YouTube ngang nhiên dùng tiền của doanh nghiệp để ‘nuôi’ kênh bẩn
Chi tiền để quảng cáo trên YouTube, nhiều doanh nghiệp đã phải nhận trái đắng khi phát hiện nội dung của họ hiển thị trên các video chứa nội dung bẩn, nhảm nhí.
YouTube hiện là trang web chia sẻ video trực tuyến lớn nhất trên thế giới. Đây cũng là một kênh marketing được nhiều nhãn hàng, thương hiệu lựa chọn để quảng bá sản phẩm với người dùng Internet.
Tuy nhiên, trao đổi với Dân trí, đại diện nhiều doanh nghiệp, nhãn hàng lớn cho biết họ không thể kiểm soát được quảng cáo của công ty sẽ xuất hiện trên những video có nội dung như thế nào.
Doanh nghiệp bị động khi quảng bá trên YouTube
Trong thời gian gần đây, những video chứa nội dung nhảm nhí, câu view xuất hiện ngày càng nhiều. Chỉ cần gõ vào ô tìm kiếm trên YouTube với từ khóa “troll”, người xem có thể dễ dàng tìm ra được hàng chục channel chuyên đăng tải các video có nội dung nhảm nhí. Không khó để nhận thấy, nội dung của các video trên những kênh YouTube này đều đi theo xu hướng phản cảm, gây tò mò hoặc tranh cãi.
Các video chứa nội dung nhảm nhí thu hút lượt xem khủng, cơ hội xuất hiện quảng cáo cũng cao hơn.
YouTube trả tiền cho các nhà sáng tạo nội dung thông qua quảng cáo hiển thị trên mỗi video. Vì thế, nhiều YouTuber bất chấp tất cả chỉ để kiếm view. Những nội dung càng phản cảm, càng gây tranh cãi lại càng thu hút được nhiều người xem. Từ đó, lượng tương tác tăng lên, cơ hội xuất hiện quảng cáo trên video cũng tăng, kéo theo nguồn thu nhập tăng cao hơn.
Trên thực tế, các doanh nghiệp không chủ đích đưa quảng cáo của họ hiển thị tại những kênh YouTube có nội dung nhảm nhí này. Google mới là công ty chịu trách nhiệm phân phối những quảng cáo đó.
YouTube cũng đưa ra một bộ nguyên tắc cộng đồng áp dụng cho những ai muốn kiếm tiền trên nền tảng của họ.
“Tất cả người dùng trên YouTube đều phải tuân thủ nguyên tắc cộng đồng của chúng tôi. Những người sáng tạo tham gia kiếm tiền cần biết rằng các nguyên tắc của chúng tôi không chỉ áp dụng cho từng video mà còn áp dụng trên toàn bộ kênh”, nguyên tắc cộng đồng được YouTube đăng tải.
Video đang HOT
Tuy vậy, YouTube chưa thực hiện nghiêm túc việc lọc nội dung. Điều này khiến cho nhiều quảng cáo của các doanh nghiệp vẫn xuất hiện trên các kênh có nội dung gây tranh cãi.
Đơn cử, video “Thử Thách Mạo Hiểm Drift…” được đăng tải trên kênh YouTube NTN Vlogs có chứa nhiều hành động nguy hiểm như trượt xe với tốc độ cao từ trên đèo xuống. Hành động này có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ cũng như hành vi của người xem, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, video này vẫn xuất hiện dày đặc các quảng cáo đến từ nhiều nhãn hàng lớn như Lazada, Shopee,….
Nhiều doanh nghiệp trở nên bị động khi quảng cáo của họ hiển thị trên những video có nội dung không phù hợp.
“Việc quảng cáo của doanh nghiệp xuất hiện ở video nào được thực hiện theo thuật toán ngẫu nhiên của YouTube. Shopee không chỉ định hoặc chọn trước bất kỳ video nào cho mục đích quảng cáo”, đại diện Shopee chia sẻ với Dân trí.
Vị này cũng cho biết thêm rằng Shopee đang phải tự chủ động thực hiện rà soát và ngăn chặn quảng cáo trên các video chứa nội dung vi phạm pháp luật hoặc không phù hợp.
Trao đổi với phóng viên Dân trí về tình trạng trên, đại diện truyền thông phía Lazada cũng có quan điểm tương tự.
“Vị trí và nội dung quảng cáo là do YouTube tự điều phối. Bất kì khi nào thấy những quảng cáo không phù hợp hiển thị trên các nội dung của mình, chúng tôi sẽ báo cáo để YouTube xử lý”, đại diện Lazada nói với Dân trí.
Nhiều doanh nghiệp lớn từng rút quảng cáo khỏi YouTube
Trong quá khứ, nhiều doanh nghiệp đã lên tiếng tẩy chay cách mà YouTube đang kiểm soát nội dung và phân phối quảng cáo trên nền tảng của họ. Thậm chí, một số ông lớn còn ngừng hợp tác với YouTube khi quảng cáo của họ bị gắn vào những video bẩn hoặc có nội dung không phù hợp với định vị thương hiệu của công ty.
