0h đêm nay, dừng bay chở khách đến 19 tỉnh phía Nam
Cục Hàng không Việt Nam cho biết, từ 0h ngày 19/7 dừng các đường bay nội địa chở khách đi, đến các tỉnh, thành phố phía Nam áp dụng giãn cách xã hội như văn bản chỉ đạo của Thủ tướng.
Trong văn bản phát đi chiều nay (18/7), Cục Hàng không Việt Nam nhấn mạnh thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/7 về việc thực hiện giãn cách xã hội, phòng chống dịch tại một số địa phương để thực hiện mục tiêu kép và yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Cục thông báo đến các hãng hàng không về việc khai thác các chuyến bay nội địa đi/đến các tỉnh, thành phố phía Nam, áp dụng trong 14 ngày, từ 0h ngày 19/7 đến hết ngày 1/8.
Cục Hàng không Việt Nam cho biết, từ 0h ngày 19/7, dừng tất cả các đường bay nội địa chở khách đi, đến các tỉnh, thành phố phía Nam áp dụng giãn cách xã hội (Ảnh: VNA).
Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam dừng các đường bay nội địa chở khách đi, đến các cảng hàng không thuộc các tỉnh, thành phố phía Nam áp dụng giãn cách xã hội theo Văn bản số 969/TTg-KGVS ngày 17/7 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Cà Mau (Cà Mau), Rạch Giá (Kiên Giang).
Tuy nhiên, tại khu vực phía Nam, một số đường bay được phép khai thác ở tần suất tối thiểu, gồm Phú Quốc – Hà Nội một chuyến/ngày, tàu bay A321, giao Vietnam Airlines khai thác. Riêng ngày 19/7, Vietnam Airlines không có kế hoạch, giao Bamboo Airways khai thác.
Video đang HOT
Đường bay Cần Thơ – Hà Nội một chuyến/ngày, tàu bay A321, giao Vietnam Airlines khai thác. Riêng ngày 19/7, Vietnam Airlines không có kế hoạch, giao Bamboo Airways khai thác.
Đường bay TPHCM – Hà Nội, các hãng tổ chức khai thác với tần suất và tải cung ứng như đã thống nhất giảm tải cung ứng từ ngày 8/7 là 1.700 ghế/chiều/ngày (số lượng mở bán). Việc phân bổ cho các hãng áp dụng như sau: Vietnam Airlines cung ứng tối đa không quá 700 ghế/chiều/ngày; Pacific Airlines cung ứng tối đa không quá 200 ghế/chiều/ngày; Bamboo Airways và Vietjet Air cung ứng tối đa không quá 400 ghế/chiều/ngày/hãng.
Trên đường bay TPHCM – Đà Nẵng/Quy Nhơn/Cam Ranh/ Buôn Ma Thuột, các hãng tổ chức khai thác với tần suất và tải cung ứng.
Cơ quan quản lý cao nhất về lĩnh vực hàng không cho biết không khống chế các chuyến bay chở hàng. Đối với các chuyến bay ngoài kế hoạch, các chuyến bay phục vụ mục đích y tế sẽ được xem xét trên cơ sở đề nghị của các UBND các tỉnh, thành phố liên quan.
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu tất cả hành khách trên các chuyến bay nội địa nêu tại điểm 2 bắt buộc phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực theo quy định hiện hành của Bộ Y tế, theo quy định tại Công điện số 08/CĐ-BGTVT ngày 08/7/2021 của Bộ GTVT về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp trong phòng, chống dịch Covid-19 của ngành GTVT và các quy định cập nhật khác về phòng chống Covid-19.
Việc giám sát và chế tài Cục Hàng không giao các cảng vụ hàng không miền Bắc, Trung, Nam giám sát việc thực hiện các yêu cầu của Cục Hàng không Việt Nam.
Nhà chức trách sẽ tổ chức thống kê, giám sát hoạt động vận chuyển nội địa đi/đến các tỉnh, thành phố phía Nam từ 0h ngày 19/7 đến hết ngày 1/8. Trong trường hợp phát hiện hãng hàng không vi phạm các nội dung nêu trên, Cục Hàng không Việt Nam sẽ dừng cấp phép bay cho các chuyến bay của ngày kế tiếp.
Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Bamboo Airways, Vasco đồng loạt tăng phí từ ngày 9/5
Để nâng cao chất lượng phục vụ, giúp hệ thống bán vé được vận hành tốt hơn, Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Bamboo Airways, Vasco đồng loại tăng phí quản trị hệ thống từ ngày mai 9/5.
Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vasco và Bamboo Airways sẽ tăng phí quản trị hệ thống thêm 100.000 đồng/chặng bay. Đáng nói, phí này hành khách sẽ phải gánh.
Các hãng bay giải thích việc tăng phí này được điều chỉnh để phù hợp với thị trường hiện nay, giúp hãng nâng cao chất lượng phục vụ, đặc biệt là hệ thống bán vé được vận hành tốt hơn.
Cụ thể, từ ngày 9/5, hành khách mua vé của Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco sẽ chịu khoản phí hệ thống 350.000 - 450.000 đồng/chặng (đã bao gồm VAT), tăng 100.000 đồng/chặng so với tháng 4/2021. Mức phí này được áp dụng đối với tất cả các nhóm giá vé và tất cả các chuyến bay nội địa đang khai thác.
Bamboo Airways cũng không nằm ngoài hành động này, hãng cho biết phí quản trị hệ thống cũng sẽ tăng nhưng thấp hơn, nhưng mức tăng phụ thu này sẽ không áp dụng đối với một số giá đoàn kích cầu, đoàn đặc biệt.
Ảnh minh họa.
Theo đó, vé đoàn sẽ áp dụng phí từ 370.000 đồng lên 460.000 đồng, tăng 90.000 đồng/chặng. Đối với khách lẻ, mức tăng là 90.000 đồng/chặng, từ 320.000 lên 410.000 đồng.
Ngoài ra, hãng cũng cho biết không áp dụng tăng thu phí quản trị hệ thống đối với gói sản phẩm trả trước trọn gói combo, giá trao đổi có hiệu lực trước 10/5 và có mức giá công bố căn cứ trên mức giá tổng.
Trong cơ cấu giá vé máy bay nội địa của Việt Nam hiện nay gồm: Giá vé máy bay do hãng hàng không niêm yết, thuế giá trị gia tăng, phí an ninh soi chiếu, phí sân bay (phí phục vụ hành khách), phí quản trị, phụ thu xăng dầu.
Trong đó, thuế giá trị gia tăng các hãng phải thu như nhau để nộp cho Nhà nước. Phí dịch vụ hành khách (phí sân bay) và phí soi chiếu an ninh do hãng hàng không thu hộ nộp cho các đơn vị quản lý cảng hàng không - sân bay. Một số loại phí do hãng tự thu với những mức thu khác nhau tùy theo sự tính toán của các hãng.
Trước đây vài ngày, tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HVN) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2021. Theo ghi nhận, Vietnam Airlines lỗ ròng 4.890 tỷ đồng trong quý 1/2021, quý lỗ nặng nhất từ trước đến nay.
Cụ thể, quý 1/2021 Vietnam Airlines ghi nhận doanh thu thuần đạt 7.460 tỷ đồng, giảm 60% so với cùng kỳ. Các khoản chi phí tuy giảm nhưng không thể bù đắp tình trạng doanh thu ảm đạm của Vietnam Airlines.
Khách bất ngờ mở cửa thoát hiểm làm bung máng trượt máy bay tại Nội Bài Chiếc Airbus 321 mang mã hiệu VNA222 chuẩn bị khởi hành từ Hà Nội đi TP.HCM buộc phải dừng cất cánh do khách bất ngờ mở cửa thoát hiểm. Phao của chiếc Airbus A321 bị bật ra sau khi khách bất ngờ mở cửa thoát hiểm Chuyến bay QH201 của Bamboo Airways từ sân bay Nội Bài đi Tân Sơn Nhất vừa phải...