YouTuber nổi tiếng bị điều tra vì chạy trường ĐH
Olivia Jade, con gái nữ diễn viên Lori Loughlin, bị cảnh sát kết luận có tham gia vào việc cha mẹ đút lót 500.000 USD để cô được ghi danh vào đại học top đầu tại Mỹ.
Olivia Jade Giannulli, YouTuber kiêm người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, bị cảnh sát điều tra kết luận câu kết tham gia trong vụ phụ huynh nhà giàu Mỹ chi hàng triệu USD cho con vào đại học danh giá, theo Vulture.
Olivia là con gái của nữ diễn viên Hollywood Lori Loughlin và nhà thiết kế Mossimo Giannull. Đôi vợ chồng bị nhà chức trách Mỹ phát hiện nằm trong đường dây chạy tiền cho con vào trường top đầu tháng 3/2019.
Cô con gái nổi tiếng của diễn viên Lori Loughlin bị cảnh sát buộc tội tham gia vào vụ hối lộ chạy trường của bố mẹ.
Theo các tài liệu tòa án mới do công tố viên liên bang đệ trình được công bố vào ngày 17/8, Olivia đã có nhiều cuộc thảo luận với cha mẹ về cách che giấu việc “đi cửa sau” với người cố vấn học tập ở trường cấp 3 của cô.
Bằng chứng từ các tin nhắn, email chỉ ra việc cô gái này đã “tích cực bàn bạc” về cách làm thế nào để che mắt người hướng dẫn, tránh cảnh người này phát hiện hành vi gian lận và phá hỏng kế hoạch đút lót.
“Khi Olivia hỏi mẹ liệu có nên liệt kê Đại học Nam California là lựa chọn hàng đầu của mình hay không, nữ diễn viên đồng ý nhưng cảnh báo cố vấn ở trường trung học đang nghi ngờ. Họ gọi người này là ‘con chồn’, hay tọc mạch”, báo cáo ghi.
Tài liệu cũng chỉ ra nhà thiết kế Giannulli đã có lần gặp mặt trực tiếp và nói chuyện với người cố vấn học tập vào mùa xuân năm 2018, sau khi người này bày tỏ sự nghi ngờ về tính xác thực trong hồ sơ của Olivia với phía Đại học Nam California.
Hai mẹ con Lori Loughlin và Olivia Jade bị dư luận Mỹ căm ghét sau bê bối chạy trường.
Theo điều tra, cha mẹ đã đã đồng ý chi 500.000 USD để đưa Olivia và em gái vào đội đua thuyền của Đại học Nam California.
Video đang HOT
Nhờ số tiền trên, hai nữ sinh có tên trong đội đua thuyền dù họ chưa từng dự giải đấu nào hay tham gia môn thể thao này trước đó. Bức ảnh chứng minh “tài năng” của hai cô thực ra chỉ là hình được chụp lúc họ ngồi trên thuyền máy.
Khi ở trong đội thể thao, thí sinh có lợi thế cạnh tranh vượt trội trong quá trình tuyển sinh và gần như chắc chắn không thể trượt.
Tháng 5/2020, sau khi thừa nhận hành vi hối lộ, Lori Loughlin bị phạt 150.000 USD, giam giữ thêm hai tháng cùng 100 giờ lao động công ích. Người chồng Giannulli nộp phạt 250.000 USD cùng 5 tháng tù giam, 250 giờ lao động ở nơi công cộng.
Về phần Olivia, cô không quay trở lại Đại học Nam California khi vụ bê bối vỡ lở. Cô cũng chịu chỉ trích nặng nề từ dư luận khi cũng là người nổi tiếng trên Instagram với 1,4 triệu lượt theo dõi và trên YouTube với 1,9 triệu người đăng ký kênh.
Từng là gương mặt quảng cáo đắt khách, Olivia bị công chúng quay lưng và các nhãn hàng hủy hợp đồng vì chạy trường.
“Về mặt pháp lý, tôi không được phép phát biểu về bất cứ điều gì đang diễn ra. Tôi chỉ thực sự nhớ việc được đi đóng phim. Tôi chỉ thích trải nghiệm những ngày rong chơi, tiệc tùng. Các bạn biết đấy, tôi không quan tâm đến trường học”, cô nói trong một video trên kênh YouTube cá nhân.
Nhà báo Thu Hà "bóc mẽ" nhiều trường tuyển sinh với bảng điểm toàn 10: Dù con tốt cỡ nào cũng sẽ bị loại từ vòng gửi xe!
