ZingSpeed khó thoát “dớp” xịt lốp
Là con đẻ của QQ và là một trong hai game cùng huyết thống được VNG mang về Việt Nam, ZingSpeed đạt được thành công không nhỏ trên thị trường nước nhà. Thế nhưng, cho đến thời điểm hiện tại, game đã gần như hụt hơi trên con đường của mình, nhất là kể từ khi “người em” ZingDance bị VNG khai tử. Điều gì đang xảy ra với con cưng của VNG?
Trước hết, điều dễ nhận ra là game đang nhàm chán dần. Một ví dụ rõ ràng nhất: để lên kênh cao cấp, các tay đua phải làm một loạt các nhiệm vụ không hề dễ dàng. Thế nhưng, khi làm xong những bài thi trên, phần thưởng có được lại không cao.
Được lăng xê rất tốt ở giai đoạn đầu, thế nhưng hiện nay game đang hụt hơi dần.
Đó cũng là tình trạng chung của các tay đua cấp cao. Phần thưởng có được khi làm xong nhiệm vụ khá bèo bọt, không hề hấp dẫn, điểm kinh nghiệm thì “như muối bỏ biển”.
Điều này cũng không thể trách VNG nhiều vì đây là trách nhiệm của bên sản xuất, nhưng nói thế nào đi nữa thì điều này cũng khiến rất nhiều gamer buồn chán. Khá nhiều người chơi cấp cao đã lần lượt bỏ game chính vì lí do trên.
Thêm vào đó, nhiệm vụ trong game lại không nhiều, riêng nhiệm vụ cửa ẩn 2 bị lỗi vẫn chưa sửa xong, còn nhiệm vụ trong phần chơi khiêu vũ cũng bị bỏ đi. Nhiệm vụ mỗi ngày như “Vượt chướng ngại vật” thì chỉ có mỗi 3 vòng tránh bom từ ngày ra game đến nay, không hề thay đổi.
Chế độ chơi khiêu vũ vẫn không thể cứu cho game khỏi nhàm chán.
Rất nhiều tay đua phàn nàn rằng những event của game chỉ hướng đên việc lôi kéo người mới chứ không giành cho họ, những gamer kì cựu. Điều này cũng đúng một phần, bởi lẽ khi bản chất game đang ngày càng nhàm chán, khó có thể giữ chân những người chơi lâu năm, thì việc tìm thêm người mới là điều cần thiết. Nhưng điều này cũng vô hình chung khiến bộ phận gamer nhiệt huyết cũng chán nản mà bỏ game vì không được chăm sóc.
Video đang HOT
Ngay cả việc tìm thêm người chơi mới cũng không hề dễ dàng, vì thị trường nước nhà những tháng cuối năm khá ảm đạm, những event rải rác khó lòng thu hút được sự chú ý.
Tầng lớp gamer đầu tiên thì hiện tại đã lên cấp cao hết, nếu có thu hút được người mới thì cũng không có ai chơi chung với họ. Chưa kể, vào phòng đua, những gamer level thấp lại có thói quen kick những người level cao ra vì sợ đua không lại.
Cash shop không phong phú như ở QQ.
Ở mục chơi khiêu vũ, dù đã update thêm các kiểu nhảy mới nhưng vẫn chẳng khiến tình hình khả quan. Có người tự hỏi, vì sao một game thuần về đua xe lại cập nhật các tính năng về dance? Có thể cho rằng NSX muốn game trở nên đa dạng hơn về tính giải trí, giúp người chơi có nhiều lựa chọn hơn. Nhưng nếu làm không khéo, vô hình chung điều này lại khiến cho game trở nên “nửa vời”.
Cash shop của game lại cập nhật khá chậm. Nếu so với những game casual của VTC thì bộ sưu tập thời trang của ZingSpeed thua kém rất nhiều về sự phong phú. Nếu chăm chỉ cập nhật hơn, có lẽ game đã có thể làm đầy hơn cho shop của mình, giúp các gamer có nhiều lựa chọn hơn. Shop mua bằng tiền vàng thì còn đìu hiu hơn nữa với chỉ vài bộ đồ.
Thông báo hạn chế giờ chơi càng khiến tình hình bi quan hơn.
Chưa rõ sắp tới bộ phận quản lí của VNG sẽ làm cách nào để tình hình ZingSpeed trở nên khả quan hơn, bởi nếu cứ tình trạng như hiện nay, tương lai của game thật sự không có nhiều mảng sáng. Hi vọng những tay đua Zing không phải chịu thất vọng trong thời gian tới.
Theo gamek
Phá vỡ lời nguyền Tam Quốc tại Việt Nam?
Chỉ 3 năm từ 2007-2010, làng game Việt đã phải chứng kiến rất nhiều cái chết của những tựa game online về đề tài Tam Quốc. Điều này vô tình đánh thẳng vào tâm lý lo sợ của cộng đồng người chơi cũng như sự e ngại của các NPH.
