Zil 157 Chiếc xe “anh hùng” trên đường Trường Sơn
“Không có đường? Không thành vấn đề!”, Zil 157 đã vượt hàng vạn cây số từ đất nước của Lê-Nin vĩ đại đến rừng xanh, núi thẳm biên giới Việt Lào góp phần tạo nên đại thắng mùa xuân 1975 bằng khẩu hiệu như thế. Có lẽ từ sau khi ra đời, những chiến công lớn nhất được ghi cho chiếc xe kỳ diệu này lại là trong chiến tranh Việt Nam.
Là người Việt Nam, hơn ai hết, chúng ta hiểu cái giá của chiến thắng năm 1975. Cũng hơn ai hết, chúng ta hiểu công tích của những chiến sỹ hậu cần, ngày đêm lo gạo, đạn cho những người cầm súng trên chiến trường. Và chúng ta cũng sẽ không quên những người bạn đã gửi những chiếc xe quý báu đến để chúng thay thế những chiếc xe đạp thồ lịch sử của Điện Biên Phủ.
Zil 157 của Liên Xô tạo nên kì tích trong chiến tranh vệ quốc của Việt Nam
Đọc tiểu thuyết “Mở rừng” của nhà văn Lê Lựu mới thấy những người lính lái xe vất vả như thế nào để chi viện cho tiền tuyến. Một đêm trên một cung đường có thể bị đốt mất vài chục đến cả trăm xe tải như chơi. Và cũng từ đó suy ra, số lượng ôtô của chúng ta được Liên Xô, Trung Quốc cung cấp cũng rất nhiều.
Zil 157 trên chiến trường
Hồi đầu là những chiếc Zil (Din), Gát (Gaz), Hồng Hà (Honghe), Giải Phóng (Jiefang) một cầu. Nhưng do đường bị đánh hỏng nhiều, sự xuất hiện của chiếc Zil 157 hay còn gọi là Din 3 cầu gần như là một sự kiện, một mốc son. Chiếc xe nhanh chóng trở thành người anh hùng trên đường Trường Sơn.
“Người anh hùng” trên đường Trường Sơn
Được sản xuất tại nhà máy ôtô mang tên Likhachốp, chiếc Zil-157 là giải pháp sản xuất ra một chiếc xe thay thế cho chiếc Studebaker US6 – chiếc xe vận tải chủ lực trong quân đội Xô-viết lúc đó.
Mãi đến năm 1957, dự án mới thành hiện thực với chiếc Zil ba cầu đầu tiên. Một đỉnh cao của công nghệ Xô-viết. Chiếc xe tải off-road 6×6 với ba cầu chủ động, vi-sai đồng bộ một cách tuyệt vời giữa các đầu trục. Hơn thế nữa, một số phiên bản của nó còn được trang bị thiết bị tự bơm lốp xe ngay trong khi chạy (mà sau này khả năng này được phát triển trên chiếc Zil-131).
Video đang HOT
Chiếc xe tải off-road 6×6 với ba cầu chủ động
Ngay sau khi ra đời, chiếc Zil 157 đã đạt được “Giải thưởng lớn” (Grand Prix) tại triển lãm ôtô quốc tế Bruxen (Bỉ) năm 1958. Lúc đầu, người ta cho rằng đây là một bản copy của chiếc Studebaker US6, nhưng trên thực tế thì không hẳn như thế.
Chiếc Zil 157 được thiết kế chủ yếu là để trở thành xe tải chiến lược dùng cho quân đội Xô-viết, nhưng nó còn được dùng để lắp lên đó giàn cachiusa (mà trước đó dàn BM-13-16 – phiên bản rốckét chỉ có 16 quả 1 dàn, quả đạn dài nhất và bắn được xa nhất) được lắp lên Studebaker US6). Cho đến trước năm 1942, giàn cachiusa thường được lắp trên xe Zis 5 dẫn động cầu sau, cho đến khi xuất hiện những chiếc Studebaker US6 xu hướng này mới bị bãi bỏ.
Đèn, cabin – những chi tiết “duyên dáng” trên chiếc xe quân sự việt dã
Những chiếc Studebaker US6 đã thực sự gây sốc cho những nhà chế tạo ôtô Xô-viết. Hệ thống lái thủy lực, dẫn động tất cả 6 bánh xe trên 6 đầu trục (6×6)… những trang bị mà lúc đó, xe ô tô Nga có nằm mơ cũng không thấy. Chiếc Zis 5 chỉ được trang bị phanh ở trục sau trong khi xe Mỹ phanh được trang bị và đồng bộ tuyệt vời trên tất cả các bánh xe.
