1 năm có 21 người bị khởi tố, truy tố oan
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết năm 2020 có 18 bị can bị khởi tố oan, ba trường hợp bị truy tố oan.
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội mới đây đã có báo cáo thẩm tra báo cáo công tác của các cơ quan tư pháp năm 2020.
“Công tác điều tra còn một số hạn chế”
Qua nghiên cứu các báo cáo của Chính phủ và VKSND Tối cao, Ủy ban Tư pháp đánh giá “công tác điều tra vẫn còn một số hạn chế”.
Đáng chú ý, cơ quan điều tra (CQĐT) một số địa phương tiếp nhận, xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố còn chưa đúng quy định. VKSND các cấp đã phát hiện nhiều vi phạm và yêu cầu CQĐT khởi tố 791 vụ án, tăng 63 vụ; trực tiếp khởi tố và yêu cầu điều tra 22 vụ, yêu cầu CQĐT hủy 30 quyết định khởi tố vụ án; hủy 72 quyết định không khởi tố vụ án; hủy 62 quyết định khởi tố vụ án…
Ủy ban Tư pháp cho rằng việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam còn nhiều vi phạm, dẫn đến số trường hợp VKSND các cấp không phê chuẩn tăng mạnh so với năm 2019. Cụ thể, VKSND không phê chuẩn 136 trường hợp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tăng 22,5%; 242 lệnh tạm giam; 153 lệnh bắt bị can để tạm giam; hủy 716 quyết định tạm giữ, tăng 10,15%… Ngoài ra, số người bị tạm giữ hình sự sau phải trả tự do, không xử lý hình sự giảm so với năm 2019 nhưng vẫn còn 432 người.
Ủy ban Tư pháp đánh giá chất lượng hoạt động điều tra còn một số hạn chế trong thu thập, đánh giá chứng cứ. Do đó, số trường hợp VKSND yêu cầu điều tra, yêu cầu thay đổi, bổ sung các quyết định tố tụng và được CQĐT chấp nhận đều tăng nhiều so với năm 2019…
“Đề nghị Chính phủ yêu cầu Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chỉ đạo CQĐT các cấp cần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác điều tra và rà soát các vụ án để ban hành các quyết định tố tụng đúng quy định của pháp luật, tránh bỏ lọt tội phạm, tránh làm oan người vô tội” – báo cáo thẩm tra nêu.
Đặc biệt, theo Ủy ban Tư pháp, năm 2020 số bị can bị khởi tố oan giảm so với năm 2019 nhưng vẫn còn 18 trường hợp. Đây là trường hợp các bị can được đình chỉ điều tra do không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm và hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.
Phạm nhân Triệu Quân Sự bỏ trốn khỏi trại giam quân sự đã bị lực lượng chức năng bắt giữ. Ảnh: TTXVN
60 trường hợp bị oan liên quan trách nhiệm của VKS
Video đang HOT
Thẩm tra báo cáo của viện trưởng VKSND Tối cao, Ủy ban Tư pháp đánh giá công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của VKSND các cấp trong năm 2020 “tiếp tục được tăng cường và đạt nhiều kết quả tích cực”.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cho rằng công tác này cũng còn một số hạn chế. Cụ thể, còn hơn 470 tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố quá hạn giải quyết, tiềm ẩn nguy cơ bỏ lọt tội phạm.
“Đáng lưu ý, để xảy ra 60 trường hợp bị oan liên quan đến trách nhiệm của VKS” – cơ quan thẩm tra chỉ rõ. Cụ thể, có 38 trường hợp VKS phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và gia hạn tạm giữ, sau đó phải trả tự do; 22 bị can được CQĐT và VKS đình chỉ do không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm hoặc hết thời hạn điều tra không chứng minh được hành vi phạm tội.
Cạnh đó, việc xét phê chuẩn áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong một số trường hợp chưa chặt chẽ; trong đó có những trường hợp đáng phải áp dụng biện pháp tạm giam nhưng không tạm giam hoặc có những trường hợp hủy bỏ biện pháp tạm giam đang áp dụng, sau đó bị can bỏ trốn, phải ra lệnh truy nã.
Ngoài ra, số vụ án bị tạm đình chỉ điều tra vẫn còn nhiều và tăng so với năm 2019; số vụ án kinh tế, tham nhũng, chức vụ bị tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung giảm không đáng kể…
Liên quan đến công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Ủy ban Tư pháp cho rằng năm 2020, VKSND các cấp tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.
“Trách nhiệm công tố của kiểm sát viên tại các phiên tòa được tăng cường. Số vụ án VKS rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa giảm mạnh” – báo cáo thẩm tra nêu.
Đáng chú ý, số bị can bị VKS truy tố mà tòa án cấp sơ thẩm tuyên không phạm tội giảm ba trường hợp so với năm 2019 (năm 2019 có sáu trường hợp bị truy tố oan). Tuy nhiên, trong năm vẫn còn ba trường hợp VKS truy tố oan dẫn đến tòa án cấp sơ thẩm tuyên không phạm tội.
