Youtube tràn lan clip tự giới thiệu của cô dâu Việt muốn lấy chồng Hàn, chấp nhận bị trưng bày như hàng hóa để có được cơ hội đổi đời
Chỉ có muốn có được cơ hội đổi đời, các cô dâu ngoại quốc, trong đó có Việt Nam, không ngần ngại chấp nhận đánh đổi bằng việc bản thân bị đem ra trưng bày như hàng hóa.
Làn sóng Hallyu ngày càng thâm nhập sâu vào đất nước Việt Nam. Bằng chứng là xứ sở kim chi hàng năm vẫn đều đặn chào đón lượng khách du lịch, du học sinh và người lao động lớn đến từ Việt Nam. Không chỉ vậy, rất nhiều cô gái Việt muốn kết hôn với đàn ông Hàn Quốc để tìm kiếm cơ hội đổi đời. Điều này dẫn đến hệ lụy là các trung tâm môi giới do người Hàn và người Việt điều hành được mở ra tràn lan. Vậy nhưng, thay vì giúp đỡ cô dâu Việt tìm được một tấm chồng tốt thì những cơ sở này lại trưng bày họ không khác gì một món hàng.
Lên Youtube gõ vào từ khóa “kết hôn Việt Nam” bằng tiếng Hàn, kết quả trả về rất nhiều video đến từ các trung tâm môi giới, một trong số đó là “Kết hôn quốc tế Hàn Việt”. Theo thông tin được ghi trong phần giới thiệu, đây là kênh môi giới cô dâu Việt cho đàn ông Hàn, dưới sự điều hành của người phụ nữ tên Trang kèm theo số điện thoại và nick Kakaotalk (ứng dụng trò chuyện phổ biến ở Hàn Quốc) của cô.
MBC bóc trần thực trạng môi giới phụ nữ Việt lấy chồng Hàn: Yêu cầu có ngoại hình, còn trinh trắng và bị quảng cáo như món hàng Đọc ngay
Hầu hết các video đều được làm theo cùng 1 phương thức là phỏng vấn các cô gái trẻ về tuổi tác, trình độ học vấn, hôn nhân và quan hệ gia đình. Ngoài ra, các cô gái còn phải trả lời rất nhiều câu hỏi khác bao gồm sở thích, trên người có hình xăm hay không, muốn lấy chồng là người thế nào, một năm muốn về Việt Nam bao nhiêu lần.
Video đang HOT
“Cô gái xinh đẹp như vậy có vừa mắt anh không?”, “Em không đẹp bằng những người phụ nữ khác nhưng em tự tin có thể chăm sóc tốt gia đình”, “Đây có phải là cô gái bạn tìm kiếm từ lâu?”, “Trên tay em có hình xăm thì anh có còn thích em không?”… – trích một vài tiêu đề tiêu biểu của các đoạn clip trên trang môi giới hôn nhân cô dâu Việt và chồng Hàn.
Trong clip, đứng trước mặt các cô dâu tương lai là 2 người, 1 người đảm nhận phỏng vấn bằng tiếng Việt và người còn lại nhận nhiệm vụ phiên dịch sang tiếng Hàn. Trên kênh Youtube này có hàng trăm đoạn clip phỏng vấn các cô gái Việt muốn lấy chồng Hàn, đa số vẫn còn trẻ nhưng không ngại lấy chồng lớn tuổi hay sang đó phải sống chung với bố mẹ chồng. Phía dưới các đoạn clip đều là bình luận được viết bằng tiếng Hàn, thay phiên nhau bình phẩm về các ứng cử viên.
Một trang web của trung tâm môi giới khác, phía dưới ảnh đại diện của các cô gái Việt còn đính kèm mã số hệt như trưng bày sản phẩm.
Cách đây không lâu, đài MBC cũng đưa tin về thực trạng các trung tâm môi giới giới thiệu các cô dâu ngoại quốc, trong đó có Việt Nam, không khác gì món hàng. Việc của đàn ông Hàn chỉ đơn giản là chọn ra cô gái hợp yêu cầu (biết ngoan ngoãn nghe lời, còn trinh tiết…), hợp mắt, gặp gỡ rồi quyết định xem có muốn kết hôn hay không. Điều này đặt ra câu hỏi liệu đàn ông Hàn Quốc có quan niệm cưới vợ như việc trả tiền để mua hàng? Chính phủ Hàn Quốc cũng lên kế hoạch xử lý nhưng gặp khó khăn cho các công ty môi giới này đều đăng ký địa chỉ kinh doanh ở nước ngoài, mỗi lần bị phát hiện chúng lại lập tức đổi địa chỉ.
