1 đại học ở Hà Nội xây thư viện cực hoành tráng: Như khách sạn hạng sang, hứa hẹn là niềm tự hào mới của sinh viên Thủ Đô
Nhiều cựu sinh viên của trường đang tiếc nuối vì không còn cơ hội học tập tại thư viện cực xịn này.
Mới đây, trang fanpage Đại học Thương mại đã đăng tải những hình ảnh mới toanh về thư viện của trường. Dù đang trong quá trình xây dựng nhưng thư viện đã khiến sinh viên các khoá rất hào hứng bởi nó quá hoành tráng, hiện đại. Nếu chỉ nhìn ảnh, ắt hẳn nhiều người sẽ tưởng đây là khách sạn 5 sao nào đó!
Được biết, thư viện mới của Đại học Thương mại có không gian kết nối từ nhà V sang nhà F. Trong đó thư viện được phân làm nhiều không gian để phục vụ cho những mục đích sử dụng khác nhau như: Góc hùng biện, Không gian truyền thống điện tử, Khu đọc tạp chí – sinh hoạt sinh viên, Khu đọc tài liệu Khoa học tự nhiên, Khu giới thiệu sách và tài liệu tra cứu, Khu Services desk,…
Một số hình ảnh về thư viện Đại học Thương mại.
Một số không gian tại thư viện Đại học Thương mại.
Trước độ hoành tráng của thư viện, không ít sinh viên đã kháo nhau sắp tới sẽ… mang chăn gối lên đây ngủ, ăn học tại nơi luôn chứ chẳng buồn về nhà nữa. Nhiều bạn tân sinh viên khoá 2k3 cũng hào hứng chia sẻ: “Vừa nhập học đã có cái để khoe với bạn bè rồi. Trường làm em nở mũi quá”.
Trái ngược với sự vui mừng của “đàn em” thì các cựu sinh viên đang rất tiếc nuối vì không còn cơ hội học tập tại thư viện cực xịn này.
Khu đọc tạp chí – Sinh hoạt sinh viên.
Được biết, Đại học Thương mại xếp trong nhóm 5 trường đại học tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, kế toán, quản lý, kinh doanh và thương mại. Năm 2021, điểm chuẩn của Đại học Thương mại theo phương thức xét tuyển điểm thi Tốt nghiệp THPT dao động từ 26,2 điểm trở lên.
Theo đó, khoa Marketing (Marketing thương mại) có điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất (27,45 điểm). Thấp nhất là Khoa quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với điểm chuẩn là 26,2 điểm.
Vụ "nam sinh xin giảng lại vì trời mưa to, bị thầy giáo đuổi khỏi lớp online": Nhà trường đưa ra 4 lý do mong netizen không "ném đá" thầy
Đoạn clip 5 phút ghi lại cảnh nam sinh xin giảng lại bài, nhưng lại bị giáo viên đuổi khỏi lớp. Vụ việc diễn ra tại một trường đại học ở TP.HCM.
Ngày 17/9, trên MXH xôn xao đoạn clip: "Trời mưa không nghe rõ, nam sinh nhờ giảng lại liền bị thầy giáo đuổi ra khỏi lớp học online".
Cụ thể khi một nam sinh xin thầy nhắc lại lời giảng do trời mưa to không nghe rõ, thầy giáo ở trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã đuổi cậu học trò ra khỏi lớp với lý do: "Mưa to quá ngồi học làm gì, đi ngủ đi ha", "Mưa to hay không anh phải tự canh lấy cái tai phone để vô, chứ mắc mớ gì cái chuyện mưa to tôi phải giảng anh nhiều lần".
Sau đó, thầy sử dụng ngôn từ khá nặng nề như: "Bóp cổ anh chết" để nói về hành động đuổi sinh viên ra khỏi lớp. Với những thành viên còn lại, thầy yêu cầu mở webcam điểm danh lại, đi kèm câu nói: "Mỗi người mở cái mic của mình lên, nói lên, khẳng định với tôi: Tôi tên Nguyễn Văn A gì đó, có đủ miệng và tai, các giác quan như người bình thường".
Thầy giáo đuổi thẳng nam sinh khỏi lớp online khi học trò xin giảng lại bài do trời mưa to
Mới đây nhất, trên fanpage chính thức của trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, đội ngũ admin đã đăng tải một bài viết dưới góc độ của người thầy.
Do trên MXH đang có quá nhiều ý kiến tiêu cực về chất lượng dạy cũng như thái độ của thầy giáo, đội ngũ trường đã đưa ra ý kiến trung lập và mong các bạn sinh viên sẽ xem xét câu chuyện dưới góc nhìn tâm lý dạy học.
Theo đó, thầy giáo trong clip có cách dạy truyền thống. Ý kiến của nhiều cựu sinh viên cho biết thầy đôi khi có la mắng để buổi dạy được nghiêm túc hơn. Nhiều thế hệ sinh viên học xong cũng đều nhớ phong cách dạy và sự tâm huyết của thầy giáo.
