1 phiếu xét nghiệm trả nhiều bệnh nhân
Nhiều bệnh nhân khác nhau hoàn toàn về bệnh án, lứa tuổi nhưng bị Khoa Xét nghiệm (BV Đa khoa huyện Hoài Đức, Hà Nội) “nhân bản” kết quả xét nghiệm của người khác, trả 1 phiếu xét nghiệm cho 2-5 bệnh nhân.
Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có văn bản yêu cầu Sở Y tế Hà Nội kiểm tra làm rõ việc 1 phiếu xét nghiệm huyết học ở Bệnh viện (BV) Đa khoa huyện Hoài Đức thuộc Sở Y tế TP Hà Nội được trả cho 2-5 bệnh nhân.
Trước đó, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã nhận được đơn thư phản ánh từ tháng 7/2012 đến tháng 5/2013, hơn 1.000 phiếu xét nghiệm huyết học được BV này được “nhân bản” và trả cho ít nhất hơn 2.000 bệnh nhân. Thậm chí, nhiều bệnh nhân khác nhau hoàn toàn về bệnh án, về lứa tuổi, nhưng đều được Khoa Xét nghiệm (BV Đa khoa huyện Hoài Đức) cấp cùng 1 kết quả xét nghiệm.
BV Đa khoa Hoài Đức (Hà Nội)
Từ ngày 21/5/2013, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã tiến hành thanh tra.
Theo đoàn thanh tra, kết quả điều tra ban đầu cho thấy, 8/10 nhân viên thuộc Khoa Xét nghiệm đã nhận có tham gia trong việc “nhân bản” kết quả xét nghiệm với lý do “nể nang vì người quen, người nhà nhân viên bệnh viện nhờ”.
Những nhân viên này cho biết kết quả này chỉ phục vụ cho hoàn thiện hồ sơ chứ không dùng cho điều trị. Tất cả kết quả xét nghiệm được sao chép đều có chữ ký của Trưởng khoa Xét nghiệm.
Khoa Xét nghiệm – BV Đa khoa Hoài Đức (Hà Nội)
Video đang HOT
Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã đề nghị cơ quan công an vào cuộc. Hiện mọi kết luận về mức độ sai phạm, trách nhiệm cá nhân, tập thể sẽ được làm rõ sau khi có kết quả của cơ quan điều tra.
Theo đại diện Cục khám chữa bệnh (Bộ Y tế), chưa bàn đến mục đích của việc sao 1 kết quả xét nghiệm cho nhiều người, nhưng đây là việc giả mạo chứ không phải là sai sót chuyên môn. “Việc làm này là không thể chấp nhận được vì có thể làm sai lệch tình trạng bệnh tật, dẫn đến chỉ định điều trị không đúng”- một thành viên đoàn thanh tra nhấn mạnh.
Theo D.Thu (Người lao động)
Lên bàn mổ 5 phút, sản phụ tắt thở
Lên bàn đẻ được khoảng 5 phút, bỗng toàn cơ thể thai phụ tím tái rồi tắt thở. Thai nhi được các bác sĩ mổ để cứu ra, nhưng đã chết trước đó.
Thai phụ xấu số được đưa về nhà mai táng.
Theo phản ánh của người nhà thai phụ Nguyễn Thị Hoàn (SN 1973, thôn Chính Đa, xã Quảng Chính, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa), chị Hoàn đã có 2 con gái và mang thai sinh đứa thứ 3 thì xảy ra chuyện.
Chị Hoàn mang thai được 40 tuần. Vào ngày 21/7, chị thấy trong người mỏi bụng. Người nhà đã đưa chị Hoàn xuống trạm xá để khám và chờ sinh nở.
Tại trạm xá, các y tá ở đây cho biết thai nhi hoàn toàn khoẻ mạnh chỉ chờ đến lúc chị đau đẻ là được.
Tuy nhiên, sau một ngày nằm tại trạm xá, chị Hoàn vẫn không có biểu hiện đau bụng.
Quá sốt ruột, sáng ngày 22/7, người nhà đưa chị lên Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Xương để tiện chăm sóc và theo dõi.
Tại đây, các bác sĩ đã khám và nói chị rất khoẻ mạnh, không có biểu hiện của bệnh tật gì. Thai nhi cũng rất khoẻ và hoàn toàn bình thường.