Zil 157 là những sản phẩm đầu tiên của nhà máy Likhachốp
Trong điều kiện chiến tranh, không thể chế tạo đại trà một chiếc xe như vậy được: nó đòi hỏi thay đổi quá nhiều thứ. Họ chỉ có thể sản xuất ra một thứ hoàn toàn giống, đúng là một bản copy chỉ khác đôi chút về hình dáng của cabin vào sau chiến tranh. Đó là những chiếc Zis 151. Sau khi Xta-lin chết, người ta đổi tên “Nhà máy ôtô Xta-lin” thành “Nhà máy ôtô Likhachốp” – đơn giản những chiếc ôtô sẽ đổi tên từ Zis sang Zil. Những chiếc Zil 157 là những sản phẩm đầu tiên của nhà máy sau khi đổi tên.
Nhưng nó không phải là một bản copy, mà là một phiên bản cải tiến của chiếc Zis 151. Đầu tiên nó đập vào mắt mọi người ở thiết kế cải tiến để đảm bảo tính cơ động: những chiếc bánh xe. Chúng được thiết kế bánh xe đơn với lốp địa hình kiểu “cành thông”, bề mặt lốp rộng hơn, tròn hơn. Chính vì chỉ lắp lốp đơn nên chiếc xe mới có trục xe rộng hơn chiếc Zis 151. Hơn thế nữa, những người thiết kế ra nó đã đạt tới một trình độ cao khi trang bị cho chiếc xe thiết bị tạo cho nó khả năng tự động thay đổi áp suất bánh xe theo địa hình – trang bị của những chiếc xe off-road hiện đại nhất bây giờ.
Lốp địa hình kiểu “cành thông”
Kiểu xe mới được sản xuất tại nhà máy từ năm 1958 đến năm 1961. Từ năm đó đến năm 1964, nhà máy sản xuất môđen cải tiến Zil 157K và kiểu sau cùng là Zil 157KD được sản xuất từ 1976 đến 1982. Tất của những mẫu đó là những kiểu xuất khẩu, vì trong quân đội Xô-viết sau đó người ta thay dần chúng bằng kiểu xe to hơn, công suất lớn hơn Zil 131, mà đến nay quân đội Nga vẫn còn dùng.
Chiếc Zil 157 có thiết kế cơ sở là xe tải có trọng tải 3 tấn, nhưng là xe việt dã vượt mọi địa hình. Trên đường tốt, nó có thể kéo rơmoóc đưa khả năng chuyên chở lên tới 7 tấn rưỡi, nhưng thực ra những chi tiết của xe không được thiết kế để chuyên chở nặng đến như thế. Quan điểm của các nhà thiết kế quân sự Xô-viết không phải là tải trọng – họ làm xe tải hạng nặng không khó. Quan trọng là phải mang được hàng đến đích bất chấp khó khăn của điều kiện chiến tranh.
Chính quan điểm đó đã làm cho chiếc xe có những ưu điểm tuyệt vời mà sau này nó đã thể hiện trên đường Trường Sơn. Hai bên thành xe có thể lắp ghế băng, chiếc xe có thể chở được từ 12 đến 16 lính đầy đủ trang thiết bị (ở điều kiện Việt Nam thì nó được chuyên chở nhiều hơn). Một đặc điểm nữa không thể quên kể đến, đó là ở đầu xe có trang bị một bộ tời dẫn động thẳng từ động cơ (không phải tời chạy điện như ở xe địa hình 2 cầu dạng Jeep sau này).
Chiếc Zil 157 có thiết kế cơ sở là xe tải có trọng tải 3 tấn, nhưng là xe việt dã vượt mọi địa hình
Chiếc xe còn có nhiều phiên bản khác, ví dụ như những phiên bản được thiết kế để chở nặng hoặc đầu kéo sơmi-rơmoóc.
Những năm 50 của thế kỷ trước, Liên Xô giúp đỡ Trung Quốc xây dựng ngành công nghiệp ôtô. Tại “Công trường ôtô đầu tiên” (FAW) người ta đã sản xuất ra phiên bản “Chinese Zil 157″, đó là chiếc “Giải phóng CA 30″. Cả hai nước anh em đều đã chuyển cho Việt Nam những chiếc xe của cả hai loại đó. Vì là bản copy dập khuôn nên hoàn toàn có thể dùng lẫn phụ tùng, cũng dễ dàng cho những người lính thợ Việt Nam.
Giá đỡ bằng tre, nứa “Made in VietNam”