Theo một số ý kiến người trong cuộc, sự việc ngày hôm đó đã giải quyết xong . Các bạn sinh viên bị thầy xóa đã được cho vào lớp ngay sau đó như cách giảng viên nói: "Ra xem lại rõ rồi vào trả lời".
Một số câu nói gây tranh cãi của thầy giáo trong đoạn clip
Nguyên văn dòng chia sẻ trên trang trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM như sau:
"GÓC NHÌN VỀ THẦY TRONG LỚP HỌC ONLINE GÂY TRANH CÃI
1. Thầy đã sai khi nóng tính và có lời lẽ gây tổn thương người nghe. Nhưng câu chuyện trong lớp đã được giải quyết xong và các bạn thầy xóa ra được vào lớp sau đó như thầy nói "ra xem lại rõ rồi vào trả lời".
2. Các bạn học thầy kể cả cựu sinh viên ra trường được 10 năm hay sinh viên đang được học thầy và sinh viên trong chính lớp mà mọi người được xem, đều rất yêu quý thầy. Do thầy nóng tính, hay la hoặc như các bạn nói, hay "dọa" sinh viên để các bạn chú tâm nghe giảng, hiểu bài và không rớt môn.
3. Clip có cắt bớt nên chúng ta không thấy được đoạn thầy giảng xong hỏi nhưng sinh viên không trả lời. Thầy muốn sinh viên hiểu hay không cũng lên tiếng để thầy biết các bạn nắm được hay không.
Câu "Anh có thấy bạn kia trả lời KHÔNG NHỚ, tui bóp chết bạn ấy không?" sau đó để sinh viên trả lời "không có" thầy mới bảo "Cho nên vì sao anh không trả lời, tôi có làm gì anh đó đâu?" .
=> Ý thầy là dù không biết hay không nhớ cũng phải lên tiếng để thầy biết mình đang giảng có người nghe.
4. Như đã nói ở trên, là một người ngoài cuộc khi nghe một đoạn chúng ta sẽ rất phẫn nộ với cách nói của thầy. Nhưng đặt trong ngữ cảnh tương tác trong lớp với nhau và đoạn giữa thầy nhắn mời các bạn nãy vào lát thầy lại điểm danh, theo sinh viên nói là thực sự muốn học thì thầy cho vô lớp lại bình thường.
Với chia sẻ của các cựu sinh viên, sinh viên từng học thầy rất nhiều về một người thầy hơi nóng tính, ở tuổi thầy có cách dạy hơi truyền thống cùng với mặt trái của áp lực học online đưa câu chuyện đi xa hơn tưởng tượng rất nhiều.
Nhiều lời mắng chửi thậm tệ, gay gắt, tẩy chay được dành cho thầy, dồn vào bế tắc, bỏ nghề... (trong khi tất cả sinh viên học thầy đều không hề oán trách mà còn biết ơn những gì thầy luôn giúp đỡ các bạn - một người thầy có tâm và có cách truyền đạt hay, chất lượng) như vậy có quá không công bằng với thầy không?
Tin chắc rằng sau câu chuyện, cả giảng viên, sinh viên đều có cho mình những kinh nghiệm nhất định về truyền đạt, tương tác, cách chia sẻ và phản hồi thông tin, tôn trọng lẫn nhau.
Mục đích viết bài này với các nguồn thông tin từ các cựu sinh viên, các em sinh viên đăng trong Diễn đàn sinh viên trường Group Sinh viên trường chỉ mong muốn sẽ mang lại góc nhìn khác của những người trong cuộc về câu chuyện.
Cũng mong các bạn trong cuộc, trong câu chuyện và các bạn từng học, tiếp xúc với thầy chia sẻ thêm nhiều hơn để sinh viên và phụ huynh hiểu hơn về thầy của con em mình, bỏ đi những lo lắng về câu chuyện chưa đúng sự thật.
Thông tin thêm: Sự việc vẫn đang trong quá trình xử lý, Phụ trách trường đã gửi văn bản khẩn yêu cầu xác minh thông tin và giải trình sự việc từ Khoa và Phòng Thanh tra giáo dục hạn là ngày 20/9/2021 và nhà trường sẽ có những bước giải quyết sau đó".
Nguồn: Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Ngôi trường được mệnh danh "Havard của Việt Nam" đã thay áo mới: Có góc cực kỳ sang chảnh, sinh viên vừa học vừa tha hồ "sống ảo" Đúng là "trường nhà người ta", không bao giờ khiến mình thất vọng. Trường Đại học Ngoại thương (91 Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội) được mọi người đánh giá là một trong số những trường đại học có uy tín hàng đầu ở Việt Nam về chất lượng tuyển sinh đầu vào, về môi trường năng động, sáng tạo vượt...