YouTuber hack chiếc máy tính Casio cực tinh vi, có cả kết nối wifi và tính năng chat với bạn bè
Tuy nhiên, YouTuber này không khuyến khích người dùng học theo phát minh của mình bởi gian lận thi cử chưa bao giờ là 1 hành động được hoan nghênh trong ngành giáo dục.
Để phòng chống tình trạng gian lận trong thi cử, các trường học, cao đẳng thường hạn chế các vật dụng mà học sinh, sinh viên có thể mang theo vào phòng thi. Trong đó, đa số các thiết bị điện tử đều buộc sẽ phải để bên ngoài, ngoại trừ một số mẫu máy tính cơ bản để phục vụ các môn tự nhiên. Nổi tiếng nhất có lẽ phải kể đến thương hiệu Casio – người bạn đồng hành của học sinh trong mọi kì thi không chỉ ở Việt Nam mà còn tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ hiện nay, thì một chiếc máy tính cơ bản của Casio cũng có thể biến thành công cụ gian lận cực kì tinh vi. Mới đây, YouTuber Neutrino đã hô biến chiếc Casio fx-991MS của mình thành 1 thiết bị như vậy với đầy đủ các tính năng hiện đại như màn hình OLED mini có thể “ẩn thân” thành viên pin mặt trời khi không hiển thị gì cả; kết nối wifi với module ESP8266; viên pin có thể sạc nhiều lần; và thậm chí là cả khả năng trò chuyện với bạn bè. Tất nhiên, thiết kế bên ngoài của chiếc máy này thì vẫn giữ nguyên, chẳng có gì khác biệt so với 1 mẫu fx-991MS thông thường cả.
Anh YouTuber hack chiếc máy tính Casio của mình thành 1 thiết bị gian lận cực kì tinh vi, hiện đại, có cả màn hình hiển thị thông tin, kết nối wifi và tính năng trò chuyện với bạn bè.
Tuy nhiên, cần phải nói rõ là kết nối Wifi ở đây sẽ không giúp người dùng thoải mái lên mạng tra cứu thông tin như các thiết bị smartphone hay máy tính đâu. Nó chỉ phục vụ 1 mục đích duy nhất: Đó là gian lận trong các bài kiểm tra với khả năng truy cập vào dữ liệu trên nền tảng di động Firebase. Những dữ liệu này sẽ được người dùng sắp xếp và đăng tải lên từ trước khi bước vào phòng thi. Đó có thể là đáp án cho bài kiểm tra vật lý, một vài trích dẫn cần thiết khi viết văn, hay bất cứ thứ gì có thể giúp họ đạt được số điểm mong muốn.
Ngoài ra, Neutrino còn trang bị thêm cả tính năng trò chuyện hết sức thô sơ cho chiếc máy tính đặc biệt của mình. Đừng mơ tưởng đến việc bạn sẽ được thoải mái tán gẫu cùng bạn bè, nhưng chí ít là bạn có thể đặt câu hỏi và đưa ra câu trả lời theo một số mẫu câu lập trình sẵn, đặc biệt tiện lợi khi làm các bài kiểm tra trắc nghiệm. Thế nhưng, để có thể sử dụng tính năng này thì bạn bè của bạn cũng phải sở hữu 1 chiếc smartphone hoặc máy tính tương tự. Trong đoạn video trên, Neutrino đã làm mẫu khi tự trò chuyện với chính mình thông qua kết nối đến tài khoản Instagram cá nhân.
Về mặt phần mềm thì chiếc Casio fx-991MS của Neutrino đã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để giúp anh chàng này có thể gian lận trong thi cử trót lọt. Miễn là anh “nạp” đúng dữ liệu, kiến thức cần thiết trước khi vào phòng thi là ổn. Tuy nhiên, nếu như cứ ôm khư khư chiếc máy tính trong suốt thời gian làm bài ít nhiều cũng sẽ khiến thầy cô nghi ngờ. Điều này khiến Neutrino phải tìm cách khác để có thể sử dụng phát minh của mình 1 cách kín đáo, tinh vi hơn thay vì cứ phải liên tay bấm phím để tra cứu thông tin. Đó là chưa kể âm thanh tạo ra mỗi khi gõ phí cũng rất khó chịu và dễ dàng gây sự chú ý trong không khí nghiêm túc của phòng thi.
Anh chàng YouTuber này đã sử dụng cục nam châm gắn vào đầu bút, cùng 1 số cảm biến từ trường để kích hoạt màn hình OLED trên chiếc máy tính Casio của mình.
