YouTuber chơi lớn chi gần 200 triệu để tái hiện thí nghiệm “Coke – Mentos” bằng 10.000 lít nước ngọt, và đây là những gì đã xảy ra
Một pha chơi lớn tiêu tốn khá nhiều tiền của chàng YouTuber. Đổi lại, anh có một video với hơn 7 triệu lượt xem.
Chắc có lẽ, rất nhiều người trong chúng ta đã từng nghe hoặc biết đến những thí nghiệm kinh điển liên quan đến nước giải khát Coke và kẹo Mentos (một loại kẹo bạc hà). Và nếu bạn chưa biết, thì đây là những gì sẽ xảy ra nếu cho 2 thứ này tiếp xúc với nhau.
Để giải thích một cách đơn giản thì các chất kali benzoate, đường và CO2 trong Coke sẽ phối hợp với gelatin và gum arabic (phụ gia tạo đặc) trong kẹo, tạo ra phản ứng bùng nổ và sủi bọt.
Nhưng thực ra thì, câu chuyện trên sẽ xảy ra khi cho kẹo Mentos vào bất kỳ loại nước giải khát có ga nào trên thị trường, chứ không cứ gì Coke. Có điều, đã bao giờ bạn tò mò xem, chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cho Mentos vào một bồn chứa nước ngọt siêu to khổng lồ chưa?
Cùng chung sự tò mò như vậy, Mimax – tên thật là Maxim Monakhov, một YouTuber người Nga khá nổi tiếng đã quyết định một lần chơi lớn, với thí nghiệm tương tự nhưng bằng… 10.000 lít nước giải khát Coke (Coca Cola). Thí nghiệm này tiêu tốn của Mimax khoảng trên dưới 9000 USD (tương đương hơn 200 triệu đồng tiền Việt). Nhưng bù lại, anh có một video thu về khoảng hơn 7 triệu lượt xem cho đến thời điểm hiện tại.
Được biết Mimax đã lên kế hoạch cho pha thí nghiệm này trong rất nhiều năm. Theo như chú thích dưới video, kế hoạch này được Mimax ấp ủ từ năm 2016 – nghĩa là 4 năm trước.
“Đúng vậy, trông có vẻ rất ngông cuồng và vô nghĩa, nhưng với tôi nó có rất nhiều ý nghĩa,” - Mimax chia sẻ. “Toàn bộ sự nghiệp của tôi là để dành cho lúc này.”
Và đây là những gì đã xảy ra!
Thí nghiệm 10.000 lít Coke kết hợp Mentos
Đoạn video cho thấy cảnh rất nhiều người đã chuẩn bị một bồn chứa nước khổng lồ, với hàng ngàn chai Coke được đổ vào bên trong. Tuy nhiên khác với những cuộc thí nghiệm từng có, Mimax không sử dụng Mentos mà dùng baking soda. Vậy nên, phản ứng hóa học xảy ra có chút khác biệt, dẫu vậy kết quả vẫn thật mỹ mãn.
Lý do Mimax đổi nguyên liệu là vì… tiết kiệm, bởi baking soda thì rẻ tiền hơn. Đây là một nước đi được đánh giá là khôn ngoan, nhất là sau khi bạn đã chi hàng ngàn đô để mua cho đủ Coke lẫn bồn chứa.
Giải thích tiếp về thí nghiệm này: khi baking soda được đổ vào nước ngọt, phản ứng xảy ra sẽ đẩy một lượng khí CO2 khổng lồ ra, tạo thành một cột bọt lớn phóng thẳng lên bầu trời. Đây là kết quả khi các chất có gốc acid tiếp xúc với một chất có tính kiềm.
Hydrogen từ acid sẽ phản ứng với carbonate, tạo thành hợp chất hydrogen carbonate rồi nhanh chóng phân hủy thành CO2 và nước. Quá trình này xảy ra rất nhanh, khí CO2 tạo ra sẽ hình thành áp lực khủng khiếp, tạo nên một vụ phun trào.
