1 tài xế ô tô bị phạt 51 triệu đồng do vi phạm nồng độ cồn, sử dụng bằng lái giả
Ngoài việc vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất, CSGT còn phát hiện nam tài xế sử dụng bằng lái giả.
Tối 20-5, Đội CSGT-TT Công an quận Phú Nhuận thực hiện chuyên đề kiểm tra nồng độ cồn đối với các phương tiện di chuyển trên đường Hoàng Minh Giám. Tổ công tác lập chốt tại giao lộ Hoàng Minh Giám – Hồng Hà ( phường 9, quận Phú Nhuận).
Xuất trình bằng lái giả
Đến 21 giờ cùng ngày, CSGT ra hiệu kiểm tra đối với ô tô bốn chỗ biển số 51H-763… do nam tài xế điều khiển lưu thông trên đường Hoàng Minh Giám. Qua kiểm tra, tài xế có mức vi phạm nồng độ cồn lên đến 0,631 mg/ L khí thở.
CSGT kiểm tra định tính với tài xế Lê Văn M. và ghi nhận tài xế này có nồng độ cồn. Ảnh: NGUYỄN YÊN
Làm việc với CSGT, tài xế tên Lê Văn M. (SN 1986), cho biết đã sử dụng rượu bia trước khi lái xe. Anh M. điều khiển xe ô tô không có giấy đăng ký xe, chỉ xuất trình cho CSGT căn cước công dân và một giấy phép lái xe ô tô hạng B2.
Tài xế M. đang thổi vào máy đo nồng độ cồn, kết quả người này có nồng độ cồn lên đến 0,631 mg/ L khí thở. Ảnh: NGUYỄN YÊN
Tuy nhiên, bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng CSGT đã phát hiện bằng lái xe ô tô hạng B2 của anh M là bằng giả. Sau đó, CSGT đã lập biên bản anh M với 3 vi phạm gồm: Điều khiển xe khi có nồng độ cồn, sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp và không có giấy phép lái xe. Tổng mức phạt đối với anh M là 51 triệu đồng.
CSGT kiểm tra bằng lái xe của tài xế M. và phát hiện đây là bằng lái giả. Ảnh: NGUYỄN YÊN
Anh M cho biết, năm 2019, anh có thi bằng lái nhưng không thi phần lý thuyết. Bằng lái sau khi được cấp thì được giao qua người khác chứ không nhận trực tiếp. Sau đó, CSGT đã lập biên bản và niêm phong phương tiện, đưa về trụ sở.
Video đang HOT
Uống 6 lon bia trong bữa tiệc sau giờ làm
20 giờ 30, anh Lê Quốc B. (SN 1980, ngụ TP Thủ Đức) điều khiển xe máy BKS 61L1-060… lưu thông trên đường Hoàng Minh Giám hướng về cầu vượt Nguyễn Thái Sơn với tốc độ cao. Khi đến giao lộ với đường Hồng Hà thì va chạm nhẹ với một xe máy dừng đèn đỏ.
Anh B. làm việc với tổ công tác. Ảnh: NGUYỄN YÊN
Phát hiện sự việc, CSGT đã tiếp cận và kiểm tra nồng độ cồn đối với anh B. Kết quả, anh B có mức nồng độ cồn là 0,776mg/ L khí thở. Anh B. cho biết, anh có đi nhậu khoảng 6 chai bia với các đồng nghiệp tại công ty. “Nay siêu thị có liên hoan nên tôi có uống. Tôi thừa nhận lái xe khi đã sử dụng rượu bia là sai luật” – anh B. nói.
CSGT đã lập biên bản vi phạm đối với anh B, tạm giữ phương tiện 7 ngày, tạm giữ GPLX.
22 giờ 5, CSGT phát hiện đôi nam nữ chạy xe máy trên đường Hoàng Minh Giám. Khi đến trước chốt kiểm tra nồng độ cồn thì người đàn ông xuống xe để cho người phụ nữ lên cầm lái. CSGT đã kịp thời tiếp cận và kiểm tra nồng độ cồn người đàn ông trước khi đổi vị trí người điều khiển.
Thấy CSGT, người đàn ông vội xuống xe để vợ chở, tuy nhiên đã bị CSGT phát hiện và kiểm tra. Ảnh: NGUYỄN YÊN
Kết quả, người đàn ông có nồng độ cồn 0,357 mg/ L khí thở. Người này cho biết, đang trên đường đi đám cưới về và có uống 2 lon bia.
Sau đó, CSGT đã lập biên bản đối với vi phạm của người đàn ông. Lúc này, người vợ trình bày rằng khi được chồng chở về sau khi sử dụng rượu bia thì có lo lắng và dừng để mình lên lái xe. Tuy nhiên, CSGT đã giải thích về vi phạm của người đàn ông và tiến hành lập biên bản, tạm giữ phương tiện.
Sau buổi làm việc, tổ công tác đã phát hiện nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Lập biên bản vi phạm 9 trường hợp xe gắn máy và một trường hợp lái xe ô tô vi phạm nồng độ cồn.
Nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị CSGT lập biên bản. Ảnh: NGUYỄN YÊN
Trước đó, sáng ngày 20-5, Đội CSGT Tân Sơn Nhất, Phòng CSGT ĐB-ĐS phối hợp với Đội CSGT-TT, Công an quận Phú Nhuận tổ chức Lễ ra quân triển khai lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn đảm trách.
