tính mạng con người. Vào dịp cuối năm, người dân ở các làng quê thường có thói quen tập hợp vài ba hộ gia đình "đụng" chung một con lợn để bó giò, gói bánh chưng. Nhưng mỗi lần "đụng" lợn thì không thể...