Zara, H&M tạm đóng hàng nghìn cửa hàng trên toàn thế giới, nhiều thương hiệu bán lẻ đồng loạt “bế quan” vì dịch Covid-19
Vì sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều thương hiệu thời trang và làm đẹp đã ra quyết định tạm đóng cửa hàng, khuyến khích khách hàng mua sắm online.
Sự bùng phát mạnh mẽ của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của các thương hiệu thời trang. Mới đây, công ty mẹ Inditex – chủ sở hữu của hàng loạt thương hiệu thời trang như Zara, Pull&Bear, Bershka… vừa tạm thời đóng cửa hàng loạt cửa hàng tại 39 quốc gia từ 18/3. Ở thời điểm hiện tại, Zara đã đóng cửa hơn 3.700 cửa hàng trên khắp thế giới.
Zara vừa tạm thời đóng cửa hơn 3.700 trên toàn thế giới vì dịch Covid-19.
Thương hiệu Thụy Điển H&M cũng vừa đưa ra thông báo tạm thời đóng cửa toàn bộ cửa hàng tại Mỹ và Canada cho tới ngày 2/4 để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.
Riêng tại Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại các cửa hàng Zara và H&M chưa đưa ra thông báo chính thức nào về việc đóng cửa.
Cả Zara và H&M đều khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ mua hàng trực tuyến, H&M còn đặc biệt miễn phí vận chuyển trong thời điểm nhạy cảm này.
Video đang HOT
Bên cạnh đó cả loạt thương hiệu thời trang, làm đẹp khác cũng đóng cửa hàng vì sự ảnh hưởng của đại dịch. Đa phần các thương hiệu đều thông báo đóng cửa hàng trong 2 tuần, dự kiến mở lại vào cuối tháng 3, đầu tháng 4.
Tập đoàn Kering, chủ sở hữu của Gucci, Bottega Veneta, Saint Laurent… đã đóng toàn bộ cửa hàng tại Bắc Mỹ.
Các thương hiệu Louis Vuitton, Dior, Celine, Marc Jacobs, Givenchy và Prada của tập đoàn LVMH đồng loạt thông báo đóng cửa hàng từ ngày 18/3.
Nhiều thương hiệu thời trang khác như Kate Spade, Stuart Weitzman, IKEA, Gap, Old Navy, Victoria’s Secret… cũng như các công ty bán lẻ Macy’s, Saks Fifth Avenue, Nordstrom… cũng đều có thông báo đóng các cửa hàng tại Mỹ và Châu Âu để ngăn chặn đại dịch phát triển.
Với những tín đồ yêu thích làm đẹp thì tin buồn lại ập đến khi Sephora và Ulta cũng vừa thông báo họ sẽ đóng cửa toàn bộ cửa hàng tại Mỹ và Canada để hạn chế dịch bệnh phát triển. Dự kiến Sephora và Ulta sẽ đóng cửa hết tháng 3, trong thời gian này họ cũng hỗ trợ freeship khi đặt hàng online.
Hàng loạt hệ thống cửa hàng thời trang, làm đẹp đình đám cũng tạm đóng cửa trên diện rộng để phòng dịch Covid-19.
Theo ttvn.toquoc.vn
Nhà mốt Việt chống chọi mùa dịch Covid-19
Các nhà thiết kế Việt đều hủy show xuân hè vào tháng 4, chuyển sang kinh doanh online và tập trung cho các bộ sưu tập mini trong mùa dịch Covid-19.
Kinh doanh trì trệ
Tình hình dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có cả Việt Nam. Các ngành về du lịch, dịch vụ... chịu nhiều tổn thất. Riêng ngành kinh doanh may mặc thường có dấu hiệu chậm lại sau Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, theo nhà thiết kếAdrian Anh Tuấn, với tình hình dịch bệnh bùng phát ngay đúng thời điểm này càng làm công việc kinh doanh trì trệ hơn. Việc buôn bán chậm lại do nhu cầu của khách hàng giảm xuống và nhiều người hạn chế ra ngoài mua sắm.Lê Thanh Hòa thì e ngại, năm nay sẽ là một năm kinh tế buồn với hầu hết các doanh nghiệp trong và ngoài nước nếu tình hình dịch bệnh còn kéo dài.
Hai nhà thiết kế Vũ Ngọc & Son chia sẻ: "Tình hình dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh trong thời điểm hiện tại của chúng tôi. Cửa hàng chúng tôi nằm ngay vị trí đắc địa ở trung tâm quận 1 nên ngoài lượng khách hàng nội địa, hàng ngày chúng tôi tiếp đón lượng khách quốc tế, du lịch rất nhiều. Đó cũng là một phần quan trọng về doanh thu của chúng tôi. Tuy nhiên dịch bệnh đã phần nào hạn chế lượng khách này đến Việt Nam".
