1 triệu dân Hong Kong chống dự luật dẫn độ sang Trung Quốc
Sự kiện được cho là cuộc biểu tình lớn nhất ở đặc khu này trong 15 năm qua.
Hơn 1 triệu người đã kéo xuống đường biểu tình ở Hong Kong ngày 9-6, để phản đối một dự luật dẫn độ gây tranh cãi của Trung Quốc, hãng tin CNN cho biết.
Những người biểu tình gồm nhiều tầng lớp khác nhau, từ doanh nhân, luật sư, sinh viên cho tới các nhóm tôn giáo.
Đám đông bắt đầu biểu tình từ công viên Victoria. Những người biểu tình hô vang: “Không dẫn độ sang Trung Quốc”, “Không có luật lệ mờ ám”. Số khác kêu gọi đặc khu trưởng Hong Kong, bà Carrie Lam, phải từ chức, theo hãng tin Reuters.
Hình ảnh cuộc biểu tình ngày 9-6. Ảnh: AP.
Đài phát thanh truyền hình Hong Kong RTHK đưa tin chính quyền đã huy động hơn 2.000 cảnh sát để kêu gọi người dân Hong Kong kiềm chế.
Theo Mặt trận Quyền con người Dân sự, nhóm đứng ra tổ chức cuộc biểu tình, đạo luật của chính quyền đặc khu Hong Kong sẽ cho phép việc gửi các nghi phạm thành phố này tới Trung Quốc để đưa ra xét xử.
Video đang HOT
Hình ảnh cuộc biểu tình. Ảnh: AP.
Một số nhà phân tích cho rằng dự luật sẽ khiến bất kỳ ai trên Hong Kong dễ dàng bị Bắc Kinh bắt giữ vì lí do chính trị hoặc vi phạm kinh doanh cũng như làm suy yếu hệ thống pháp lý của thành phố.
Hơn nữa, dự luật này đã gây ra sự bế tắc chính trị, sự phản đối trong cộng đồng doanh nghiệp cũng như sự chỉ trích từ Mỹ và Liên minh châu Âu đối với chính quyền đặc khu Hong Kong.
Hình ảnh sinh viên biểu tình tại Hong Kong. Ảnh: REUTERS.
Tuy nhiên, theo chính quyền Hong Kong, dự luật sẽ hoàn thiện hệ thống luật hiện hành bằng cách cho phép Hong Kong dẫn độ nghi phạm bị truy nã, xét theo từng trường hợp, sang các vùng lãnh thổ nơi không có thoả thuận dẫn độ chính thức như Đài Loan, Macau và Trung Quốc.
Hình ảnh cuộc biểu tình ở Hong Kong. Ảnh: EPA.
Những thay đổi này sẽ được bỏ phiếu thông qua thành luật vào cuối tháng 6 ngày.
Hong Kong là thuộc địa cũ của Anh và được trao trả về cho Trung Quốc vào năm 1997 với những đảm bảo về các quyền tự trị và tự do, bao gồm cả hệ thống tòa án riêng biệt. Hong Kong là một trong hai đặc khu theo quy chế đặc biệt của Trung Quốc.
TRƯỜNG VŨ
Theo PLO
Hong Kong huy động 2.000 cảnh sát đối phó biểu tình phản đối dự luật dẫn độ
Hàng nghìn người đang tập trung ở trung tâm Hong Kong vào hôm nay để biểu tình phản đối một dự luật dẫn độ cho phép các nghi phạm được dẫn độ tới Trung Quốc đại lục để xét xử.
Hơn 2.000 cảnh sát đã được triển khai để đối phó với cuộc biểu tình lớn nhất trong 15 năm qua.
Biểu tình phản đối dự luật dẫn độ tại Hong Kong (Ảnh: AFP)
Các nhà tổ chức cho biết cuộc biểu tình hôm nay dự kiến thu hút hơn 500.000 người tham gia. Đài RTHK đưa tin, các quan chức cảnh sát đã kêu gọi công chúng kiềm chế, khi họ phải huy động hơn 2.000 cảnh sát để đối phó với cuộc biểu tình.
