YouTuber chuyên vạch mặt bọn lừa đảo cuối cùng lại bị lừa, đến nỗi tự tay xóa kênh YouTube của chính mình
Điều này cho thấy bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của những trò lừa đảo.
Trên thế giới YouTube, kênh Tech Support Scams là một kênh khá hữu ích từ nhiều năm nay khi chuyên lật tẩy các trò lừa đảo trên mạng, chủ yếu đến từ các trung tâm tổng đài lừa đảo ở Ấn Độ. Nhưng thật trớ trêu, khi mới đây chính Jim Browning – chủ kênh YouTube này – lại trở thành nạn nhân của một trò lừa đảo – thậm chí anh còn bị lừa đến mức tự tay xóa kênh YouTube của mình.
” Điều này là minh chứng cho thấy bất kỳ ai cũng có thể bị lừa .” Browning thông báo về vụ tấn công trên Twitter. ” Tôi đã bị thuyết phục xóa kênh YouTube của mình vì tin rằng mình đang nói chuyện với nhân viên hỗ trợ của YouTube. Tôi chưa bao giờ mất quyền kiểm soát kênh này, nhưng loại khốn nạn kia đã tìm cách lừa tôi xóa kênh của mình. Hy vọng có thể sớm phục hồi lại .”
Để đánh lừa một người dày dạn kinh nghiệm như Browning, không rõ những kẻ lừa đảo đã phải dùng đến các mưu mẹo như thế nào. Anh Browning hứa hẹn sẽ ” làm một video về cách mọi thứ diễn ra, nhưng công bằng mà nói, đến khi kết thúc, mọi thứ vẫn khá thuyết phục .”
Thậm chí những kẻ lừa đảo còn để lại một lời nhắn chế nhạo Browning khi cho biết chúng có thể ” dễ dàng đăng nhập ” vào tài khoản YouTube của anh. Bên cạnh đó chùng còn khoe khoang rằng chúng đã truy cập vào ” hơn 12 kênh YouTube “, với 2 trong số đó có 2 triệu và 3 triệu người theo dõi.
Browning đã tạo dựng tên tuổi của mình với các video “lật mặt kẻ lừa đảo”, trong đó, anh giả vờ như mắc vào trò lừa của những kẻ lừa đảo – thường đóng giả làm nhân viên hỗ trợ – và cần phải truy cập từ xa để sửa lỗi hoặc loại bỏ virus. Trên thực tế, chúng sẽ tận dụng cơ hội này để lùng sục ổ cứng hoặc cài đặt các phần mềm độc hại vào máy nạn nhân.
Video đang HOT
” Tôi thường theo dõi những kẻ lừa người khác trên internet .” Browning cho biết trên trang Patreon của mình. ” Chúng thường giả làm “nhân viên hỗ trợ công nghệ” thông qua việc gọi điện thoại hoặc các màn hình chat. Những gì tôi làm là hướng dẫn người khác nhận ra một cuộc gọi lừa đảo là như thế nào, và quan trọng hơn, làm thế nào để lật tẩy những kẻ lừa đảo bằng cách truy ngược lại ra chúng .”
Thế nhưng vì mắc bẫy của những kẻ lừa đảo cao tay, kênh YouTube của Browning đã bị xóa – bởi chính anh.
” Tôi hy vọng rằng đội ngũ Hỗ trợ YouTube có thể phục hồi lại tình trạng của ngày 29 tháng Bảy .” Browning cho biết. ” Và tôi có thể lấy lại kênh của mình, nhưng họ không hứa trước bất cứ điều gì. Tôi chỉ hy vọng nó có thể khôi phục lại .”
Cho đến thời điểm hiện tại, kênh YouTube Tech Support Scams đã có thể truy cập trở lại với số lượng người follow cũng như các đoạn clip được đăng tải vẫn còn nguyên. Thật may mắn cho Jim Browning khi vẫn có thể giữ được kênh của mình sau một cuộc tấn công như vậy. Dù sao đi nữa đây cũng là lời nhắc nhở cho mọi người về khả năng của những kẻ lừa đảo trên mạng.
Vấn nạn lừa đảo hỗ trợ công nghệ đã xuất hiện từ lâu khi người dùng bắt đầu cần đến đội ngũ hỗ trợ công nghệ để giúp họ vượt qua các khó khăn khi sử dụng những món đồ hiện đại. Tuy nhiên, một báo cáo vào tháng trước của Microsoft cho thấy, vấn nạn này đang trong chiều hướng suy giảm. Báo cáo cũng cho biết, những người thuộc độ tuổi từ 18 đến 37 có khả năng trở thành nạn nhân cao nhất khi có đến 10% số người tham gia khảo sát từng bị lừa mất tiền.
