1 triệu người dân ĐBSCL sẽ được đảm bảo điều kiện sống an toàn
Ngày 10/4, tại Hậu Giang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Hội nghị tổng kết Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL giai đoạn 2
ĐBSCL là khu vực giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh lương thực quốc gia, nhưng là vùng thường xuyên chịu lũ lụt. Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư vùng lũ ĐBSCL giai đoạn I (thực hiện từ năm 2001-2008) với tổng số vốn gần 5.770 tỷ đồng được đánh giá hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra.
Các địa phương bao gồm Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Long An, Cần Thơ đã đầu tư xây dựng 804 dự án cụm, tuyến dân cư và bờ bao đê, đảm bảo chỗ ở cho 146.000 hộ dân đang sống trong vùng thường xuyên bị ngập lụt.
Nhằm hoàn thiện đồng bộ và phát huy hiệu quả Chương trình giai đoạn 1, ngày 26/8/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1151/QĐ-TTg phê duyệt bổ sung các Dự án đầu tư (giai đoạn 2) thuộc Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL.
Mục tiêu của Chương trình giai đoạn 2 là đảm bảo chỗ ở an toàn cho 56.000 hộ dân thuộc 7 tỉnh, thành phố là Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và Cần Thơ. Đồng thời, bổ sung một số hạng mục thiết yếu như bãi rác, kè chống sạt lở cho một số cụm, tuyến trong giai đoạn 1.
Theo số liệu tổng hợp, tính đến nay, các địa phương đã triển khai thực hiện 178/179 dự án, gồm 129 cụm, tuyến và 49 bờ bao khu dân cư có sẵn, (1 cụm dân cư xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ chưa thực hiện, xin chuyển sang giai đoạn tiếp theo).
Đã hoàn thành tôn nền 126 cụm, tuyến và 48 bờ bao (đạt 97%); hoàn thành xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt tại 107/130 cụm, tuyến dân cư cần xây dựng (đạt 82%)…
Video đang HOT
Đến nay, đã có 49.540/56.510 hộ dân thuộc đối tượng của Chương trình được đảm bảo an toàn nhà ở trong các cụm, tuyến và bờ bao (đạt 88%); trong đó có 27.185 hộ vào ở trong cụm, tuyến và 22.355 hộ được đảm bảo an toàn trong các bờ bao.
Tính đến ngày 31/12/2014, tổng số vốn đã cấp so với kế hoạch là 2.859,5/3.269,073 tỷ đồng (đạt 87,5%).
Chương trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc
Đánh giá về hiệu quả của Chương trình, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, đây là Chương trình trọng điểm, có tính chiến lược của Chính phủ, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của nhân dân.
Mặc dù còn một số hạn chế, tồn tại, nhưng nhìn chung Chương trình đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Qua các trận lũ lớn, đặc biệt trong năm 2011 xuất hiện trận lũ rất lớn, nhưng hầu hết các cụm, tuyến dân cư và bờ bao khu dân cư thuộc Chương trình giai đoạn 1 và giai đoạn 2 an toàn.
Thiệt hại về người và tài sản trong trận lũ năm 2011 chưa đến 15% so với năm 2000. Nhà nước và các địa phương không phải tốn thời gian và kinh phí để thực hiện di dời và hỗ trợ cho người dân vùng lũ.
Chương trình trong cả hai giai đoạn đã đảm bảo cho hơn 200.000 hộ dân, tương đương khoảng hơn 1 triệu người có điều kiện sinh sống an toàn, ổn định. Các hộ gia đình nghèo đã xây dựng được nhà ở khang trang, an tâm lao động sản xuất và từng bước thoát nghèo bền vững. Đây cũng chính là một trong các mô hình góp phần phát triển nông thôn mới bền vững.
Nhiều khu dân cư vượt lũ có quy mô lớn, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đầy đủ, khi người dân vào ở đã hình thành các thị tứ, thị trấn sầm uất, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn của vùng ĐBSCL.
Kiến nghị kéo dài Chương trình
Sau 13 năm thực hiện, Chương trình đã cơ bản giải quyết được chỗ ở an toàn, ổn định các hộ dân đang sống trong vùng thường xuyên bị ngập lũ. Tuy nhiên, tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long và Hậu Giang đang xuất hiện nhiều điểm sạt lở mới. Ngoài ra, còn 1 cụm tuyến dân cư tại thành phố Cần Thơ đã được duyệt ở giai đoạn 2 nhưng chưa thực hiện.