Dân chuyên Văn nói: "Không có lửa làm sao có khói", dân chuyên Hoá đáp trả cực gắt
Màn so găng kiến thức dưới đây sẽ cho bạn thấy không phải lúc nào ca dao thành ngữ cũng chính xác.
Ca dao tục ngữ là kinh nghiệm đúc kết bao đời nay của ông cha ta muốn truyền cho thế hệ sau để áp dụng dễ dàng hơn vào cuộc sống thực tiễn. Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào kinh nghiệm có từ xa xưa cũng tuyệt đối chính xác bởi theo góc nhìn khoa học lại có cách lý giải hoàn toàn khác.
Như câu thành ngữ "Không có lửa làm sao có khói" là ví dụ điển hình. Thành ngữ muốn nói rằng phàm là việc gì trên đời đều xuất phát từ nguyên nhân nào đó, không có chuyện tự dưng mà thế này hay thế nọ. Trong văn chương thì tầng tầng lớp lớp như thế nhưng thực tế dùng kiến thức hóa học lại có gì đó sai sai.
Mới đây, trên trang dành cho cộng đồng những người yêu môn Hóa đã đăng tải đoạn chat giữa một dân chuyên Hóa và người bạn với nội dung chứng minh câu thành ngữ "Không có lửa làm sao có khói" không hoàn toàn chính xác trong mọi hoàn cảnh.
Dân chuyên Văn cũng phải cứng họng trước màn chứng minh đầy thuyết phục này. (Nguồn: Tôi yêu hóa học)
Dân chuyên Hóa chứng minh bằng cách lấy thí nghiệm: "NH3 HCl => NH4Cl - phản ứng tạo hiện tượng khói trắng bay ra mà không cần tới lửa".
Cụ thể, khi lấy một ít xenlulozơ nhúng với HNO3, sử dụng H2SO4 đặc làm chất xúc tác với điều kiện dùng ống sinh hàn hồi lưu. Để 2 chất phản ứng với nhau trong khoảng từ 5-6 tiếng sẽ tạo ra chất xenlulozơ trinitrat [C6H7O2(ONO2)3]n. Đây là chất cháy mạnh, tạo lửa và không tỏa ra khói.
Phản ứng hóa học chứng minh "Không có lửa vẫn tạo ra khói". (Nguồn: Minh Hoang Bui)
Tất nhiên, màn so tài kiến thức này đã thu về rất nhiều lượt bình luận của dân mạng. Đúng là kiến thức Văn có mơ mộng thật nhưng khi đem áp dụng vào thực tế lại chưa đúng. Điều này cũng chứng minh rằng, khi bạn có kiến thức thì hoàn toàn có thể chứng minh ngược cho những điều mọi người luôn tin là đúng.
Tuy nhiên, dưới bài đăng cũng có không ít dân chuyên Hóa cho rằng thực chất thì NH4Cl không phải là khói mà là các phân tử lơ lửng giống khói thôi, nên xét theo chiều đó thì câu thành ngữ vẫn đúng. " NH4Cl tồn tại ở dạng tinh thể, phản ứng này làm người ta tưởng tạo ra khói chứ thật ra không phải. Đúng là Văn học với Hóa tính liên kết cũng chỉ tương đối thôi!".
Thú vui tao nhã của hội "nghiền" ăn vải mùa này: Bóc tách từng lớp vỏ như "thí nghiệm", không phải ai cũng làm được đâu Tuy tốn thời gian nhưng khá là thú vị. Chao ôi mùa hè, mùa của vải. Tuy ăn vào nóng, nổi rôm sảy khắp người nhưng dân tình khó lòng cưỡng lại sức hấp dẫn của vải, đặc biệt là khi vào mùa thì mê man, vừa rẻ lại vừa ngon. Người Việt cũng "nhiều chuyện" với trái vải lắm. Ví dụ như...