Zimbabwe: Ngân khố chỉ còn 217 USD
Bộ trưởng tài chính Zimbabwe Tendai Biti
Bộ trưởng tài chính Zimbabwe Tendai Biti vừa cho biết đất nước này chỉ còn 217 USD trong ngân khố quốc gia sau khi chi trả lương cho công chức vào tuần trước.
Tuy nhiên, ông Biti cho biết khoảng 30 triệu USD đã được nộp vào ngân sách ngay sau đó.
Lý do Bộ trưởng tài chính tiết lộ thông tin này là nhằm nhấn mạnh rằng chính phủ không có tiền để rót vào cuộc bầu cử, chứ không phải rơi vào cảnh vỡ nợ.
Các cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức trong năm nay, khi đảng Zanu-PF của Tổng thống Robert Mugabe sẽ cạnh tranh với Phong trào cải cách dân chủ của ông Biti.
Video đang HOT
Trước đó, ông Biti than phiền rằng những công ty khai thác kim cương vẫn chưa nộp thuế cho chính phủ.
Chính phủ liên minh lên nắm quyền từ năm 2009 đã chấm hết nhiều năm siêu lạm phát bằng cách chuyển sang dùng USD, nhưng nền kinh tế nước này vẫn có nguy cơ đổ vỡ.
Zimbabwe cần gần 200 triệu USD để tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về bản hiến pháp mới, và cũng để tổ chức bầu cử.
Báo Herald thuộc chính phủ Zimbabwe cho biết ông Biti và Bộ trưởng tư pháp Patrick Chinamasa được giao nhiệm vụ huy động tiền từ các nhà tài trợ.
Theo các nhà phân tích, chính phủ liên minh đã ổn định được nền kinh tế ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp cao cho thấy hệ thống thuế và thu nhập của nước này vẫn cực kỳ thấp
Theo 24h
Tờ bạc Canada in lá phong... Na Uy?
Tờ bạc 20 đô la Canada - Ảnh: Reuters
Ngân hàng Trung ương Canada đã mắc sai sót khi sử dụng lá phong Na Uy làm biểu tượng thay vì lá phong Bắc Mỹ mà nước này đưa vào quốc kỳ, hãng tin Reuters ngày 19.1 dẫn lời một nhà thực vật học nổi tiếng của Canada cho biết.
Con mắt không tinh có thể không phát hiện ngay lần đầu sự khác nhau giữa lá phong trên các tờ bạc 20, 50 và 100 đô la Canada và lá phong Bắc Mỹ.
Nhưng nó lại rất rõ ràng đối với ông Sean Blaney, một nhà thực vật học chuyên nghiên cứu các loại cây trồng cho Trung tâm Dữ liệu Bảo tồn Canada Đại Tây Dương ở New Brunswick, và là người đầu tiên khiến Đài phát thanh và truyền hình Canada (CBC) chú ý đến sự nhầm lẫn nói trên.
"Lá phong (trên tiền tệ) là không đúng loại", ông Blaney nói với Reuters hôm 18.1.
Ông nói lá phong Na Uy có nhiều thùy hoặc đoạn, và có hình dáng nhọn hơn lá phong Bắc Mỹ, và thùy nhô ra ở giữa ngắn hơn lá phong Bắc Mỹ.
Cây phong Na Uy được nhập từ châu Âu và hiện phổ biến ở Bắc Mỹ. Ông Blaney nói có thể đó là cây được phổ biến nhất dọc các con đường ở miền trung và đông Canada.
"Nó đã "nhập tịch" vào Canada, nhưng nó không phải là cây phong Bắc Mỹ", ông nói.
Ngân hàng Trung ương Canada nói rằng chiếc lá trên các tờ bạc được cố tình thiết kế không nhằm thể hiện một loại phong nào cụ thể mà là sự tổng hợp của nhiều loại.
Phát ngôn viên của Ngân hàng Trung ương Canada Julie Girard khẳng định nó không phải là lá phong Na Uy, chẳng hạn như nó không có hình dạng vuông góc như loại lá này.
Tuy nhiên, ông Blaney nói rằng đó là một lời biện hộ "khi sự việc đã rồi". Theo ông này, hình ảnh lá phong trên các tờ bạc hoàn toàn là lá phong Na Uy chứ không phải lá phong "tổng hợp" như tuyên bố của Ngân hàng Trung ương Canada.
Theo TNO
Một binh sĩ Zimbabwe bị ba phụ nữ... cưỡng bức Trang tin Bulawayo 24của Zimbabwe ngày 27.12 đưa tin một binh sĩ thuộc Quân đội Quốc gia Zimbabwe (ZNA) đã bị ba phụ nữ cưỡng bức. Quân nhân 33 tuổi không được tiết lộ danh tính này đã bị ba người phụ nữ ép uống một loại nước không được xác định trước khi bị họ thay nhau cưỡng bức. Những người phụ...