YouTube sẽ tự động kiểm duyệt và tắt tính năng kiếm tiền của tất cả video liên quan đến virus Covid-19
YouTube đưa những video liên quan đến virus Covid-19 vào nội dung kiểm duyệt.
Dịch bệnh do Virus Covid-19 vừa gây ra một tác động lớn, mà nạn nhân là những YouTuber. Theo tuyên bố mới nhất của YouTube, tất cả các video có nội dung liên quan đến virus Covid-19 đều sẽ bị tự động tắt quảng cáo, tính năng kiếm tiền chính trên nền tảng này, cho đến khi có thông báo mới nhất.
YouTube đang cập nhật những chính sách và hướng dẫn mới cho các nhà sáng tạo nội dung. Tuy nhiên, hiểu theo một cách đơn giản, YouTube đang phân loại các video liên quan đến virus Covid-19 như là một sự kiện nhạy cảm.
Đồng nghĩa với việc trong quá trình xem xét và đánh giá này, tất cả các video liên quan đến chủ đề nhạy cảm này sẽ bị tắt tính năng kiếm tiền. Cho đến khi YouTube đưa ra thông báo mới, hoặc có thể phân loại các video này vào một mục khác, nằm ngoài các sự kiện nhạy cảm.
Bên cạnh đó, những video có nội dung liên quan đến virus Covid-19 cũng không còn được YouTube hiển thị đề xuất ngoài trang chủ nữa. Sự thay đổi này sẽ gây ra ảnh hưởng rất lớn tới các kênh truyền thông, tin tức cập nhật liên quan đến dịch bệnh virus Covid-19.
Theo hướng dẫn của YouTube và Google dành cho các nhà sáng tạo nội dung, những sự kiện nhạy cảm bao gồm hành vi bạo lực gây thiệt mạng, những vụ xả súng, xung đột vũ trang, sự kiện bi thảm và thương tâm, hành động khủng bố.
Dịch bệnh do virus Covid-19 gây ra đã trở thành một chủ đề thời sự được rất nhiều người quan tâm, được đưa tin trên tất cả các phương tiện truyền thông, bao gồm cả YouTube. Các tin tức cũng được đưa lên trong nhiều tuần nay.
Do đó, nhiều nhà sáng tạo nội dung tự hỏi vì sao YouTube lại đưa ra quyết định kiểm duyệt các video liên quan đến virus Covid-19, và vì sao lại là thời điểm này. YouTube và Google đều không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào.
Mặc dù trong thời gian vừa qua, đã có nhiều YouTuber làm những video liên quan đến virus Covid-19 với nội dung câu view. Cũng có một số nội dung không chính xác, sai sự thật. Tuy nhiên cũng có nhiều nội dung đưa tin tức cập nhật, tuyên truyền cách phòng tránh cho người dân.
Theo GenK
Video đang HOT
YouTuber bị tắt nhầm kiếm tiền hàng loạt, không biết kêu ai
Bỗng nhiên bị YouTube tắt tính năng kiếm tiền với lý do khó hiểu, hàng loạt YouTuber hoang mang và không biết làm thế nào lấy lại khoản tiền trị giá hàng nghìn USD.
Jake Sandt có vẻ ngoài và thói quen giống hệt những sinh viên cùng tuổi của cậu. Tuy nhiên, cậu còn sở hữu một kênh YouTube với 63.000 người theo dõi và hơn 19 triệu lượt xem. Kênh YouTube này giúp Sandt trả tiền học và thỉnh thoảng mua quà cho gia đình.
Khoản thu nhập tưởng như an toàn đó bỗng một ngày biến mất. Kênh YouTube của Sandt bị tắt kiếm tiền. Lý do không phải là vi phạm chính sách, mà là do nhầm lẫn từ phía YouTube.
YouTube tắt kiếm tiền nhầm
Sandt nhận được thông tin kênh bị tắt kiếm tiền qua email. YouTube cho biết anh đã vi phạm chính sách tái sử dụng các nội dung đã tồn tại trên nền tảng. Các video vẫn tồn tại, nhưng YouTube tắt tính năng kiếm tiền từ quảng cáo.
Sandt tin chắc những nội dung của mình (bình luận về các video có sẵn trên YouTube) không vi phạm chính sách, nhưng anh không có cách nào kháng cáo quyết định trên.
Jake Sandt làm các video bình luận về nội dung có sẵn trên YouTube. Anh tin rằng chúng vẫn nằm trong quy định về bản quyền của YouTube.
Rắc rối này khiến Sandt ngay lập tức gặp khó khăn về tài chính.
"Mọi thứ lập tức thay đổi. Tôi phải thắt lưng buộc bụng, không đi chơi đâu, không mua sắm gì, còn phải phụ thuộc vào trợ cấp từ cha mẹ", sinh viên 18 tuổi này chia sẻ.