Quán triệt trước khi triển khai lực lượng thực hiện nhiệm vụ. Ảnh: PC08
Sau Lễ ra quân, hai đơn vị đã khẩn trương triển khai lực lượng tăng cường tuần tra công khai trên tuyến, địa bàn đảm trách. Lực lượng kiểm tra tập trung vào các trường hợp là người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe ô tô tải chở vật liệu xây dựng, ô tô con, ô tô kinh doanh vận tải khách, hàng hóa… Chủ yếu kiểm tra các hành vi vi phạm gồm: vi phạm quy định nồng độ cồn, chất kích thích, chất ma túy khi điều khiển phương tiện giao thông; vi phạm tốc độ trên đường bộ; đi vào đường cấm; vi phạm về “cơi nới” thùng xe, chở hàng quá trọng tải, quá khổ trên đường bộ…
Xử lý thế nào đối với lái xe vi phạm nồng độ cồn còn "đòi kiện CSGT"?
Tài xế xe sang vi phạm nồng độ cồn nhưng không chấp nhận ký biên bản vi phạm mà suốt gần 1 tiếng đồng hồ thể hiện thái độ bất hợp tác, thậm chí xô đẩy, ngăn cản tổ công tác làm nhiệm vụ và dọa kiện lực lượng CSGT.
Chiều 22/12, Cục CSGT - Bộ Công an cho biết, trong đêm 18/12, tổ Cảnh sát Y1/141 - Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) lập chốt xử lý vi phạm tại nút giao Quán Sứ - Tràng Thi (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Một làn đường Tràng Thi được lực lượng chức năng ngăn lại để kiểm tra, kiểm soát nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện.
Lực lượng CSGT kiểm tra nồng độ cồn với các lái xe.
Trong quá trình làm việc và đến gần 22h, tổ Cảnh sát Y1/141, phát hiện chiếc xe ô tô Mercedes GLC 200 mang biển số 30K- 072.XX có dấu hiệu nghi vấn, nên tổ công tác tiến hành dừng xe để kiểm tra hành chính và nồng độ cồn.
Khi tổ công tác tiến hành kiểm tra, tổ công tác Y1/141, phát hiện tài xế N.Đ.H. vi phạm nồng độ cồn vi phạm ở mức 0,068 mg/L khí thở. Lúc này, tài xế H. trình bày nhiều lý do, tuy nhiên, tổ công tác vẫn cương quyết yêu cầu người này chấp hành đo nồng độ cồn.
Tuy nhiên, tài xế H. không ký vào biên bản vi phạm của mình. Người này yêu cầu lực lượng CSGT cho kiểm tra tem của máy đo, giấy tờ về chuyên đề, kế hoạch kiểm tra nồng độ cồn.
Sau gần 1 tiếng đồng hồ, bất chấp lực lượng CSGT giải thích và thuyết phục, tài xế H. vẫn không chấp hành. Thậm chí, người này còn xô đẩy, ngăn cản tổ công tác làm nhiệm vụ và dọa kiện lực lượng CSGT.
Lái xe cự cãi với cảnh sát.
Tổ Cảnh sát 141 đã lập biên bản xử phạt nam tài xế 7 triệu đồng, tước bằng lái 11 tháng và tạm giữ xe 7 ngày vì lỗi vi phạm nồng độ cồn. Chiếc Mercedes GLC 200 được CSGT niêm phong và cẩu kéo về bãi tạm giữ.
Trao đổi với PV Infonet về vấn đề nêu trên, luật sư Phạm Thu Hà - VPLS Trung Hòa (Hà Nội) cho biết: "Trong điề Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ thì mức xử phạt là phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi: Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật; Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ.
Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ. Ngoài ra, đối với hành vi có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ thì biện pháp khắc phục hậu quả mà người vi phạm phải thực hiện đó là buộc xin lỗi công khai.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 330 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm".
Luật sư Thu Hà trao đổi với PV Infonet về sự việc nêu trên.
Luật sư Thu Hà phân tích: "Nếu trường hợp tài xế H. có hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của lực lượng CSGT thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, việc chống cản trở ở hay chống lại lực lượng CSGT phải đến mức độ nào. Nếu ssối tượng không chấp hành, bỏ đi và có hành vi chống đối như dùng hung khí tấn công CSGT nhằm mục đích tẩu thoát, làm sai lệnh sự thật... thì người đó, chắc chắn sẽ bị khởi tố hình sự.
Còn trường hợp chỉ nói bằng miệng bình thường, không thể hiện hành vi thì tài xế H. có thể bị xử lý hành chính về lỗi vi phạm giao thông. Trong việc này, lái xe H. đã chấp hành thổi nồng độ cồn nhưng không ký vào biên bản thì cơ quan chức năng vẫn xử lý tài xế này về lỗi nói trên".
Ngoài ra, luật sư Thu Hà cũng khuyến cáo: "Người dân khi tham gia giao thông đường bộ cần có thái độ bình tĩnh, hợp tác với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ để giải quyết nhanh chóng, tránh trường hợp gây mất trật tự công cộng, cản trở giao thông trên đường.
Trong trường hợp CSGT xử phạt không đúng thì người bị xử phạt có thể thực hiện thủ tục khiếu nại hoặc tố cáo về hành vi hành chính hay quyết định hành chính đó để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Tuyệt đối không nên có các hành vi cản trở, chống đối lực lượng chức năng, tránh trường hợp chỉ vì nguyên nhân vi phạm hành chính mà dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật khác, có thể dẫn tới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại điều 330 BLHS năm 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)".
Bị đo nồng độ cồn, tài xế xin bỏ qua vì vợ mới sinh vui quá nên uống 1 lon bia Bị CSGT xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông, tài xế xin được bỏ qua với lý do "vợ vừa sinh con nên vui quá có uống 1 lon bia" Khoảng 21h ngày 26/11, tổ công tác Đội CSGT số 10 (Công an TP Hà Nội) ra quân xử lý vi phạm nồng độ cồn tại khu vực...