Các địa phương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư bổ sung thêm 63 cụm, tuyến dân cư và 89 bờ bao khu dân cư có sẵn để đảm bảo cho các hộ dân có chỗ ở an toàn, ổn định cho 60.954 hộ dân.
Mặc dù giai đoạn 2 của Chương trình đã kết thúc vào ngày 31/12/2014, song vẫn còn 8.410 hộ dân thuộc đối tượng của Chương trình chưa xây được nhà, tương đương với tổng số vốn cần vay là 168,2 tỷ đồng.
Bộ Xây dựng và các địa phương đề nghị Thủ tướng Chính phủ tạo điều kiện cho số hộ dân trên được tiếp tục vay vốn theo quy định để xây nhà khi vào ở trong cụm, tuyến dân cư đến hết năm 2015.
Bên cạnh đó, vốn vay mua nền nhà của các hộ dân trong giai đoạn 1 đã hết thời hạn trả nợ nhưng có 25.868 hộ nghèo và hộ cận nghèo chưa trả được nợ với số tiền là 226,344 tỷ đồng.
Bộ Xây dựng đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét kéo dài thời gian trả nợ thêm 3 năm đối với những hộ thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo vay mua nền nhà bằng nguồn vốn đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Theo TTBC
Thủ tướng duyệt vay 100 triệu USD cải tạo 60 cầu yếu
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt danh mục Dự án "Tín dụng ngành cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ", sử dụng vốn vay ưu đãi do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ.
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng trong lần khảo sát một cầu yếu trên Quốc lộ 38.
Mục tiêu và kết quả chủ yếu của Dự án là xây mới, nâng cấp khoảng 60 cầu yếu, cầu kết nối trên các hệ thống đường quốc lộ trong phạm vi cả nước nhằm bảo đảm tính kết nối đồng bộ, nâng cao hiệu quả khai thác mạng lưới đường bộ, qua đó tăng cường khả năng liên kết giữa các tỉnh và các vùng kinh tế; giảm chi phí vận tải hàng hóa và hành khách; góp phần giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội nói chung.
Về kinh phí thực hiện Dự án, vốn vay ODA ưu đãi của Chính phủ Hàn Quốc khoảng 100 triệu USD; vốn đối ứng trong nước khoảng 638 tỉ đồng VN (tương đương 30 triệu USD).
Thời gian thực hiện dự án được ấn định là 4 năm tính từ khi Bộ Giao thông vận tải hoàn thành các thủ tục phê duyệt Dự án.
Xây dựng cầu Việt Trì - Ba Vì Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý về nguyên tắc việc triển khai xây dựng cầu Việt Trì - Ba Vì nối quốc lộ 32 với quốc lộ 32C trước khi thực hiện dự án đập dâng cấp nước, phát điện kết hợp cầu giao thông qua sông Hồng. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng giao tại văn bản số 279 năm 2015. Theo báo cáo đầu tư, dự án đầu tư xây dựng cầu Việt Trì - Ba Vì có điểm đầu giao với quốc lộ 32C, lý trình Km3 100 thuộc địa phận phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; điểm cuối Dự án kết nối với quốc lộ 32, lý trình Km59 500 thuộc địa phận xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, TP Hà Nội. Tổng chiều dài cầu và đoạn tuyến chính đường hai đầu cầu 9,5km, trong đó chiều dài đường dẫn phía Phú Thọ 0,3km, chiều dài cầu vượt sông 1,7km, chiều dài đường dẫn phía Hà Nội 7,5km. Dự án đầu tư xây dựng cầu Việt Trì - Ba Vì nhằm kết nối tỉnh Phú Thọ với Thủ đô Hà Nội và giao thông trong vùng, khai thác tiềm năng du lịch dịch vụ; mở rộng, lan tỏa vùng động lực của Thủ đô Hà Nội với tỉnh Phú Thọ và các tỉnh vùng Tây Bắc; đáp ứng nhu cầu giao lưu về kinh tế, văn hóa giữa Phú Thọ và các tỉnh với Thủ đô Hà Nội; tạo ra hạ tầng giao thông đồng bộ của khu vực.
P.Thảo
Theo dantri
Thủ tướng: "Chiến đấu ở Nam Bộ, chúng tôi vẫn ngóng tin cuộc đọ sức ở Quảng Trị" Tiến tới kỷ niệm 40 năm Ngày thống nhất đất nước và kỷ niệm 43 năm ngày giải phóng Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2015), chiều 7/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gặp mặt thân mật 30 hội viên, đại diện cho hơn 20 ngàn hội viên Hội Chiến sỹ Thành cổ Quảng trị năm 1972. Thủ tướng xúc động khi gặp mặt những người...