Mặc bộ đồ "rách te tua" để nhảy múa trên sóng, nữ streamer bị cấm kênh 2 lần trong vòng chưa đầy 24h
Thậm chí nữ streamer này cũng nhận phải cảnh cáo tới từ YouTube vì nội dung phản cảm.
Trong những năm vừa qua, dạng nội dung IRL (In Real Life) đang ngày một phát triển trên các nền tảng stream. Tuy nhiên dạng nội dung này đã dần dần "biến tướng" và bị nhiều streamer lợi dụng để khoe thân nhằm mục đích câu view, donate. Điều này khiến các nền tảng stream phải nâng cao mức độ kiểm duyệt để loại bỏ những nội dung mang tính phản cảm. Vì vậy việc các streamer bị cấm kênh cũng không hẳn là điều gì đó quá lạ.
Park Hak - Nữ nhân vật chính trong câu chuyện
Tuy nhiên, trường hợp bị cấm kênh của nữ streamer Park Hak thì lại vô cùng đặc biệt. Trong vòng chưa đầy 24h thì nữ streamer này đã lần lượt nhận án phạt từ Twitch và AfreecaTV. Câu chuyện bắt đầu vào tối ngày 11/5 vừa qua khi cô nàng livestream trên nền tảng Twitch. Khi buổi phát sóng diễn ra khoảng 30 phút thì Park Hak bắt đầu nhảy múa cùng trang phục nữ sinh không thể ngắn hơn. Điều này khiến kênh của cô nàng bị ngừng phát sóng ngay lập tức.
Bộ trang phục khiến Park Hak nhận án cấm kênh từ Twitch
Tới buổi chiều ngày 12/5 thì cô nàng lại xuất hiện trên AfreecaTV với một bộ trang phục nữ sinh khác nhưng là phiên bản "rách te tua". Cô nàng thậm chí còn thực hiện những điệu nhảy có phần gợi cảm hơn hẳn so với lần phát sóng trên Twitch trước đó. Mặc dù không bị ngừng phát sóng ngay lập tức nhưng sau khi buổi stream kết thúc, Park Hak chia sẻ rằng mình cũng bị AfreecaTV cấm kênh trong vòng 1 tuần.
Sau đó thì cô nàng cũng bị AfreecaTV cấm livestream trong vòng 1 tuần vì mặc bộ đồ không thể phản cảm hơn khi lên sóng
Không dừng lại ở đó, kênh YouTube nho nhỏ với khoảng 8 nghìn lượt đăng ký của Park Hak cũng suýt chút nữa bị xóa. Lý do là bởi cô nàng thường xuyên đăng những video nhảy múa trong trang phục thiếu vải và bị nhiều người report. Hệ quả là cô nàng phải xóa rất nhiều video nếu không muốn kênh YouTube cũng "bay màu" luôn.
Kênh YouTube của cô nàng cũng bị "sờ gáy" vì đăng nhiều video nhạy cảm
Nếu theo dõi Park Hak từ lâu thì bạn sẽ không quá ngạc nhiên với những án phạt mà cô nàng đã phải nhận. Nữ streamer này từng rất nhiều lần dàn dựng những pha "tai nạn trên stream" hay để lộ cơ thể với mục đích thu hút người xem. Có lẽ nếu tiếp tục theo đuổi nội dung dạng này, kênh stream của Park Hak sẽ còn bị cấm nhiều lần nữa trong tương lai.
Việc mặc những trang phục bó sát, cố tình để lộ da thịt trên sóng...
... hay thậm chí là livestream khi ở hồ bơi cũng không phải là điều gì đó quá mới đối với Park Hak
Cộng đồng mạng bắt trend 5K để 'dịch ơi đừng bùng nữa' Thông điệp 5K - Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tụ tập, Khai báo y tế - được gọi là 'lá chắn', 'chốt phòng thủ' để ngăn chặn COVID-19. Trào lưu "Khi không cần đừng đi đâu người ơi" trên mạng xã hội - Ảnh từ TikTok Những bức tranh 5K, đồng dao 5K, thơ 5K, bài hát 5K xuất hiện khắp...