1 trái dừa sáp giá bằng nửa tạ thóc
Một trái dừa sáp loại 1 có giá đến 250.000 đồng, tương đương hơn 50 kg lúa được bán tại đồng. Dù giá dừa sáp đắt đỏ như thế, nhưng vì tính “quý hiếm” nên du khách vẫn bỏ tiền ra để niếm thử loại trái cây độc nhất vô nhị ở miền Tây này.
Đến thị trấn Cầu Kè ( tỉnh Trà Vinh) dọc theo quốc lộ 54 có nhiều điểm bán dừa sáp (cả dừa giống và dừa trái để ăn – PV). Có điểm bán để nguyên trái dừa sáp bán cho du khách, có chỗ lột hết lớp vỏ ngoài trái dừa và dùng dao cạo bóng loáng phần gáo dừa rồi cho vào túi cước xanh trông rất bắt mắt.
Anh Vinh Hoà – một chủ bán dừa sáp vui vẻ cho biết: “Nhắc đến dừa người ta nghĩ đến Bến Tre nhưng nói đến dừa sáp là phải nói đến huyện Cầu Kè của Trà Vinh. Tuỳ theo đường kính, độ dày mỏng của cơm dừa người ta chia ra làm 3 loại: loại 1 có giá từ 240.000 – 250.000 đồng/trái; loại 2, loại 3 từ 120.000 – 200.000 đồng/trái. Dù giá cáo nhưng sản phẩm này vẫn đắc như tôm tươi.”
Anh Vinh Hoà vừa bán dừa trái và cả dừa sáp giống
Ngoài ra, Anh Vinh Hoà còn cho biết, dừa sáp có thể trồng ở các tỉnh khác, tuy nhiên tỷ lệ cho trái dừa sáp thấp hơn khi dừa được trồng tại vùng đất Cầu Kè khoảng 10 – 20%. Trung bình 1 quầy dừa sáp có 12 trái có thể tìm được 3 – 4 trái dừa sáp là cao. Từ hiệu quả kinh tế cao (1 ha dừa sáp có thể thu lời từ 90 – 100 triệu đồng/ năm) nên dừa sáp giống không ngừng tăng lên từ mức 70.000 – 80.000 đông/ cây, nay tăng lên 100.000 đồng/cây nhưng rất được người dân ở trong và ngoài tỉnh quan tâm.
Theo Phòng NNPTNT huyện Cầu Kè, dừa sáp được trồng rải rác trên địa bàn các xã, thị trấn Ninh Thới, Hòa Ân, Thông Hòa, Phong Phú, Phong Thịnh, Châu Điền… trong đó được trồng tập trung nhiều nhất ở xã Hòa Tân với tổng diện tích 22.000ha trên tổng số 25.000ha toàn tỉnh.
Video đang HOT
Mấy năm gần đây để tiện cho du khách anh Vinh Hoà lột hết phần vỏ và cho trái dừa vào túi cước bắt mắt như thế này
Từ thực tế, cây dừa sáp “truyền thống” cho tỷ lệ trái sáp không cao, tối đa chỉ khoảng 30% so với tổng số trái trong mỗi buồng dừa nên mới đây Sở Khoa học-Công nghệ tỉnh Trà Vinh đã triển khai dự án trồng 50ha dừa sáp ở xã Hòa Tân. Đồng thời phối hợp với Trung tâm Thực nghiệm Đồng Gò (Bến Tre) nghiên cứu và đã thử nghiệm thành công cách thụ phấn trợ lực cho cây dừa sáp làm tăng tỷ lệ sáp trên buồng dừa. Và Sở phối hợp với Viện Nghiên cứu dầu thực vật-hương liệu-mỹ phẩm Thành phố Hồ Chí Minh để lo đầu ra cho loại trái cây độc nhất ở miền Tây này.
Hiện trái dừa sáp ở Trà Vinh được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa cùng 3 loại trái cây đặc sản khác là: măng cụt của Hợp tác xã Tân Thành; xoài Châu Nghệ của Hợp tác xã xoài Châu Nghệ và quýt đường của Hợp tác xã Thuận Phú.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Công nhân lấy rác không có hợp đồng lao động: 37 người "cùng cảnh ngộ"
Từ thông tin anh Nguyễn Thanh Tiến làm việc gần 2 năm tại Công ty TNHH Công trình đô thị Bến Tre nhưng chưa được ký hợp đồng lao động, PV Dân trí tiếp tục tìm hiểu và được biết tại công ty có 37 lao động khác chưa được ký hợp đồng.
Trong buổi gặp gỡ với PV Dân trí, lãnh đạo Công ty TNHH Một thành viên công trình đô thị Bến Tre cho biết, lý do công ty không ký hợp đồng lao động với anh Nguyễn Thanh Tiến (ngụ xã Lương Phú, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) là do công ty đang trong giai đoạn chuẩn bị chuyển sang cổ phần; không có nhu cầu lâu dài nên không ký hợp đồng lao động với những lao động thời vụ như anh Tiến.
PV tìm đến bãi rác Bến Tre (xã Phú Hưng, TP Bến Tre) để lắng nghe tâm tư những "lao động thời vụ" này.