Khánh Linh trong mini collection của nhà thiết kế Đỗ Long. Nhà mốt cho biết, khách hàng của anh vốn quen với việc mua sắm online. Vì thế công việc kinh doanh của thương hiệu vẫn bình thường, tuy nhiên sức bán có giảm sút do ảnh hưởng của dịch.
Hoãn tổ chức fashion show
Mọi năm, tháng 3 là thời điểm các nhà thiết kế Việt rục rịch chuẩn bị cho show thời trang cá nhân để giới thiệu các bộ sưu tập xuân hè. Tuy nhiên năm nay mọi kế hoạch gần như thay đổi hoàn toàn vì diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại Việt Nam. Các nhà thiết kế như Adrian Anh Tuấn, Lê Thanh Hòa, Đỗ Long... đều hoãn fashion show dự định tổ chức vào tháng 4. Nhiều nhà mốt dời lịch cho ra mắt bộ sưu tập để theo dõi tình hình khống chế bệnh dịch và đưa ra phương án phù hợp. Riêng nhà thiết kế Adrian Anh Tuấn cho biết, kế hoạch sản xuất bộ sưu tập xuân hè không có gì thay đổi. Cuộc sống vẫn phải tiếp diễn nên nhà mốt và đội ngũ vẫn đang hoạt động hết công suất để chuẩn bị bộ sưu tập mới.
Hà Thu chụp ảnh lookbook giúp Lê Thanh Hòa giới thiệu các mẫu váy áo mùa hè. Nhà thiết kế phải thay đổi tất cả kế hoạch trong việc ra mắt và quảng bá bộ sưu tập mới. Đồng thời anh nhấn mạnh việc theo dõi tình hình dịch Covid-19 để đưa ra những phương án hợp lý cho thương hiệu của mình.
Chuyển hướng kinh doanh
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc giới thiệu các bộ sưu tập mới trong mùa dịch Covid-19, các nhà mốt Việt vẫn cho ra mắt các thiết kế mới và thay đổi hình thức kinh doanh. Thay vì hoàn thành bộ sưu tập xuân hè theo đúng lịch như Adrian Anh Tuấn và Vũ Ngọc & Son, Lê Thanh Hòa và Đỗ Long lại trùng quan điểm trong việc giới thiệu các mini collection. Khác với dòng thời trang bình dân, khách hàng yêu thích trang phục thiết kế thường có thói quen chọn lựa và mua sắm trực tiếp tại showroom. Tuy nhiên trong thời điểm hiện tại, đẩy mạnh kinh doanh online lại được các nhà mốt Việt khai thác triệt để. Theo Đỗ Long, anh vẫn cho ra các bộ sưu tập nhỏ, dễ ứng dụng, chụp ảnh lookbook và bán online.
Adrian Anh Tuấn chia sẻ: "Tôi sẽ tiếp tục giới thiệu các sản phẩm mới qua các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Đồng thời phải có dịch vụ chăm sóc khách hàng thật đặc biệt để phù hợp với cách phòng chống dịch bệnh theo thông báo của Bộ Y tế".
Lê Thanh Hòa có hướng giải quyết tạm thời bằng cách ra mắt các mini collection để giới thiệu các mẫu thiết kế xuân hè mới đến cho khách hàng. Anh cũng đẩy mạnh việc marketing và bán hàng online trong tình trạng mọi người đều ngại ra ngoài mua sắm, ngại đến những nơi tụ tập đông người.
Khi tình hình kinh doanh trì trệ, nhà mốt Vũ Ngọc và Son lại tập trung cho các kế hoạch dài hơi. Theo nhà thiết kế, mọi người tập trung nhiều vào công việc ở xưởng như lên mẫu thiết kế, xử lý chất liệu... Lượng công việc giảm bớt, đội ngũ nhân viên không còn phải tăng ca thường xuyên... nên đây là thời gian để thương hiệu tập trung nhiều hơn vào khối lượng công việc đặt ra cho cả năm 2020.
Duy Khánh
Theo ngoisao.net
Yeezy 700 Mauve và 11 đôi giày đang được bán rẻ hơn giá gốc Tại một số trang mua sắm online, các đôi sneakers đình đám từ adidas, Nike và Off-White hiện có giá bán thấp hơn con số thương hiệu đưa ra ban đầu. adidas Yeezy Boost 700 Mauve chính thức được lên kệ vào ngày 27/10/2018 với giá 300 USD. Điểm đặc biệt của thiết kế này chính là sự pha trộn giữa các chất...