Yu Sheng món ăn mang lại may mắn cho năm mới
Đến Malaysia, Singapore những ngày đầu năm mới, bạn dễ bắt gặp Yu Sheng – món ăn tượng trưng cho sự dồi dào, thịnh vượng và phát đạt.
Yu Sheng trong tiếng Hoa có nghĩa là dồi dào, dư dả. Yu Sheng giống như một loại salad kiểu châu Á gồm rất nhiều rau củ xắt nhỏ và cá sống cắt mỏng (thường là cá hồi kiểu sashimi hay cá thu) và rưới nước sốt lên trên. Người Hoa ở Malaysia và Singapore đặc biệt là các doanh nhân và những người đi làm rất thích ăn món này trong suốt dịp Tết bởi cá là biểu tượng của thịnh vượng trong năm.
Yu Sheng một món ăn khá phổ biến trong ngày Tết tại các nước sử dụng tiếng Hoa như Malaysia, Singapore… Yu Sheng gồm rất nhiều loại rau củ xắt nhỏ và cá sống cắt mỏng.
Người dân Malaysia lý giải về sự dồi dào của Yu Sheng khi thêm bưởi vào cá để thêm sự may mắn và dư dả – thêm cà rốt để cầu cho may mắn – thêm củ cải, dưa leo mang ý nghĩa trẻ mãi không già, làm ăn thăng tiến – thêm tiêu vào các nguyên liệu để cầu mong thu hút nhiều tiền tài của cải. Sau đó chan dầu lên trên các nguyên liệu để làm tăng lợi lộc.
Các gia vị được thêm vào trước khi ăn gồm: đậu phộng rắc lên trên lên tượng trưng cho vàng bạc đầy nhà, mè tượng trưng cho thăng tiến chức vị, bột mì chiên hình cái gối tượng trưng cho gối vàng với lời chúc vàng đầy sàn nhà.
Thưởng thức Yu Sheng trong dịp Tết là phong tục của người Hoa sống ở Malaysia và Singapore, nhưng lại không phổ biến ở Hong Kong bởi nguồn gốc của món ăn này được sáng tạo ra từ 4 người Malaysia xuất thân là bếp trưởng của một nhà hàng Singapore vào năm 1964.
Video đang HOT
Ngày nay món ăn này thường được sử dụng như món khai vị để mang đến may mắn tài lộc cho năm mới. Nó được ăn trong 15 ngày Tết, đặc biệt là ngày thứ 7, hay còn gọi là ngày Renri có nghĩa là “ngày sinh nhật của tất cả mọi người”. Và nhiều người dùng nó trong bữa cơm đoàn tụ gia đình đêm giao thừa. Mọi người sẽ đứng xung quanh bàn và nói lời chúc phát tài, vạn sự như ý. Sau đó sẽ cùng tung đảo nguyên liệu 7 lần và la to “Lo hei” (cầu may mắn) với những lời cầu chúc năm mới thịnh vượng. Mỗi người sẽ cầm đũa đảo rồi tung Yu Sheng lên cao và ước nguyện điều may mắn cho năm mới.
Người Hoa ở Malaysia tin rằng ai tung Yu Sheng càng cao thì người đó sẽ gặp nhiều may mắn trong năm.
Theo Homnayangi
Món ăn truyền thống dịp năm mới của các quốc gia trên thế giới
Mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có một món ăn truyền thống vào dịp năm mới nhưng đa số đều thể hiện ước vọng về sự thịnh vượng, may mắn và hạnh phúc.
Tây Ban Nha: Vào thời khắc giao thừa, người Tây Ban Nha sẽ ăn 12 quả nho trong 12 tiếng chuông ngân vang đầu tiên của năm mới. Phong tục truyền thống này ra đời từ thế kỷ XX và được duy trì đến nay tại nhiều quốc gia Nam Mỹ. Người ta tin rằng 12 quả nho cũng tượng trưng cho hy vọng về 12 tháng ngọt ngào trong năm. Ảnh: Unsplash.
Mexico: Tamales là món ăn được chế biến từ ngô, được cho là có nguồn gốc từ thời đại của các bộ lạc Aztec, Maya và Inca. Đây là loại bánh thường xuất hiện trong các ngày lễ quan trọng tại Mexico, nhất là vào dịp năm mới. Bánh Tamales được chế biến từ bột ngô cùng thịt, mỡ, rau, phô mai sau đó dùng lá ngô để gói lại rồi đem hấp kỹ trong 2 giờ đồng hồ. Ảnh: Isabeleat s.
Mỹ: Ở miền Nam nước Mỹ, người dân thường thưởng thức món Hoppin 'John vào dịp năm mới. Món ăn này được nấu từ các loại đậu, rau cùng thịt lợn và gạo, thường ăn kèm với bánh ngô. Theo quan niệm của người Mỹ, món ăn này thể hiện ước nguyện về sự giàu có và mùa màng bội thu với các loại đậu tượng trưng cho tiền xu, các loại rau đại diện cho sắc xanh của đồng đô la và bánh ngô mang màu của vàng. Ảnh: Thecuriouschickpea.
Hà Lan: Vào dịp năm mới, người Hà Lan thường thưởng thức những chiếc bánh rán phủ đường nhỏ, có tên là Oliebollen. Cụm từ "Oliebollen" có nghĩa là "cũ và mới", tượng trưng cho những điều đã qua trong năm cũ và hướng đến những điều tốt đẹp trong năm mới. Ảnh: Liangalliard, mulino.cooks.
Ba Lan: Với ước vọng về một năm mới thịnh vượng, người Ba Lan thường thưởng thức món cá trích ngâm muối vào lúc nửa đêm. Người ta thường ăn cá trích cùng pate, thịt viên, dưa chua, hành tây và sốt kem trong cùng một đĩa ăn có kích thước lớn. Ảnh: Alis.mojespojrzeniena.
Đan Mạch và Na Uy: Trong đêm giao thừa, người dân ở 2 quốc gia này sẽ thưởng thức một món bánh ngọt có tạo hình đẹp mắt có tên là Kransekage, hay còn gọi là bánh vòng hoa. Món ăn này gồm nhiều chiếc bánh tròn nhỏ xếp chồng lên nhau, tạo thành hình tháp, trông giống như cây thông Noel. Ảnh: Scandikitchen, mickicheng.
Thổ Nhĩ Kỳ: Theo quan niệm của người Thổ Nhĩ Kỳ, màu đỏ thường tượng trưng cho sự may mắn. Vào dịp năm mới, họ sẽ đập những quả lựu đỏ mọng ở trước cửa ra vào với hi vọng quả càng vỡ to thì may mắn sẽ đến càng nhiều trong năm mới. Ảnh: Unsplash.
Theo Zing
Thơm ngon nấm mối rừng Ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Nông nói riêng, khi mùa mưa đến cũng là lúc nhiều người dân lại hăm hở lên nương rẫy tìm nấm mối về ăn và bán. Số lượng nấm nhiều hay ít tùy thuộc vào từng năm và giá cả của loại "nấm trời cho" này cũng khá cao, từ 120.000-180.000 đồng/kg, nên nhiều gia đình...