Cứ mỗi mùa tuyển sinh thì câu chuyện về trường chuyên, lớp chọn lại trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Cứ mỗi mùa tuyển sinh đến, không chỉ có những sĩ tử phổ thông mới ráo riết ôn tập cho kỳ thi THPT Quốc gia cũng như xét tuyển đại học mà ngay cả phụ huynh cũng nơm nớp để tìm trường, chọn trường cho con khi con bước vào lớp 1 hay chuẩn bị lên lớp 6. Những tưởng, với những cấp học này thì chẳng bao giờ xảy ra chuyện chạy trường, chạy điểm ấy vậy mà suốt nhiều năm qua, không ít ngôi trường nổi tiếng ở các thành phố lớn đưa ra các điều kiện tuyển sinh khắt khe để chọn lọc ra những học sinh "ưu tú" nhất về mặt thành tích.
Điều này đặt ra những băn khoăn lớn về việc tại sao con trẻ cứ phải mải chạy theo điểm số, tìm đến các lò luyện thi từ khi còn bé. Việc dựa vào điểm số để đánh giá năng lực của học sinh là đúng nhưng để đưa ra những tiêu chí như phải có bảng điểm đẹp toàn 10 thì liệu có thực sự phù hợp khi các cơ sở giáo dục muốn học sinh của mình phải hoàn hảo ngay ở lứa tuổi ăn chưa no lo chưa tới?
Mới đây, chị Trần Thu Hà, hay còn được biết đến với cái tên Mẹ Xu Sim, một nhà báo từng cho ra đời nhiều đầu sách về nuôi dạy con nổi tiếng đã chia sẻ quan điểm của mình trên trang cá nhân của mình và nhận được nhiều sự quan tâm. Theo những lời tâm sự, sau khi chuẩn bị hồ sơ để đăng ký cho con vào một trường tư có tiếng tại Hà Nội, chị đã phải vội rút lui vì loạt quy định tuyển sinh trên trời để rồi sau đó, chị quyết định đưa con đến một ngôi trường khác.
Trích lược đoạn chia sẻ như sau:
Giờ này 2 năm trước mình cũng dự tính cho Xu Sim thi vào 1 trường tư được khen là rất rất tốt.
Vòng chuẩn bị hồ sơ dự thi đã phiền, vì bất kỳ giấy tờ gì họ cũng yêu cầu công chứng. Mình có nói: Vài tuần nữa nếu bé đậu thì cũng cần phải nộp bản gốc cơ mà, hay là hôm nay tôi mang luôn bản chính tới có được không? Không, quy định là phải công chứng chị ạ!
Tới khi nhìn quy định tuyển sinh càng hậm hực hơn. Yêu cầu học bạ phải khá giỏi trở lên, điểm tổng kết lớp 4 và 5 tối thiểu phải là 36 điểm 2 môn toán, và ai 40 điểm sẽ được xét trước. Có bằng thi học sinh giỏi tiểu học cấp TP, cấp quốc gia sẽ được cộng 10 điểm, có bằng tiếng Anh được cộng 7,5 điểm.
Ôi, nhìn vào quy định, mình hiểu ra một cách sáng rõ. Lâu nay mình luôn tự tin "đừng chạy theo điểm số", "điểm số không quan trọng, quan trọng là thái độ và tính cách"... chỉ vì con mình chưa dự thi tuyển vào trung học!
Bệnh thành tích ở đâu mà ra? Lạm phát điểm 10, lạm phát học sinh giỏi ở đâu mà ra? Nạn trẻ tiểu học bị nhồi nhét học và nhồi nhét thi ở đâu mà ra? Ép học sinh tiểu học học thêm tới 9-10h đêm ở đâu mà ra?
Dạ, ở những quy định đầu vào của những trường mệnh danh là lá cờ đầu của ngành giáo dục này đó ạ!
Vì những quy định này, nên bắt đầu bước chân vào lớp 1 là cả ba mẹ con cái đã bắt đầu lo chạy theo điểm. Phụ huynh nào chẳng muốn con học trường tốt, đó là ước mơ chính đáng.
Và áp lực đó, như ở Mỹ, là đổ lên đầu phụ huynh, Phụ huynh phải làm ra nhiều tiền để mua nhà giá cao hơn ở những khu dân cư có trường tốt.
Ở Israel, là ba mẹ phải tìm được đam mê riêng của con và cho con cơ hội để theo đuổi những dự án riêng, bồi dưỡng đạo đức, cách cư xử cho con.
Còn ở Việt Nam, thì áp lực đó chủ yếu đổ lên đầu tụi nhỏ: phải cày luyện và thi để đạt học bạ đẹp. Thi trong trường chưa đủ, thì cổ vũ thi thêm các cuộc thi ngoài!