Ngoài ra, có ba trường hợp VKS phải rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa; 95 trường hợp truy tố thiếu căn cứ, sai tội danh, sai khung hình phạt dẫn đến tòa án phải xét xử về khoản khác trong cùng điều luật hoặc tội danh khác (bằng, nhẹ hơn hoặc nặng hơn tội danh VKS đã truy tố)…
Năm 2020: 23 phạm nhân bỏ trốn
Đánh giá về công tác thi hành án hình sự , báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp cho rằng năm 2020 số người bị kết án phạt tù và số người chấp hành án tại các cơ sở giam giữ tăng mạnh so với năm 2019.
“Chính phủ đã chỉ đạo tăng cường các biện pháp quản lý giam giữ, đồng thời thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19″ – báo cáo nhận định. Cụ thể, các trại giam không để xảy ra tình trạng phạm nhân tập trung gây rối, chống đối tập thể; số phạm nhân phạm tội mới, trốn khỏi cơ sở giam giữ, vi phạm nội quy đều giảm so với năm 2019. Tỉ lệ phạm nhân được xếp loại cải tạo khá tăng hơn so với năm 2019. Các chế độ đối với phạm nhân nữ có con nhỏ được các trại giam bảo đảm đúng quy định pháp luật.
“Công tác lập hồ sơ, đề nghị tòa án xem xét, xét giảm thời hạn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án cho phạm nhân được các trại giam, cơ quan thi hành án hình sự thực hiện đúng quy định pháp luật” – báo cáo thẩm tra nêu.
Tuy nhiên, theo Ủy ban Tư pháp, tình trạng phạm nhân bỏ trốn khỏi cơ sở giam giữ vẫn chưa được ngăn chặn triệt để, còn xảy ra 23 trường hợp, trong đó có vụ phạm nhân Triệu Quân Sự trốn khỏi trại giam của Bộ Quốc phòng phạm tội mới, gây hoang mang dư luận.
Khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Đức Chung
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định Khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với ông Nguyễn Đức Chung.
Ngày 28/8/2020, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam (4 tháng), lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với ông Nguyễn Đức Chung (sinh năm 1967, trú tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội) về hành vi "Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước" quy định tại Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phê chuẩn, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thi hành các quyết định và lệnh nêu trên. Hiện Cơ quan An ninh điều tra khẩn trương làm rõ hành vi sai phạm của các bị can trong vụ án.
Ông Nguyễn Đức Chung.
Chiều 11/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định 1223/QĐ-TTg tạm đình chỉ công tác 90 ngày đối với ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội "để xác minh, điều tra làm rõ trách nhiệm có liên quan trong một số vụ án theo quy định của pháp luật".
Cùng ngày, Bo Chinh tri quyet đinh đinh chi sinh hoat Ban Chap hanh Đang bo, Ban Thuong vu Thanh uy Ha Noi va đinh chi chuc vu Pho Bi thu Thanh uy Ha Noi đoi voi ông Nguyen Đuc Chung.
Lực lượng chức năng chuẩn bị thực hiện lệnh khám nhà ông Nguyễn Đức Chung. (Ảnh: Thanh Tùng)
Tối 11/8, trả lời VTC News, Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an xác nhận việc đơn vị đang chỉ đạo cơ quan điều tra làm rõ 3 vụ án liên quan đến ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Vụ thứ nhất là "Buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; rửa tiền; vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn và thương mại Nhật Cường.
Vụ án thứ hai là "Vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại UBND TP Hà Nội và các đơn vị liên quan.
Vụ án thứ ba là "chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước" xảy ra tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Đức Chung sinh ngày 3/8/1967, quê quán tại xã Thăng Long, huyện Kinh Môn, Hải Dương, là cử nhân Đại học Cảnh sát, tiến sĩ Luật.
Trước khi làm Chủ tịch UBND Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung kinh qua nhiều chức vụ ở Công an Hà Nội.
Năm 2001, ông là Đội trưởng Đội Trọng án (Phòng Cảnh sát điều tra, Công an Hà Nội).
Từ năm 2004 đến 2007, ông là Phó trưởng phòng Cảnh sát hình sự rồi Trưởng phòng Cảnh sát hình sự. Ông làm Phó giám đốc Công an Hà Nội giai đoạn 2011-2012, rồi được bổ nhiệm làm Giám đốc Công an TP vào tháng 9/2012.
Tháng 9/2013, ông Chung được thăng cấp hàm Thiếu tướng.
Tại kỳ họp HĐND TP vào tháng 12/2015, ông Nguyễn Đức Chung được bầu giữ chức Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Đề nghị truy tố vợ Đường 'Nhuệ' và 4 cán bộ Thái Bình liên quan đấu giá đất Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đề nghị truy tố Nguyễn Thị Dương (vợ Đường "Nhuệ") và 4 cán bộ ở Thái Bình tội lạm dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ. Trưa 21/7, thông tin với PV VTC News, Thượng tá Nguyễn Quốc Vương - Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Thái Bình cho biết, Cơ...