Trong những ngày cả nước đang tưng bừng kỉ niệm ngày giải phóng đất nước, nếu bạn bớt chút thời gian đến với Bảo tàng Hậu cần Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Hà Nội, bạn sẽ được thấy hai chiếc Zil 157 đang được trưng bày tại đây như những chứng tích đầy sống động.
Trong quá trình chuyên chở, các chiến sỹ của Quân đội Việt Nam đã sáng tạo làm thêm giá đỡ bằng tre, nứa nhằm ngụy trang tránh bom, đạn của kẻ thù. Trải qua hàng vạn km trèo đèo, lội suối, qua ngầm dưới mưa bom, bão đạn, những chiếc xe Zil 157 vẫn tồn tại ở đó như chứng minh, đây là những “người hùng việt dã” trong chiến tranh Việt Nam.
Theo Autodaily
Chúng tôi tiến công giải phóng Sài Gòn từ hướng Tây-Tây Nam
Về ý định giải phóng miền Nam, tuy đã cùng tập thể Bộ Chính trị họp bàn và thống nhất là hai năm (1975-1976), nhưng anh Lê Duẩn vẫn băn khoăn và nói cố gắng làm sớm, giải phóng sớm miền Nam, để ngụy nó lại hồn thì khó. Tôi cho đây là một suy nghĩ sắc sảo của anh Lê Duẩn.
Sau khi Bộ chỉ huy Miền (gọi tắt là B2) đã thông qua "Kế hoạch quân sự mùa khô 1974-1975" rồi thì hai anh Phạm Hùng và Trần Văn Trà mới ra họp Trung ương. Trong khi hai anh đang họp ngoài đó thì trong này chúng tôi giải phóng Phước Long.
Thực tế sau khi giải phóng Phước Long (ngày 6-1-1975) và núi Bà Đen, Bộ chỉ huy Miền chúng tôi đã bắt tay ngay vào làm "Kế hoạch tiến công giải phóng Sài Gòn". Chúng tôi thảo phương án sử dụng lực lượng, lấy lực lượng tại chỗ là chủ yếu, tính toán kỹ thấy chỉ thiếu 1 quân đoàn. Anh Trần Văn Trà đi họp ngoài Bắc vào, anh nói "anh Ba" (tức Lê Duẩn) bảo sẽ làm sớm, để chậm sẽ khó khăn, phức tạp". Anh Trà cho biết, sau khi ta đã có chiến thắng Phước Long thì mục tiêu đột phá mở đầu Chiến dịch Tây Nguyên vẫn là Chi khu Đức Lập chứ không phải là Buôn Ma Thuột, lúc đầu ý kiến chọn đánh Buôn Ma Thuột còn ngang ngửa lắm, nhưng rồi cuối cùng, thực tiễn chiến trường đã cho phép ta chọn Buôn Ma Thuột. Anh Lê Duẩn nói "đánh Buôn Ma Thuột xong sẽ đánh Sài Gòn". Khi anh Trà trở về, Bộ chỉ huy Miền chúng tôi họp bàn và thống nhất là điện xin Trung ương đưa ngay Quân đoàn 3 vào tăng cường cho B2. Cả Trung ương Cục và Bộ chỉ huy Miền gần như thống nhất là sẽ tiến công và giải phóng Sài Gòn trong tháng 4, vì sang tháng 5 ở Nam Bộ đã vào mùa mưa, việc cơ động của ta, nhất là tăng, pháo và cơ giới sẽ khó khăn, mà khó khăn nhất là hướng Tây-Tây Nam Sài Gòn, vùng Long An mênh mông đồng nước, kênh rạch và sình lầy. Cùng với việc soạn thảo kế hoạch là xây dựng "Quyết tâm chiến đấu", sơ đồ đã phác ra 5 hướng (Bắc, Tây Bắc, Tây-Tây Nam, Đông, Đông Bắc) tiến công vào sào huyệt cuối cùng của ngụy quyền tay sai. Người trực tiếp vẽ sơ đồ là đồng chí Long, người của Bộ Tổng Tham mưu vào làm Trưởng phòng Tác chiến Sở Chỉ huy Miền nên tác nghiệp rất nhanh. Phải nói, Bộ chỉ huy Miền chúng tôi thời đó có được đội ngũ cán bộ tham mưu giúp việc đã giỏi chuyên môn lại vừa có kỷ luật và thái độ trách nhiệm rất cao, nên mọi việc được giao anh em thường hoàn thành trước thời gian, nhiều khi thấy anh em ham việc quên cả ăn và nghỉ chúng tôi nhắc nhở thì họ "cự" lại "Thủ trưởng nói nửa lời là làm chết bỏ!-xả thân không nề hà" khiến chúng tôi rất yên tâm.