Từ lớp 1, suốt 5 năm trời, cả một hệ thống khổng lồ, trải dài nhiều tỉnh thành, nhiều gia đình, nhiều đứa trẻ, nhiều năm... để "con được luỵện trong lò". Mà được lò học thêm bởi chính cô giáo chủ nhiệm thì càng dễ được điểm cao nhất.
Vì 10 điểm nghĩa là ngoài đúng đáp số, thì từng bước trình bày cũng phải đúng ý cô, giải mấy bước, trình bày xuống dòng lùi vào 1 ô hay 2 ô, cũng đúng ý cô.
Mình vốn anti các kỳ thi, nên sau 5 năm tiểu học Xu Sim chả có bằng cấp giải thưởng nào, ngoài mấy cái cup vui vui.
Nhưng, mình cứ nghĩ hoài, Xu Sim có 2 người bạn trai, rất dễ thương, tinh tế, năng động, hiểu biết, tự lập, tự đi học bằng xe bus công cộng, hoặc xe đạp, 2 cậu biết nấu nướng, đi chợ, biết chăm sóc ba mẹ ông bà, rất ga lăng với Xu Sim, ngồi xem phim bằng tiếng Anh, cậu ấy còn giảng giải cho Xu Sim những tầng nghĩa khác của những câu thoại tiếng Anh, dù chưa học thêm buổi nào, chứng tỏ ba mẹ cậu ấy đã rèn dạy rất kỹ càng.
Nhưng theo cái tiêu chuẩn thi của trường này, 2 anh ấy đều rớt từ vòng gửi xe!
Vậy thì, những trường đòi tuyển bảng điểm toàn 9,10 là đang tuyển những đứa bé nghe lời, chăm đi thi, biết làm đúng ba rem của giáo viên, những đứa bé ghi nhớ tốt và nạp được nhiều sách giáo khoa vào đầu...
***Đầu vào và đầu ra của giáo dục mà cứ như thế, thì tới thời đại trí tuệ nhân tạo này, làm sao con có thể cạnh tranh nổi với robot?
***Và chính các thầy cô còn không chấp nhận cho trẻ nhỏ được quyền nhầm lẫn, sai sót lặt vặt, thì làm sao các em có thể chấp nhận mình không hoàn hảo, chấp nhận ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu, còn đâu cơ hội để các con teamwork, sáng tạo, phản biện, tự lập, tự do, tự tìm lối đi riêng?
Năm đó, mẹ Hà đi công chứng 1 đống học bạ giấy tờ, mà càng nghĩ càng nản. Và tới ngày thi, mình cho Xu bỏ thi để đi Nhật Bản chơi 11 ngày, còn Sim thì quên luôn giờ thi.
Có đôi lần mình tự hỏi, có phải mình đã bướng bỉnh quá không? Có phải Xu Sim đã bị lỡ 1 môi trường tốt hay không?
Nhưng giờ, sau 2 năm Xu Sim vui vẻ học ở 1 trường tư khác, mình đã thấy rằng không phải cả thành phố chỉ có 1 trường tốt. Không phải chỉ có ép con chui vào đó thì trẻ con mới trưởng thành. Không phải phụ huynh chỉ có 1 sự lựa chọn.
Bố mẹ vẫn có thể nói "Không"với nhồi nhét học, nhồi nhét thi, mà con mình vẫn an toàn!
Có thể thấy, đề tài về những cuộc đua chọn trường cho con chưa bao giờ hết hot. Ước muốn tìm cho con một môi trường giáo dục tốt là chính đáng, thế nhưng vì điều này mà vô tình phụ huynh tạo ra những áp lực lớn dành cho những đứa trẻ. Câu chuyện về trường chuyên, lớp chọn có lẽ vẫn sẽ được bàn đi bàn lại cho đến khi các trường học thay đổi phương hướng tuyển sinh, phụ huynh dám gỡ bỏ áp lực cho con cái và điểm số không phải là tất cả để đánh giá năng lực của cá nhân.
Xôn xao tin tỷ phú "xấu trai nhất Hong Kong" làm ăn thất bát khiến vợ siêu mẫu toan ruồng bỏ, nhìn sang trang cá nhân lại hoàn toàn khác Việc Stephen Hung không còn giàu có như xưa đang khiến những người theo dõi ông bàn luận xôn xao. Cặp đôi trai tài gái sắc đình đám khắp châu Á Stephen Hung không còn là cái tên xa lạ trong giới kinh doanh nói chung và mạng xã hội nói riêng về độ giàu có và chất chơi của mình. Stephen xuất...