Anh Trần Nguyễn Thành Hiếu cho biết, anh vào công ty làm việc từ tháng 2/2012 nhưng đến nay vẫn chưa được ký hợp đồng. Lý do cũng vì công ty đang chuẩn bị chuyển sang công ty cổ phần nên chỉ sử dụng anh theo dạng lao động công nhật.
38 lao động làm việc hàng năm trời mà không hề có hợp đồng, bảo hiểm
Công việc anh Hiếu đang làm là phun thuốc khử mùi tại bãi rác. Theo anh Hiếu mỗi ngày anh cùng một công nhân khác phun thuốc 3 lần. Công việc độc hại nên anh cũng rất lo đến vấn đề sức khoẻ nhưng vì cuộc sống khó khăn nên cũng phải gắng làm việc.
Tiếp xúc với quản đốc phân xưởng sản xuất phân loại rác làm phân hữu cơ là anh Võ Thanh Là, anh này cho biết đây là đề tài nghiên cứu của Sở Khoa học - Công nghệ Bến Tre trong việc phân loại rác thải đã qua tái chế thành phân hữu cơ, được đưa vào hoạt động từ tháng 5/2013. Tại xưởng có 2 quản đốc và 8 công nhân lao động trực tiếp, đến nay đã làm việc hơn 4 tháng. Công ty có cung cấp bảo hộ lao động, các anh em được hưởng tiền độc hại 15.000 đồng/ngày; nhưng chỉ là lao động công nhật nên công ty không ký hợp đồng.
Ngoài số công nhân ở đây chưa được ký hợp đồng lao động thì trong đội vệ sinh, cây kiểng,... còn có nhiều lao động khác cũng chung tình cảnh với anh Tiến, anh Hiếu...
Trao đổi với PV Dân trí về sự việc này, bà Huỳnh Ngọc Lan - Phó Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Công trình đô thị Bến Tre - cho biết: "Cũng vì nguyên nhân công ty đang chuẩn bị cổ phần hoá, không có nhu cầu tuyển lao động nên chỉ sử dụng lao động theo dạng công nhật. Vì thế công ty đang sử dụng 38 lao động theo dạng này".
Đa số công nhân đang làm việc ở đây đều có hoàn cảnh khó khăn, bởi vậy họ rất mong được ký hợp đồng để gắn bó lâu dài với công ty và có được tấm thẻ BHYT phòng thân khi ngã bệnh
PV Dân trí đặt vấn đề về thoả ước lao động tập thể hay một văn bản nào đó thể hiện mối quan hệ lao động này, bà Lan cho biết công ty chỉ "thoả thuận miệng" với công nhân. Anh em vào làm việc thì được nhận lương, không ký hợp đồng lao động. Khi nào công ty chuyển sang công ty cổ phần thì lúc đó mới xem xét lại rồi tính tiếp.
Bà Lan còn khẳng định, việc sử dụng lao động theo thoả thuận miệng, Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh cũng biết. Cũng theo bà Lan, các công nhân này được cấp bảo hộ đầy đủ; có thưởng các ngày lễ, tết dù chỉ bằng phân nửa so với công nhân đã ký hợp đồng.
Được biết, từ năm 2010, Công ty Công trình đô thị Bến Tre bắt đầu sử dụng lao động theo hình thức lao động công nhật, mặc dù công việc của họ làm thường xuyên, liên tục. Tính đến thời điểm này công ty đang sử dụng 38 lao động theo diện công nhật, trong đó có 15 lao động làm việc trên 1 năm; 11 lao động làm việc dưới 1 năm (trên 3 tháng); 8 lao động làm việc theo diện thế công nhân chính thức nghỉ phép, số lao động này làm việc trên 1 năm. Còn lại là lao động lớn tuổi hay mới vào làm việc từ tháng 8.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Dũ - Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Bến Tre cho biết: "Việc Công ty TNHH Một thành viên công trình đô thị Bến Tre sử dụng 38 lao động theo thoả thuận miệng, lãnh đạo Sở mới biết. Để biết cụ thể việc này như thế nào, sai phạm đến đâu, Sở xin ý kiến UBND tỉnh và phối hợp với các ngành liên quan mở đợt thanh tra, rồi sẽ trả lời với Dân trí. Riêng việc công ty nói Sở biết thì cần xem lại là ai biết?".
Ông Dũ phân tích thêm, nếu doanh nghiệp, người thuê lao động chỉ hướng đến kết quả mà không có sự ràng buộc về thời gian hay sự sắp xếp, điều động người lao động thì Luật Lao động không ràng buộc về việc ký hợp đồng. Nhưng trong trường hợp các lao động đang làm việc tại Công ty Công trình đô thị Bến Tre, rõ ràng công ty có sự phân công, điều động những người này. Hơn nữa công việc họ làm lại diễn ra thường xuyên, mang tính tiên tục, nên theo luật là phải ký hợp đồng để đảm bảo quyền lời chính đáng cho người lao động
Nguyễn Hành - Lương Thuỷ
Theo Dantri
Nợ 200 triệu đồng không trả sẽ bị xem là phá sản? Ngày 13-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Phá sản (sửa đổi). Chiều cùng ngày, UBTVQH cho ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Không thể áp dụng mức nợ quá hạn chung cho mọi doanh nghiệp 9 năm, 83 doanh nghiệp phá sản Theo Tờ trình của Chính phủ, sau 9...