Suốt một ngày ở bệnh viện chị Hoàn vẫn không có biểu hiện đau đẻ chuyển dạ.
"Nó sắp đẻ mà đi đâu cũng chẳng ai phải dìu dắt, thậm chí đi xuống bác sĩ khám nó cũng tự đi một mình, lên bàn đẻ cũng tự đi lấy", chị Lê Thị Dưỡng, chị dâu sản phụ Hoàn cho biết.
Mãi đến chiều cùng ngày, gia đình quá sốt ruột vì chị Hoàn vẫn chưa có biểu hiện đau đẻ. Người nhà đã yêu cầu mổ, nhưng các bác sĩ cho biết sức khoẻ sản phụ tốt, không cần phải mổ.
Sau đó, bác sĩ cho sản phụ uống một viên thuốc nhỏ bằng nửa ngón tay út và bảo do cổ tử cung chưa mở hết.
Đến khoảng 21h, chị Hoàn có biểu hiện chuyển dạ. Bác sĩ có đến thăm và khám. Lúc này chị Hoàn vẫn đi lại bình thường.
Một lúc sau, chị Hoàn được bác sĩ tiêm thuốc rồi cho về phòng chờ đợi. Đến khoảng 22h chị Hoàn được đưa vào phòng đẻ.
"Vừa rặn được 2 cơn đã thấy đứa bé thò chóp đầu ra ngoài. Bác sĩ bảo rặn thêm, lúc này em tôi rặn thêm cơn thứ ba thì bỗng nhiên người tím tái và tắt thở sau đó", chị Dưỡng cho biết.
Cũng theo người nhà nạn nhân, từ lúc chị Hoàn lên bàn đẻ cho lúc tắt thở chỉ khoảng 5 đến 7 phút đồng hồ.
Ngay lập tức, các bác sĩ đã cấp cứu cho sản phụ và mổ đẻ để cứu đứa con. Nhưng cả hai mẹ con đã chết.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Nhiên, PGĐ Bệnh viện Đa khoa Quảng Xương cho biết, bệnh nhân Nguyễn Thị Hoàn nhập viện lúc 11h30 phút ngày 22/7 trong tình trạng thai phụ rất khoẻ và bình thường.
Kíp trực hôm đó có bác sĩ Đoàn Văn Hồng, bác sĩ chuyên khoa 1, trưởng khoa sản. Tại đây các bác sĩ đã theo dõi rất kỹ quá trình chuyển dạ.
Đến 22h15 phút, thai phụ bắt đầu rặn đẻ, rặn 3 cơn trong vòng 5-7 phút. Đến cơn thứ ba thì phát hiện thấy toàn thân thai phụ tím tái và đã được cấp cứu ngay sau đó nhưng không kịp.
Theo ông Nhiên, nguyên nhân ban đầu được xác định là do tắc mạch ối.
"Việc tắc mạch ối rất hiếm gặp ở Việt Nam và thế giới. Có thể nói đây là một ca "bất lực" của ngành y tế", ông Nhiên nói.
Lý giải về việc bác sĩ tiêm thuốc cho bệnh nhân trước khi chết, ông Nhiên cho biết, bác sĩ có tiêm ống thuốc Papaverin làm mềm và mở cổ tử cung.
Tuy nhiên, người nhà nạn nhân phản ánh khoảng 5 giờ chiều hôm đó, bác sĩ Hồng có cho thai phụ uống một viên thuốc gì đó. Về thông tin này, ông Nhiên cho biết: "Chúng tôi chưa nắm được cụ thể, để tôi trao đổi lại với bác sĩ trực xem thế nào".
Theo ông Nhiên, sau khi xảy ra sự việc đơn vị đã báo cáo với ngành, địa phương và công an. Đồng thời, niêm phong hồ sơ bệnh án của thai phụ trên.
Theo Xahoi
"Chồng ném vợ xuống sông Đuống": Ma men, tâm thần hay thất đức? Những ngày vừa qua, dư luận nhân dân TP Hà Nội hết sức bàng hoàng trước vụ việc người chồng thẳng tay ném vợ xuống sông Đuống. Cho dù kẻ thủ ác Nguyễn Kim Đức biện hộ rằng làm như vậy là theo ý vợ (bà Nguyễn Thị Hiền), là để "giải thoát" cho bà khỏi những đau đớn thì hành vi đó...