Zimbabwe thông báo tăng thêm 150% giá xăng dầu
Các nhà chức trách Zimbabwe ngày 24/6 tuyên bố tăng 150% giá xăng dầu trong nước sau khi một hệ thống trao đổi tiền tệ mới ra đời khiến đồng nội tệ sụp đổ.
Một trạm bán lẻ xăng dầu ở Zimbabwe
Giá của một lít dầu diesel tăng 152% lên 62,77 đô la Zimbabwe (1,12 đô la Mỹ) và xăng tăng 147% lên 71,62 đô la Zimbabwe (1,26 đô la Mỹ), theo một tuyên bố từ cơ quan quản lý năng lượng của Zimbabwe. Sự gia tăng mạnh mẽ này diễn ra một ngày sau khi một hệ thống trao đổi tiền tệ được đưa vào sử dụng. Hệ thống này từng không thành công vào năm 2014.
Việc đưa hệ thống này vào áp dụng từ ngày 23/6 nhằm ổn định tiền tệ, đã khiến đồng đô la Zimbabwe mất hơn một nửa giá trị so với đồng đô la Mỹ chỉ trong một ngày.
Video đang HOT
Zimbabwe đã rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính sâu sắc trong hai mươi năm qua. Và tình hình đã trở nên tồi tệ hơn trong hai năm gần đây khi để xảy ra tình trạng thiếu hụt các loại (nhiên liệu, đường, điện …).
Để bù đắp cho việc thiếu nhiên liệu, Tổng thống Emmerson Mnangagwa đã tăng giá bán lẻ xăng dầu lên 150% vào tháng 1/2019, điều này kéo theo các cuộc biểu tình đẫm máu. Ít nhất 17 người đã thiệt mạng. Mặc dù giá cả tăng cao, tình trạng thiếu nhiên liệu vẫn tồn tại ở Zimbabwe, nơi những người lái xe buộc phải thức qua đêm để xếp hàng dài vài km để chờ mua nhiên liệu.
Tổng thống Mnangagwa, kế nhiệm ông Robert Mugabe vào năm 2017, người nắm quyền trong 37 năm ở Zimbabwe, đã cam kết sẽ vực dậy nền kinh tế đất nước. Nhưng tình hình chỉ xấu đi kể từ khi ông lên nắm quyền.
Liên Hợp Quốc lần đầu mở cửa bỏ phiếu bầu các cơ quan chủ chốt
Đây là lần đầu tiên sau 3 tháng đóng cửa, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã mở Trụ sở để cho các nước thành viên đến bỏ phiếu.
Ngày 17/6 (theo giờ New York), Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã tổ chức bỏ phiếu kín để bầu 5 ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2021 - 2022; 18 thành viên Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2021 - 2023; và vị trí Chủ tịch Khóa 75 Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.
Một phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ảnh: AP
Kết quả, Ấn Độ, Mexico, Na Uy, Ireland trúng cử ngay từ vòng đầu vào vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2021 - 2022, trong đó Mexico đạt số phiếu cao nhất với 187/192 phiếu. Riêng với ghế của nhóm châu Phi, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ phải tiến hành bỏ phiếu vòng hai do cả 2 ứng cử viên là Djibouti và Kenya đều không đạt mức tối thiểu 128 phiếu.
Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2021-2023 có các thành viên mới sau: Solomon Islands, Indonesia, Nhật Bản, Nigeria, Liberia, Madagascar, Libya, Zimbabwe, Bulgaria, Argentina, Guatemala, Mexico, Bolivia, Bồ Đào Nha, Pháp, Áo, Đức và Vương quốc Anh.
Đồng thời, ông Volkan Bozkir, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã trúng cử vị trí Chủ tịch Khóa 75 Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc với 178/189 phiếu.
Đây là lần đầu tiên sau 3 tháng đóng cửa, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã mở Trụ sở để cho các nước thành viên đến bỏ phiếu, trong bối cảnh thành phố New York chưa gỡ bỏ các hạn chế để kiểm soát dịch bệnh Covid-19.
Việc bỏ phiếu năm nay diễn ra trong các quy định nghiêm ngặt nhằm bảo vệ sức khỏe của các đại biểu, khác hẳn với không khí nhộn nhịp của một năm trước. Mỗi nước chỉ cử 1 đại diện đến bỏ phiếu, theo từng khung giờ cố định cho mỗi nhóm nước và bỏ phiếu cùng lúc cho cả 3 cơ quan, thay vì vào 3 ngày khác nhau như trước đây.
Việc Liên Hợp Quốc tổ chức thành công các cuộc bầu cử này, qua đó thể hiện đề cao chủ nghĩa đa phương, duy trì hiệu quả hoạt động và tính thích ứng cao của Liên Hợp Quốc trước các thách thức hiện nay.
Iran xử tử gián điệp 'giúp Mỹ hạ sát tướng Soleimani' Iran thông báo sẽ xử tử Majd, người đàn ông bị kết án làm gián điệp cho Mỹ và Israel bằng cách giúp hạ sát tướng hàng đầu Soleimani. Mahmoud Mousavi Majd bị kết án làm gián điệp trong các lực lượng vũ trang Iran, "đặc biệt là Lực lượng Quds và về nơi ở, di chuyển của liệt sĩ Qasem Soleimani" để...