Cụ thể, anh chàng này đã sử dụng nam châm và các cảm biến ngầm để tiện cho việc tra cứu thông tin trên máy tính. Anh giấu 1 viên nam châm nhỏ ở trong nắp bút bi, hoặc gắn vào đầu tẩy của bút chì. Nó có tác dụng kích hoạt công tắc trong máy để khởi động màn hình OLED. Sau đó, dựa vào các cảm biến ngầm được lắp đặt sẵn trong máy, anh chỉ việc đưa phần đầu bút có chứa nam châm chạm vào cạnh trên của máy tính là đã có thể bắt đầu sử dụng màn hình mini này. Neutrino cũng thiết lập sẵn một số thao tác như chạm nam châm vào đầu máy 2 lần để quay về menu chính, hay chạm và giữ để màn hình tự chạy thông tin.
Neutrino cho biết anh thực hiện phát minh này với mục đích nghiên cứu và thỏa mãn đam mê vọc vạch máy móc là chính. Anh cũng không khuyến khích mọi người sử dụng nó để thực hiện hành vi gian lận trong thi cử, bởi đây là 1 hành động không mang lại hiệu quả về mặt đánh giá năng lực của học sinh và không phù hợp với chuẩn mực đạo đức giáo dục hiện nay.
Dòng chữ nhỏ tưởng vô nghĩa ở trên bàn lại chứng minh "chân lý": Học sinh có thể làm Toán dở nhưng tính thứ này thì nhanh như máy
Thầy giáo gọi lên bảng làm Toán thì gãi đầu gãi tai nhưng có một thứ học sinh lại tính toán nhanh không ai bằng.
Mỗi người có một sở trường riêng và học sinh ngồi trên ghế nhà trường cũng như vậy. Có em thích tính toán, suy luận logic, bị mê hoặc với những con số thì thiên về những môn tự nhiên. Ngược lại những em thích thể hiện cảm xúc bản thân, yêu con chữ thì năng khiếu hơn về các môn xã hội.
Tuy nhiên, dù học giỏi nhất lớp hay khiêm tốn xếp hạng "đội sổ" thì có một thứ học sinh vẫn tính nhanh như máy. Đó là thời gian các tiết học.
Hình ảnh chứng minh học Toán có thể dở nhưng tính cái này thì chính xác không sai chỗ nào.
Hình ảnh mặt bàn học được một học sinh chụp lại khoe trên một nhóm diễn đàn về học đường. Trên đó có 5 dòng tương ứng với 5 tiết học. Học sinh này thuộc làu làu tới mức viết thời gian vào học hay hết giờ đều chính xác đến từng con số.
Nhìn và những dòng chữ này, nhiều người trêu đùa nhau: " Có thể học sinh học Toán dở nhưng tính thời gian thì không sai chỗ nào" hay "Bài học có thể không nhớ nhưng mấy giờ giờ ra chơi thì chính xác đến từng phút".
"Dòng chữ ngày nào cũng nhìn vào".
"Lúc nào cũng có bên mình".
Tưởng rằng chỉ khoe vậy thôi nhưng không ngờ học sinh này nhận được sự đồng cảm của không ít người. Có lẽ do thời gian biểu trên lớp được sử dụng mỗi ngày nên học sinh đã nhớ làu làu từng tiết học của mình. Mọi người để lại bình luận hài hước.
- Riết rồi tôi cũng thuộc và ngồi bàn nào cũng ghi.
- Tính xong mỗi ngày ngồi liếc nó đến tỷ lần và ôm hận bác bảo vệ sao chưa đánh trống.
- Gì chứ tính giờ mình lẹ lắm. Còn tính thêm cả ngày nghỉ Tết nữa cơ.
- Học sinh không chỉ tính giỏi cái này đâu, mình cầm cọc tiền đếm không sai tờ nào nữa cơ.
Nam sinh 16 tuổi nổi tiếng trên mạng nhờ dạy Toán Cậu học trò 16 tuổi Alexis Loveraz, đến từ New York (Mỹ) có hơn 500.000 người theo dõi vì dạy Toán trên mạng xã hội. Những sản phẩm của Alexis Loveraz trở nên nổi bật bởi nó đem đến cho người xem một nội dung hoàn toàn mới lạ: Các bài giảng về hình học, đại số và nhiều môn tự nhiên khác....