YouTuber in 3D thành công động cơ phản lực của máy bay, hoạt động khá “ngon” dù chưa thực sự ổn định
Sau rất nhiều thử nghiệm thất bại, cuối cùng anh chàng YouTuber Integza cũng chế tạo được chiếc động cơ turbojet cho riêng mình bằng phương pháp in 3D tiên tiến.
Động cơ tua-bin phản lực luồng ( Turbojet Engine), hay còn được biết đến với tên gọi máy đẩy luồng, có thể coi là “ông tổ” của các loại động cơ phản lực không khí ngày nay. Nó từng được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại máy bay ở thế kỷ trước, thậm chí còn là bộ phận quan trọng trong những chiếc phi cơ chiến đấu của Thế chiến thứ II. Ra mắt vào cuối thập niên 30, động cơ turbojet cho đến hiện tại vẫn còn được tiếp tục nghiên cứu, phát triển để có thể theo kịp với tốc độ tiến hoá của khoa học công nghệ hiện đại.
Quá đam mê loại động cơ này, YouTuber Integza đã quyết định in 3D 1 chiếc turbojet engine cho riêng mình, với chất liệu chủ yếu là từ nhựa sứ và kim loại (dùng để in buồng đốt). Anh cho biết đây chính là “giấc mơ mà anh đã ấp ủ từ lâu”, cho đến nay mới có cơ hội để thực hiện thành công.
Động cơ turbojet là 1 bộ phận quan trọng giúp máy bay có thể hoạt động, nay đã được in thành công bằng máy in 3D, chạy được ngon lành hẳn hoi nhưng không ổn định cho lắm.
Nếu như bạn chưa biết, Integza là 1 YouTuber sở hữu lượng kiến thức đồ sộ liên quan đến máy in và kỹ thuật in 3D. Đây cũng là mảng nội dung chính mà anh đầu tư cho kênh của mình, với rất nhiều sản phẩm kĩ thuật, đồ gia dụng đã được anh in ra cực nuột nà, có thể sử dụng như đồ được lắp ráp và gia công chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, khi bắt tay vào thực hiện dự án in động cơ turbojet, anh chàng này mới nhận ra nó không hề đơn giản và dễ dàng như những gì mà anh từng thực hiện trước đây. Ban đầu, Integza thử in 3D toàn bộ sản phẩm cùng 1 lúc, nhưng kết quả thu được lại không ra đâu vào đâu cả. Điều này, khiến anh phải chuyển hướng tiếp cận vấn đề, in từng bộ phận đơn lẻ rồi lắp ráp chúng lại với nhau. Ngoài ra, để chiếc động cơ của mình có thể hoạt động, anh cần những chất liệu chịu nhiệt tốt. Đó là vì sao Integza đã lựa chọn nhựa sứ (với 83% gốm sứ), bỏ chúng vào lò nung để loại bỏ phần nhựa và làm săn phần gốm.
Nói thì đơn giản, nhưng để in 3D được 1 động cơ turbojet lại là cả 1 quá trình phức tạp với rất nhiều thử nghiệm thất bại.
Thế nhưng, phương pháp này lại đòi hỏi quá nhiều nguyên liệu hỗ trợ, dẫn đến việc lãng phí cũng như tốn thời gian để gia công lại sản phẩm trong bước cuối cùng. Đó là chưa kể các bộ phận của động cơ in ra cũng có thể bị biến dạng, vỡ vụn vì nhiệt độ quá cao. Cuối cùng, Integza quyết định in ra hàng loạt khuôn mẫu mô phỏng lại thiết kế của từng bộ phận, sau đó đổ đầy xi măng vào trong và bắt đầu lại quá trình in của mình. Đó chính là ma thuật mà in 3D mang lại: Dù không thể trực tiếp tạo ra các sản phẩm như mong muốn, chúng ta vẫn có thể in các khuôn mẫu và sử dụng chúng như 1 công cụ để đẩy nhanh tốc độ quá trình chế tạo 1 cách chính xác hơn.
Bên cạnh đó, chàng YouTuber này cũng hiểu rằng riêng phần buồng đốt không thể in bằng sứ hay xi măng, mà phải dùng đến kim loại – chất liệu mà anh thừa nhận anh không thực sự am hiểu cho lắm. Lúc này, anh mới bắt đầu lên mạng tìm hiểu một số hướng dẫn về kĩ thuật hàn cơ bản để phục vụ cho dự án của mình.