(Nguồn: Youtube)
Theo Helino
MBC bóc trần thực trạng môi giới phụ nữ Việt lấy chồng Hàn: Yêu cầu có ngoại hình, còn trinh trắng và bị quảng cáo như món hàng
Bản tin thời sự của đài MBC mới đây đã bóc trần góc khuất đằng sau trào lưu lấy chồng Hàn Quốc mà cụ thể là các cô gái Việt được giới thiệu chẳng khác gì đang "rao bán" một món hàng.
Cô dâu ngoại quốc từ lâu đã không còn xa lạ với xã hội Hàn Quốc. Rất nhiều phụ nữ đến từ Việt Nam, Thái Lan... cũng thi nhau lấy chồng Hàn mong có cơ hội được đổi đời ở xứ sở kim chi. Chính vì lẽ đó mà các trung tâm môi giới cũng mọc lên như "nấm sau mưa". Vậy nhưng, bản tin thời sự của đài MBC mới đây đã bóc trần góc khuất đằng sau trào lưu lấy chồng Hàn Quốc mà cụ thể là các cô gái Việt được giới thiệu chẳng khác gì đang "rao bán" một món hàng.
Theo bản tin, trung tâm môi giới sẽ đăng tải lên Youtube thông tin của "ứng cử viên" từ ngoại hình (chỉ số cơ thể, chiều cao, cân nặng), tuổi tác, tình trạng hôn nhân. Được biết, đàn ông Hàn Quốc yêu cầu người vợ tương lai của mình phải có diện mạo ưa nhìn, biết nghe lời và không ít người chỉ muốn kết hôn với gái còn trinh trắng. Sau khi ưng ý, trung tâm môi giới sẽ cho 2 bên gặp nhau trước khi đồng thuận tiến tới hôn nhân.
Trong đoạn phỏng vấn A (1 trong những người có nhu cầu tuyển vợ Việt Nam), anh yêu cầu cô gái kia cân nặng khoảng 43kg, cao không dưới 1,55cm nhưng xem qua hơn 20 ứng cử viên vẫn chưa ưng được ai. Một người khác cảm thấy hài lòng khi được quan hệ tình dục với 1 ứng cử viên và xác định cô gái này vẫn còn trinh.
Theo kinh nghiệm của 1 người đàn ông lấy vợ Thái Lan, anh hài lòng khi được vợ phục vụ đến tận rặng, đến cả tất cũng không cần tự tay mang vào chân. Chồng đi làm về muộn cỡ nào, vợ cũng tận tụy chờ đợi để cùng dùng bữa. Dù anh đã cố ý bảo vợ ăn trước nhưng người này vẫn một mực muốn cùng chồng ăn cơm.
Thống kê của MBC cho biết có đến hơn 500 mẫu quảng cáo cô dâu nước ngoài cho đàn ông Hàn Quốc được đăng tải lên Youtube. Trong đó, hơn 200 mẫu quảng cáo các cô gái như một món hàng không hơn không kém. Đây được nhận định là hành vi xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng. Điều này đặt ra câu hỏi liệu đàn ông Hàn Quốc có quan niệm cưới vợ như việc trả tiền để mua hàng. Chính phủ Hàn Quốc cũng lên kế hoạch xử lý nhưng gặp khó khăn cho các công ty môi giới này đều đăng ký địa chỉ kinh doanh ở nước ngoài, mỗi lần bị phát hiện chúng lại lập tức đổi địa chỉ.
Vụ chồng Hàn đánh vợ Việt gây xôn xao dư luận cách đây không lâu là 1 bằng chứng cho việc lấy chồng ngoại quốc chưa hẳn là có được cuộc sống đổi đời trong mơ.
(Nguồn: MBC News)
Theo Helino
Không phải là 'món hàng còn trinh', cô dâu trở thành nỗi ô nhục Quan niệm phải lấy vợ còn trong trắng đã ăn sâu vào tư tưởng của cả hai giới tại châu Á từ hàng nghìn năm nay. Ở nhiều nơi, "cái ngàn vàng" là tiêu chuẩn để đánh giá phụ nữ. Zing.vn tổng hợp bài viết trên The Sixth Tone, Huffington Post & CNN, phản ánh câu chuyện trinh tiết vẫn được coi là...