Khi hai anh Lê Đức Thọ và Văn Tiến Dũng được Bộ Chính trị cử vào (cùng với anh Phạm Hùng) làm đại diện Bộ Chính trị tại mặt trận, các anh xem và nói: "Kế hoạch làm tốt, nhưng phải thêm quân". Và các anh cũng thấy nơi khó nhất là hướng Tây- Tây Nam, vì quá trình vận động và tiến công phải vượt qua địa hình nhiều sình lầy. Các anh cũng thống nhất với nhận định, phân tích của Bộ chỉ huy Miền, đây là một hướng tiến công rất quan trọng, vì có chiếm lĩnh và làm chủ lộ 4, ta mới cắt đứt được khả năng cơ động đường bộ của quân ngụy từ Quân đoàn 4 và Vùng 4 chiến thuật (Cần Thơ và Đồng bằng sông Cửu Long) về ứng cứu cho Sài Gòn, hoặc ngược lại chúng tháo chạy từ Sài Gòn về Cần Thơ để cố thủ, như vậy đều sẽ gây thêm nhiều khó khăn và nhiều tổn thất cho ta trong trận đánh cuối cùng. Tôi lại được giao làm Phó tư lệnh Chiến dịch tiến công giải phóng Sài Gòn-kiêm Tư lệnh cùng anh Lê Văn Tưởng (tức Hai Tưởng) làm Chính ủy của cánh quân tiến công từ hướng Tây-Tây Nam, một trong 5 hướng tiến công của trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Quân giải phóng từ hướng Tây Nam Bộ tiến về Sài Gòn. Ảnh tư liệu
Trước khi Chiến dịch Hồ Chí Minh mở màn, Bộ chỉ huy Chiến dịch đã quyết định rút hai anh, Nguyễn Minh Châu (tức Năm Ngà)-Tư lệnh và Văn Phác-Chính ủy Đoàn 232 về công tác ở Bộ chỉ huy Miền. Cánh quân hướng Tây-Tây Nam lúc này trên cơ sở Đoàn 232 và được bổ sung một số đơn vị, đội hình tiến công của hướng này gồm có: Ba sư đoàn bộ binh (3, 5 và 9), 4 trung đoàn bộ binh độc lập; 1 trung đoàn đặc công; được tăng cường 1 tiểu đoàn xe tăng T54; 1 tiểu đoàn thiết giáp PT85; 1 tiểu đoàn pháo 130mm; 1 trung đoàn và 1 tiểu đoàn phòng không; Sư đoàn 8 Bộ binh của Quân khu 8. Như vậy, lực lượng của cánh quân hướng Tây-Tây Nam chúng tôi tương đương 1 quân đoàn tăng cường, cùng các LLVT và lực lượng chính trị của địa phương. Cánh quân này có nhiệm vụ: Cắt lộ 4 (đoạn Bến Lức đến Tân An), tiến công giải phóng Bến Lức và Tân An, cắt đứt sự liên hệ của địch giữa Sài Gòn và đồng bằng miền Tây, diệt địch ở Hậu Nghĩa, mở cửa tuyến sông Vàm Cỏ, tổ chức một lực lượng binh chủng hợp thành (cỡ sư đoàn tăng cường) tiến công Sài Gòn từ hướng Tây, chiếm Biệt khu Thủ đô, tổ chức một bộ phận hợp điểm tại Dinh Độc Lập; tổ chức một lực lượng từ phía Nam đánh chiếm cầu Nhị Thiên Đường, phát triển đánh chiếm Tổng nha Cảnh sát, chiếm các quận 5, 6, 7 và Bình Chánh. Nói gọn lại thì chúng tôi được giao 3 mục tiêu rất quan trọng là: Cắt đứt lộ 4 (đoạn từ Long An đi Bến Lức), tiến công Tổng nha Cảnh sát và Biệt khu Thủ đô; sau đó chia làm hai mũi, một vào Dinh Độc Lập và một vào căn cứ Bộ tư lệnh Hải quân ngụy ở Ba Son và Bạch Đằng.
Khi nhận nhiệm vụ cùng tôi chỉ huy cánh quân trên hướng Tây-Tây Nam đánh vào Sài Gòn, anh Lê Văn Tưởng rất phấn khởi vì ở "thời điểm lịch sử" lại được cấp trên giao nhiệm vụ đúng với ước nguyện của mình "trận cuối cùng được trực tiếp về tham gia giải phóng quê hương", anh gốc người Long An. Tôi đã có dịp sát cánh cùng anh trong đợt hai của cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968, anh là một cán bộ trung thực, dễ gần, chu đáo và rất kiên cường, dũng cảm. Nhận nhiệm vụ xong, tôi bảo anh về trước chuẩn bị về tổ chức. Chiều 13-4-1975 anh đi, ngày 14-4 đã có mặt ở Sở Chỉ huy của cánh quân hướng Tây-Tây Nam bên bờ sông Vàm Cỏ thuộc huyện Đức Huệ-Long An; còn tôi ở lại họp Bộ chỉ huy Chiến dịch, đến ngày 17-4 mới xuống Long An, chính thức cầm quân ở hướng này.
