Zambia đóng cửa biên giới ngăn chặn virus Ebola lây lan
Những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Ebola tại một số nước Tây Phi đã buộc nhiều nước láng giềng có thêm các biện pháp phòng ngừa.
Phong viên TTXVN tai khu vực Trung Đông dẫn mạng tin “Afrik” ngày 11/8 cho biết, để ngăn chặn virus Ebola lây lan, chính quyền Zambia đã cấm người dân bản địa du lịch tới Guinea, Sierra Leone và Liberia – là những nước mà dịch bệnh đang hoành hành. Trước đó, nước này đã ban bố lệnh đóng cửa biên giới.
Trong khi đó, Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf thừa nhận sự lơ là trong khâu kiểm soát dịch bệnh, xin lỗi người dân và đội ngũ y bác sỹ, trong đó có gần 40 người nhiễm bệnh. Bà cam kết Chính phủ sẽ cấp kinh phí 18 triệu USD để đối phó với dịch bệnh Ebola.
Nigeria vừa gia nhập các quốc gia có dịch bệnh và đã khẩn trương tiến hành các bước để đối phó với sự lây lan của virus này làm hai người tử vong cuối tuần qua. Tổng thống nước này Goodluck Johnathan đã thông qua một kế hoạch đặc biệt và giải ngân ngay lập tức 1,9 tỷ naira (tương đương 11,67 triệu USD) để ngăn ngừa dịch bệnh lan rộng.
Các nước châu Phi đang tăng cường kiểm soát ở các cửa khẩu, sân bay… trước nguy cơ Ebola lây lan (Ảnh: AP)
Video đang HOT
Cũng trong một diễn biến có liên quan, Bộ Y tế Rwanda đã ra thông báo cho biết, đang áp dụng các biện pháp cách ly một sinh viên người Đức có những triệu chứng nhiễm Ebola. Các xét nghiệm cần thiết đang được tiến hành và dự kiến phải chờ 48 giờ mới có kết luận chính thức. Đây là ca nghi nghiễm Ebola đầu tiên tại Rwanda kể từ khi dịch bệnh này bùng phát ở khu vực Tây Phi. Bộ Y tế Rwanda cho biết, bệnh nhân nghi nghiễm Elola là một sinh viên y khoa người Đức và vừa có thời gian lưu trú ngắn tại Liberia.
Giống như mọi quốc gia Tây Phi khác, Rwanda tuyên bố đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa cần thiết đối với căn bệnh chết người này. Bộ Y tế nước này đã triển khai hệ thống giám sát và quản lý tình trạng khẩn cấp, mở các lớp tập huấn cho nhân viên y tế trên phạm vi toàn quốc về bệnh do virus Ebola, các triệu chứng và cách phòng ngừa.
Dịch Ebola đã cướp đi sinh mạng của gần 1.000 người tại khu vực Tây Phi và được xem là dịch bệnh tồi tệ nhất trong hơn 4 thập kỷ qua. Tuần trước, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với bệnh Ebola.
Theo Vietbao
Thăm ngôi làng 'xuất khẩu' virus Ebola ra thế giới
Từ một thầy giáo địa phương, virus Ebola đã nhanh chóng lan ra cộng đồng của ngôi làng nhỏ này và giết chết hàng trăm người dân địa phương.
Quang cảnh làng Yambuku năm 1976
Virus Ebola là tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết Ebola, được phát hiện lần đầu tiên ở châu Phi vào những năm 1970. Nó được đặt tên theo dòng sông Ebola ở Cộng hòa Congo, nơi xuất hiện dịch lần đầu tiên vào năm 1976.
Trường hợp nhiễm Ebola đầu tiên được xác định vào ngày 26/8/1976 ở một ngôi làng hẻo lánh, cách dòng sông Ebola, Congo khoảng 96km về phía Nam. Nạn nhân đầu tiên của Ebola trên thế giới là một hiệu trưởng địa phương có tên Mabalo Lokela.
Trước khi nhiễm bệnh, Mabalo đã có chuyến công tác dọc theo sông Ebola ở biên giới các quốc gia Trung Phi với một nhóm người dân làng Yambuku từ ngày 12 - 22/8-1976.
Đến ngày 26/8, Mabalo ngã bệnh và ban đầu người ta cho rằng đó là bệnh sốt rét tái phát. Thế nhưng, đến ngày 5/9, tình trạng của Mabalo trở nên nguy kịch, ông bị xuất huyết tràn lan trên cơ thể và qua đời ngày 8/9 năm đó.
Nữ y tá bên cạnh các ngôi mộ chôn nạn nhân Ebola ở làng Yambuku
Trong vòng 1 tuần Mabalo phát bệnh, nhiều trường hợp khác đã bị lây nhiễm ở bệnh viện. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới - WHO, đa số các trường hợp bị lây nhiễm là do &'tiếp xúc với người bị bệnh hoặc dùng lại kim tiêm cũ đã qua sát trùng'.
Theo phong tục địa phương, trong các nghi thức an táng người chết, những người phụ nữ trong gia đình như mẹ, vợ, chị em gái sẽ phải rửa sạch thi thể của Mabalo trước khi chôn cất. Với sự nguy hiểm của virus Ebola, những người này đều bị lây nhiễm và chết ngay sau đó.
Xác các bệnh nhân bị vất ngoài đường vì người nhà sợ sẽ lây sang mình
Trong đợt dịch Ebola đầu tiên này, 318 người đã bị nhiễm bệnh, trong đó có 280 người chết ở Congo và 284 trường hợp nhiễm, 151 người chết ở một khu vực của Sudan. Đối với làng Yambuku, họ đã phải đóng cửa bệnh viện sau khi trận dịch quét qua vì có 11 trong số 17 nhân viên y tế đã chết.
Sau đó, dưới sự trợ giúp của WHO, các ổ dịch đã được cách ly trong các cộng đồng địa phương, quá trình khử trùng được thực hiện triệt để. Trong quá trình khống chế dịch bệnh năm đó, các chuyên gia đã được không quân Congo huy động trực thăng để đến các điểm nóng.
Theo VTC
Bệnh Ebola lây lan mạnh: Thái Lan nghi 21 người nhiễm virus Dịch bệnh Ebola đang có nguy cơ lan rộng trong khu vực Đông Nam Á khi mới đây, Thái Lan phát hiện 21 du khách nghi bị nhiễm virus Ebola. Bangkok Post đưa tin, các nhân viên y tế ở Thái Lan đang theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của 21 du khách nước này để xác định họ có bị...