Những lời kêu cứu vô vọng
David Hoffman từng làm phim hàng chục năm. Năm nay 78 tuổi, kênh YouTube đem lại 1/3 thu nhập hàng tháng cho ông.
Giống Sandt, Hoffman chỉ nhận được một thông báo ngắn gọn về "trùng nội dung" trước khi bị tắt kiếm tiền. Ông đã tìm đủ mọi cách: gửi thư giấy, gọi điện, email nhằm khắc phục lỗi này.
David Hoffman, 78 tuổi, phải chờ hơn 2 tháng để được bật kiếm tiền trở lại mà không có lời giải thích nào.
"Rất tiếc, chúng tôi không thể thông tin chi tiết về việc nội dung kênh của ông đã vi phạm điều gì", Hoffman nhận được câu trả lời từ phía đội ngũ hỗ trợ của YouTube.
Hơn 2 tháng sau kênh của Hoffman lại được bật kiếm tiền, cũng không có lời giải thích nào.
"Tôi mệt mỏi rồi. Tôi không còn cảm hứng để làm nữa. Tôi cảm thấy như mạng lưới đầy quyền năng đó bỗng trừng phạt mình mà không cần nhắc trước, cũng không giải thích gì. Nó giống như bỗng nhiên bạn bị đuổi việc mà chẳng biết tại sao", Hoffman chia sẻ.
"Gần như bỗng nhiên bạn bị đuổi việc mà chẳng biết tại sao"
- Davide Hoffman - YouTuber 78 tuổi
Giống ông Hoffman, Sandt cho rằng lý do tắt kiếm tiền và hỗ trợ của YouTube quá khó hiểu, khiến họ buộc phải tìm cách làm lớn chuyện.
"Cách duy nhất để có câu trả lời là làm lớn chuyện, nói với thật nhiều người, nếu không họ sẽ không trả lời", Sandt cho biết. Anh đã đăng câu chuyện của mình lên YouTube, Twitter, Instagram Live và đánh dấu cả tài khoản của YouTube.
Câu trả lời duy nhất Sandt nhận được là bảng thông báo lý do anh bị tắt kiếm tiền. 3 tuần sau, mạng xã hội này mới trả lời qua Twitter và thừa nhận kênh của anh bị tắt nhầm.
"Chúng tôi đã không nhìn thấy dòng tweet này của bạn, nhưng chúng tôi xác nhận là kênh của bạn đã được bật kiếm tiền trở lại. Rất tiếc vì chuyện đã xảy ra, và cảm ơn bạn vì đã kiên nhẫn chờ khi chúng tôi giải quyết", tài khoản của YouTube trên Twitter cho biết.
YouTube tắt kiếm tiền nhầm của các kênh tử tế, trong khi bỏ qua các kênh "nhảm" như Jake Paul.
Google và YouTube sau đó đưa ra chương trình yêu cầu những nhà sáng tạo gửi video, giải thích về "quy trình sáng tạo" và kênh của mình.
Chương trình này được đưa ra sau khi hàng loạt người dùng giận dữ và phản đối vào các tài khoản của YouTube trên mạng xã hội hay qua email.
Tiền nhiều hay không cũng không quan trọng, bởi họ có thể lấy đi của bạn bất cứ lúc nào.
- Jake Sandt - YouTuber
Giải thích về các kênh bị tắt kiếm tiền, YouTube cho biết đó có thể là sự nhầm lẫn của người kiểm duyệt. Theo công ty này, các kênh của Sandt, Beckham và Hoffman đều có người kiểm duyệt thủ công, và họ nhận nhầm rằng các nội dung được đăng lên là sao chép chứ không phải tự làm ra.
Sau vụ việc, Sandt biết rằng anh không thể tin tưởng vào AdSense nữa. Trong hơn 2 tuần, Sandt ước tính mình bị thiệt hại khoảng 1.000 USD. Giờ đây, anh đang tìm những nguồn thu mới như Patreon.
"Tiền nhiều hay không cũng không quan trọng, bởi họ có thể lấy đi của bạn bất cứ lúc nào. Bất kể bạn đã cố gắng bao nhiêu, hệ thống của họ tốt đến đâu, bạn vẫn cần có kế hoạch dự phòng, càng nhiều nền tảng càng tốt", Sandt chia sẻ.
Theo Zing
YouTube sao chép tính năng của Twitch, cho phép người xem "boa" 2 USD cho kênh mà họ yêu thích YouTube mới đây đã bổ sung một tính năng mới cho phép người xem bày tỏ sự yêu thích đối với một nhà sáng tạo nội dung video nào đó mà họ ấn tượng thông qua một khoản đóng góp tài chính nhỏ. Người xem giờ đây đã có thể thực hiện thao tác "vỗ tay" với các ngôi sao YouTube nhằm giúp...