"Nếu không phải đóng cửa sớm thì cũng khó mà phát triển và tồn tại trong làng game Việt đầy khắc nghiệt này" - Đó dường như là lời nhận định chung của rất nhiều người khi chấm điểm trực tiếp cho một tựa game online bất kỳ liên quan đến Tam Quốc Chí khi hay tin về Việt Nam. Nhưng liệu lời nguyền Tam quốc này có phải là hoàn toàn đúng?
Nỗi khiếp sợ mang tên "Lời nguyền Tam quốc"
Rất nhiều MMO đề tài Tam Quốc đã ra đi.
Hàng loạt các tựa game liên quan đến đề tài Tam quốc bị đóng cửa tại Việt Nam như: Tam Quốc Diễn Nghĩa (VC Game), Đại Chiến Xích Bích (NCS Media), Xích Bích online (VTCz-one), Tung Hoành Thiên Hạ (VNG) đã phần nào cho thấy "lời nguyền"trên không phải là không có căn cứ.
Vận đen luôn bám theo các tựa game online về sử Tam quốc này ở Việt Nam. Điển hình trong năm 2010, thị trường game online trong nước lại được đón nhận thêm 3 thành viên mới là: Linh Thạch (VDC-Net2E), Danh Tướng (Netgame Asia) và Tinh Võ (VNG). Tuy nhiên, thời vận ra mắt của 3 sản phẩm này lại rơi đúng vào giai đoạn nhạy cảm của làng game Việt, chẳng thế mà 2 trong số chúng đã phải đóng cửa, còn một thì vận hành khá ảm đạm.
Sử Tam quốc đã được đánh bóng tên tuổi sẵn từ nội dung truyện cho đến phim ảnh. Ở Việt Nam, số người biết và từng nghe kể về Tam Quốc Chí chiếm rất đông và đủ mọi lứa tuổi thành phần. Tuy nhiên đứng trước sự đánh giá chung về khả năng thành công của game online mang nội dung Tam quốc tại thị trường trong nước thì dường như mọi thứ mới chỉ dừng lại ở cái tên.
Phá vỡ "Lời Nguyền Tam Quốc"?
Tam Quốc Chí Online ra đời vào giai đoạn đầu của quý 4/2006 (ngày 23/10/2006) đã nhanh chóng thu hút được một lượng lớn game thủ tham gia. Game có lối chơi khá lạ, thiên về chiến trận, đề cao tính năng PvP, Pk và hệ thống chiến trường rộng lớn. Điều này đã thôi thúc người chơi muốn chứng tỏ mình và thể hiện khả năng suy tư chiến thuật trong từng trận đánh nhiều hơn nữa.
Suốt 4 năm ròng rã, Tam Quốc Chí Online vẫn vững tay chài lần lượt vượt qua những chặng đường khó khăn, mặc dù nhiều khi tưởng chừng làng game Việt đã quên mất cái tên này trong tiềm thức. Ngạc nhiên hơn cả là việc NPH Asiasoft từ trước đến giờ được mệnh danh "kẻ sát game" khi liên tục mỗi năm đều hạ sát 1 vài sản phẩm của mình.
Nhưng lạ thay tựa game "già nua" vẫn không nằm trong danh sách về vườn, mặt khác còn vinh dự khi được NPH này ưu tiên quan tâm chăm sóc đặc biệt hơn. Sau 4 năm vận hành, nó vẫn hiên ngang nằm trong top những sản phẩm sinh lời của Asiasoft.
Ngoài Tam Quốc Chí Online của Asiasoft, Linh Vương của VTC, các tựa game online mới cũng lấy đề tài Tam Quốc vẫn nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của giới game thủ trong nước như Thương Thiên, Kingdom Heroes hay Dynasty Warriors Online mặc dù các sản phẩm game này vẫn chưa chính thức về Việt Nam.
Sơ lược về Tam Quốc Chí Online
Bỏ qua giai đoạn closed beta, Tam Quốc Chí online chính thức được open beta vào ngày 23/10/2006.
Cho tới nay, game đã trải qua 8 bản cập nhật lớn. Quân số hiện tại lên đến 1.477.250 tài khoản, số lượng người truy cập cao nhất 191.795, số lượng CCU cao nhất lên đến 9.008.
Với hơn 4000 quân đoàn trải trên 8 server: Thanh Long, Hỏa Phụng, Bạch Hổ, Thiên Mã, Thành Đô, Lạc Dương, Kiến Nghiệp, Triệu Vân. Dự kiến trong khoảng cuối năm 2010 và đầu năm 2011 sẽ cho ra mắt 2 phiên bản cập nhật lớn là 9.0 và 10.0.
Theo gamek
Trâu vàng Việt Nam phá mốc 140 Kiếm Thế Đã từ lâu tốc độ cày của game thủ VNG được coi là số một Việt Nam thậm chí xét trên phạm vi toàn thế giới, công nghệ "cày" của Việt Nam đặc biệt là VNGamers có thể nó là hàng đầu. Những mốc level được phá với thời gian mà ngay cả NSX cũng... không thể nào tưởng tượng ra. Hàng loạt...