Anh Hai Tưởng trao đổi, chúng tôi đề xuất và được trên chấp thuận điều anh Lê Quốc Sản-Tư lệnh Khu 8 làm Phó chỉ huy, bổ nhiệm anh Hai Nghiêm-Phó chỉ huy Đoàn 232 làm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh cánh quân hướng Tây-Tây Nam. Anh Nghiêm trước ở ngoài Bắc làm Trưởng phòng ở Cục Tác chiến, lúc mới vào cũng làm Trưởng phòng Tác chiến, sau làm Cục trưởng, là người có tác phong rất tỉ mỉ lại chịu khó, rất kiên định trong vấn đề đánh Mỹ.
Việc cắt lộ 4 (đánh chiếm, làm chủ đường số 4-đoạn từ Tân An đến Bến Lức, cắt đứt đường cơ động của ngụy từ Sài Gòn đi Cần Thơ) là nhiệm vụ rất khó khăn. Bộ Tư lệnh cánh quân hướng Tây-Tây Nam chúng tôi đã chọn và giao cho Sư đoàn 5 do đồng chí Út Liêm làm Sư trưởng, sau đó là đồng chí Vũ Thược (tức Năm Thược) thay thế; đồng chí Hòa làm Chính ủy (trước đó đồng chí Hòa làm Chánh Văn phòng Bộ chỉ huy Miền) thực hiện, với yêu cầu phải hoàn thành nhiệm vụ trước ngày N-3 (tức trước ngày toàn tuyến nổ súng tiến công 3 ngày), sau đó phối hợp với LLVT tại chỗ tiến công giải phóng Tân An và Bến Lức, giữ vững khu vực đã giải phóng. Quá trình cơ động đến các vị trí triển khai đội hình chiến đấu, Sư đoàn 5 gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhờ có sự giúp đỡ của nhân dân và các LLVT địa phương, nên đơn vị đã vượt qua tất cả. Hình ảnh làm cán bộ, chiến sĩ chúng tôi ấn tượng mãi ở đây là cô du kích tên Sáu Sửa, khi cô dẫn đường cho một trung đoàn của Sư 5 cơ động, trên thì mưa như xối, dưới là sình lầy, có đoạn phải dầm mình dưới nước mà đi, đỉa thấy hơi người là bu vào cắn, nhiều trai tráng còn sợ, vậy mà cô rất bình tĩnh vừa lội vừa bắt từng con ném ra xa. Nhờ có cô dẫn đường và tham mưu (lúc đầu Sư đoàn 5 xác định tổ chức thành hai mũi tiến công. Mũi thứ nhất, lực lượng là một trung đoàn, giải phóng Thủ Thừa; mũi thứ hai, lực lượng là hai trung đoàn, tiến công giải phóng Bến Lức và thị xã Tân An cùng lộ 4, tổ chức giữ chắc địa bàn, sau đó cho một lực lượng phát triển chiến đấu vào thành phố, giải phóng được khu Phú Lâm. Nhưng cô Sáu Sửa góp ý: Chỉ cần tập trung đánh Bến Lức và thị xã Tân An thì quân ngụy ở Thủ Thừa sẽ rút chạy, Chỉ huy Sư đoàn 5 đã tiếp thu và tổ chức thực hiện theo phương án đó, kết quả đúng như nhận định của cô) nên Sư đoàn 5 vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ lại tránh được nhiều tổn thất hy sinh. Cùng với các ý kiến tham mưu có hiệu quả, cô Sáu Sửa được cán bộ, chiến sĩ của trung đoàn suy tôn là Trung đoàn phó. Sau này, với nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, cô Sáu Sửa đã được tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, làm Bí thư Huyện ủy Thủ Thừa, rồi huyện Đức Huệ sau đó làm Phó chủ tịch tỉnh Long An.
Theo Dantri
Khi hot girl ngoan hiền khẩu chiến với anh hùng bàn phím Khi bị ném đá, các cô gái thường chọn cách im lặng. Tuy nhiên, mới đây hot girl nổi tiếng điềm đạm Tâm Tít đã không giữ được bình tĩnh. Là tâm điểm chú ý của dư luận, cuộc sống cá nhân và những cảm xúc riêng tư luôn được các hot girl khéo léo giấu kín. Tuy nhiên, "tức nước vỡ bờ",...








Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bảng giá xe Mitsubishi tháng 12: Mitsubishi Outlander tiếp tục nhận ưu đãi 50 triệu đồng

Toyota Avanza và Toyota Veloz lắp ráp trong nước sẽ ra mắt ngay trong năm 2022

Triệu hồi Porsche Taycan do lỗi hệ thống treo

Nhiều mẫu ôtô được giảm giá dịp cuối năm

Cập nhật bảng giá xe Mercedes mới nhất tháng 12/2022

Triệu hồi xe điện Audi e-tron GT và Porsche Taycan vì lỗi hệ thống treo

Yamaha Augur 155 VVA trình làng: Thiết kế độc đáo, trang bị xịn xò

5 xe ô tô điện có lưới tản nhiệt xấu xí và không cần thiết

Mazda3 sắp có bản chạy điện

Mitsubishi Xpander trúng biển ngũ quý 2 'sang tay' giá gần 2 tỷ đồng

Thế khó của Vinfast VF8 tại Mỹ, phải chăng giá quá cao?

Toyota Yaris Cross GR Sport 2023 ra mắt tại thị trường Úc
Có thể bạn quan tâm

Valverde quá toàn diện
Sao thể thao
12:05:18 23/02/2025
Đánh mạnh "tử huyệt" của tội phạm công nghệ cao
Pháp luật
11:45:32 23/02/2025
Không nhận ra con gái út của Quyền Linh trong diện mạo cực sexy này
Netizen
11:39:45 23/02/2025
Ngày càng có nhiều người theo đuổi "làm việc nhà kiểu lười": Chỉ khi trải nghiệm bạn mới biết nó thú vị thế nào!
Sáng tạo
11:37:07 23/02/2025
"Team qua đường" bắt gặp Vũ Cát Tường và vợ, 1 hành động vô tình bị chú ý
Sao việt
11:19:10 23/02/2025
Người đàn ông bỏ việc đi khắp nơi chụp ảnh chó
Lạ vui
11:06:14 23/02/2025
Bức ảnh vạch trần bộ mặt giả dối của "em gái" Jang Wonyoung
Nhạc quốc tế
11:04:17 23/02/2025
Lịch âm 23/2 - Xem lịch âm ngày 23/2
Trắc nghiệm
11:02:39 23/02/2025
Món ngon khó cưỡng từ loại rau không tốn 1 xu, có nhiều mùa Xuân cực tốt cho sức khỏe
Ẩm thực
10:53:53 23/02/2025
Tiêu điển trong ngày: Kịch bản khó đoán
Thế giới
10:42:47 23/02/2025