Sau 1 quá trình chế tạo miệt mài với rất nhiều công đoạn, cuối cùng thì Integza cùng hoàn thành việc in động cơ turbojet một cách hoàn chỉnh. Liệu nó có hoạt động ổn định hay không, mời bạn hãy theo dõi đoạn video dưới đây, trong đó bao gồm cả quá trình làm việc rất tỉ mỉ của chàng YouTuber tài năng này.
YouTuber chế tạo thành công động cơ TurboJet bằng máy in 3D.
Thận nhân tạo 3D mang đến hy vọng cho bệnh nhân ghép tạng
Những quả thận được các nhà khoa học "sản xuất" bằng phương pháp in 3D tại Australia đang hứa hẹn nhiều hy vọng cho những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối khi có thể được cấy ghép thận nhân tạo thay vì sẽ phải xếp hàng chờ được hiến tạng.
Các nhà khoa học Australia thuộc Viện Nghiên cứu Trẻ em Murdoch phối hợp với Công ty công nghệ sinh học Organovo có trụ sở tại Mỹ đã "sản xuất" thành công những quả thận nhân tạo bằng phương pháp in 3D.
Thành công này sẽ mang đến hy vọng rất lớn đối với các bệnh nhân suy thận cần ghép tạng và rộng hơn là các ứng dụng to lớn của lĩnh vực in mô người trong y học hiện đại.
Giáo sư Melissa Little, Viện Nghiên cứu trẻ em Murdoch, Australia. Ảnh Herald Sun.
Trong phòng thí nghiệm của mình các nhà nghiên cứu Australia đã sử dụng tế bào gốc và công nghệ in 3D để tạo ra những quả thận nhân tạo với nhiều kích thước khác nhau, từ những quả thận chỉ nhỏ như hạt gạo đến những quả thận có kích thước như bình thường, với đầy đủ cấu trúc lọc, hệ thống mạch máu và các ống dẫn.
Theo Giáo sư Melissa Little, trưởng nhóm nghiên cứu, những quả thận in 3D với kích thước như thận bình thường có thể sẽ được cấy ghép cho những bệnh nhân đang chờ ghép tạng, mang đến cơ hội và chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Giáo sư Little cho biết, hiện có khá nhiều người mắc các bệnh liên quan đến thận, trong đó chỉ khoảng 1/4 bệnh nhân được ghép thận và 3/4 bệnh nhân còn lại phải sống nhờ chạy thận. Trong khi đó phương pháp chạy thận nhân tạo và lọc máu chỉ đáp ứng được 10% chức năng thận bình thường. Và do vậy, những quả thận in 3D sẽ là hy vọng cho những bệnh nhân không được ghép thận.
Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Trẻ em Murdoch cho biết, trong khi những quả thận nhân tạo có kích thước lớn được tạo ra để đáp ứng nhu cầu ghép tạng thì những quả thận nhỏ sẽ được sử dụng để thử nghiệm các loại thuốc mới.
Trên thế giới, hàng năm có nhiều loại thuốc mới được phát triển và thử nghiệm lâm sàng. Khó khăn nhất của quá trình này là phải đảm bảo tính an toàn của thuốc và độc tính của thuốc đối với thận là một trong những vấn đề chính.
Giới chuyên gia y tế đã dành nhiều năm để phát triển các mô hình thử nghiệm thuốc mới và đến nay sự ra đời của thận nhân tạo đang hứa hẹn sẽ cung cấp phương pháp thử nghiệm mới, ít rủi ro và hiệu quả hơn.
Giáo sư Little, nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về mô hình thận người cho biết, những quả thận "mini" cũng sẽ được sử dụng trong các nghiên cứu sâu hơn về sự phát triển của thận, những thay đổi của thận khi mắc bệnh và từ đó phát triển các phương pháp điều trị mới.
Cũng theo Giáo sư Little, mỗi năm tại Australia có hơn 4.000 người mắc bệnh thận mãn tính và số bệnh nhân mới tăng khoảng 6% mỗi năm. Trong 60 năm qua y học vẫn chưa có phương pháp điều trị mới thay thế cho liệu pháp chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
Việc tạo ra những quả thận in 3D có thể góp phần giải quyết vấn đề cấp bách trong lĩnh vực chăm sóc y tế này./.
Việt Nam muốn hợp tác với các nước Mỹ Latinh về công nghệ số Các lĩnh vực được Việt Nam ưu tiên hợp tác là sản xuất thông minh, IoT, AI, Dữ liệu lớn, Blockchain, Thực tế ảo, An ninh mạng, Fintech, in 3D, Hệ sinh thái 5G,... Tối 29/10, Bộ TT&TT đã phối hợp với 11 Đại sứ quán các nước Mỹ Latinh tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư thương mại ICT Việt Nam...