Đây có thể là cuộc biểu lớn nhất tại Hong Kong kể từ cuộc biểu tình thu hút lượng người tương tự vào năm 2003 để phản đối các kế hoạch của chính quyền nhằm thắt chặt các luật an ninh quốc gia, mà sau đó đã bị hủy bỏ.
Phe đối lập phản đối dự luật dẫn độ đã thu hút nhiều thành phần tham gia, từ các doanh nhân ủng hộ giới thượng lưu và các luật sư tới các sinh viên, những nhân vật ủng hộ dân chủ và các nhóm tôn giáo.
"Tôi tới đây để đấu tranh", một người ngồi xe lăn tên là Lai, 78 tuổi, nói. Lai là một trong những người đầu tiên tới công viên Victoria trước khi cuộc biểu tình bắt đầu lúc 3 giờ chiều giờ địa phương.
"Có thể cuộc biểu tình là vô ích, không cần biết là có bao nhiêu người ở đây. Chúng tôi không có đủ sức mạnh để kháng cự vì chính quyền Hong Kong được đại lục hậu thuẫn", Lai nói.
Những người tuần hành dự kiến sẽ di chuyển qua các trung tâm thương mại và khu dân cư đông đúc Causeway Bay và Wanchai đến tòa nhà quốc hội Hong Kong, nơi các cuộc tranh luận sẽ bắt đầu vào thứ 4 tới về những thay đổi của chính quyền đối với Sắc lệnh các tội phạm bỏ trốn.
Các thay đổi sẽ đơn giản hóa các dàn xếp tùy vào từng trường hợp để cho phép dẫn độ các nghi phạm bị truy nã tới các nước, trong đó có Trung Quốc đại lục, Macau và đảo Đài Loan, ngoài 20 nước mà Hong Kong đã ký các hiệp ước dẫn độ.
Nhưng chính nguy cơ bị dẫn độ tới Trung Quốc đại lục đã khiến nhiều người tại Hong Kong lo ngại. Khu đặc quyền kinh tế này đã được Anh trao trả cho phía Trung Quốc quản lý vào năm 1997 với các cam kết về quyền tự trị và các quyền tự do khác, trong đó có một hệ thống pháp lý riêng.
Dù là trong giới doanh nhân, chính trị hay các nhóm tôn giáo và xã hội, các nhóm phản đối kế hoạch nói rằng họ rất nghi ngờ về tính công bằng và minh bạch của hệ thống tòa án Trung Quốc và lo ngại về các lực lượng an ninh xử lý các vụ truy tố.
Các chính phủ nước ngoài cũng bày tỏ quan ngại, cảnh báo về sự ảnh hưởng của nó đối với vị thế của Hong Kong là một trung tâm tài chính quốc tế, và rằng người nước ngoài bị truy nã tại Trung Quốc có nguy cơ bị bắt tại Hong Kong.
Những lo ngại đã gây chú ý hôm 8/6, khi có thông tin cho biết một thẩm phán tòa án cấp cao địa phương đã bị khiển trách sau khi chữ ký của ông xuất hiện trong một đơn kiến nghị công khai chống lại dự luật.
Vài thẩm phán cấp cao Hong Kong đã bày tỏ lo ngại về các thay đổi, nhấn mạnh về sự thiếu tin tưởng đối với các tòa án ở đại lục cũng như các hạn chế của các phiên tòa dẫn độ.
Tuy nhiên, giới chức chính quyền Hong Kong đã bảo vệ các kế hoạch trên, thậm chí họ còn nâng ngưỡng các hình phạt dẫn dộ lên các tội danh có thể nhận mức án 7 năm tù trở lên.
Theo dantri.com.vn
Việt Nam, Anh quyết tâm thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Ngày 03/6, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Tô Anh Dũng đã tiếp bà Kate White, Tổng Vụ trưởng châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len chào xã giao nhân dịp bà thăm làm việc tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, hai bên đánh giá quan hệ Đối tác chiến lược...