Cuối năm 2017, tờ Bloomberg và Reuters đưa tin hàng loạt thương hiệu lớn bao gồm Lidl, Diageo, Mars Inc, Deutsche Bank AG, Adidas AG đã đồng loạt rút quảng cáo khỏi YouTube sau khi chúng xuất hiện trên những video có nội dung không phù hợp.
Matt Brittin, Chủ tịch điều hành và kinh doanh khu vực EMEA của Google từng lên tiếng xin lỗi trong sự kiện vào tháng 3/2017.
Trước đó, tháng 3/2017, chính phủ Anh cũng tuyên bố gỡ bỏ quảng cáo trên YouTube vì lo ngại chúng sẽ xuất hiện bên cạnh những nội dung “không phù hợp”.
Đây được xem là một đòn giáng rất nặng với YouTube cũng như Google. Năm 2016, thị trường Anh mang về cho gã khổng lồ tìm kiếm 7,8 tỷ USD doanh thu, trong đó chủ yếu đến từ quảng cáo. Khi đó, để hạn chế tối đa ảnh hưởng, Google đã phải lên tiếng xin lỗi.
“Tôi muốn xin lỗi các đối tác bởi quảng cáo của họ đã xuất hiện trên những video có nội dung gây tranh cãi”, Matt Brittin, Chủ tịch điều hành và kinh doanh khu vực EMEA của Google, chia sẻ trong sự kiện Advertising Week Europe ở London.
Nhà mạng tăng gấp đôi băng thông, vì đâu Internet Việt Nam vẫn chậm?
Trong suốt những ngày qua, người dùng Internet tại Việt Nam vẫn có những trải nghiệm không mấy dễ chịu dù băng thông đã được tăng gấp đôi.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) về việc đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp phòng, chống dịch Covid-19, các nhà mạng đã bắt đầu triển khai việc tăng gấp đôi băng thông cho người dùng mà không tăng phí.
Từ ngày 1/4, nhiều nhà mạng tại Việt Nam đã tăng gấp đôi băng thông mà không tăng giá để người dùng có những trải nghiệm tốt nhất khi cách ly toàn xã hội.
Trong suốt những ngày qua, người dùng Internet tại Việt Nam vẫn có những trải nghiệm không mấy dễ chịu dù băng thông đã được tăng gấp đôi.
Tuy nhiên, trong suốt những ngày qua, người dùng Internet tại Việt Nam vẫn có những trải nghiệm không mấy dễ chịu. Đặc biệt vào buổi tối, việc truy cập các trang web phổ biến như Facebook, YouTube hay Google đều bị chập chờn và tải chậm.
"Khi mình thử đo tốc độ mạng với hai công cụ SpeedTest và Fast, kết quả cho thấy tốc độ của nhà mạng đã được nâng lên đáng kể. Thế nhưng, khi truy cập vào các dịch vụ, website nước ngoài thì tốc độ vẫn rất chậm", Đức Hoàng - một người dùng Internet tại TP.HCM cho biết.
Tại sao Internet Việt Nam vẫn chậm dù đã được tăng gấp đôi băng thông?
"Tại sao Internet Việt Nam vẫn chậm dù đã được tăng gấp đôi băng thông?" có lẽ là câu hỏi được nhiều người thắc mắc nhất trong thời gian gần đây.
Biểu đồ cho thấy Internet thế giới đang quá tải do dịch Covid-19.
Theo một số chuyên gia, do nhu cầu sử dụng Internet tăng đột biến vì nhiều người ở nhà, dẫn đến tình trạng quá tải tạm thời. Theo ghi nhận của trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX, lưu lượng Internet của người Việt đã tăng 40% thời gian qua, tập trung vào các nhu cầu họp hội nghị, học tập và giải trí trực tuyến.
Không chỉ riêng Việt Nam, lượng người sử dụng Internet trên toàn thế giới đã tăng đột biến kể từ khi các quốc gia áp dụng lệnh cách ly toàn xã hội. Điều này buộc các dịch vụ hàng đầu như YouTube, Netflix, Apple, Amazon,... phải giảm chất lượng video mặc định của mình để tránh cho băng thông bị quá tải.
Một trong những ảnh hưởng chính dẫn đến việc Internet tại Việt Nam bị chậm là do ảnh hưởng của sự cố cáp quang AAG.
Ngoài ra, một trong những ảnh hưởng chính dẫn đến việc Internet tại Việt Nam bị chậm là do ảnh hưởng của sự cố cáp quang AAG.
Cụ thể, tuyến cáp quang biển AAG được cho là đã xảy ra sự cố vào lúc 20h30 ngày 2/4. Vị trí xảy ra sự cố nằm trên phân đoạn S1 thuộc nhánh cáp Việt Nam kết nối đi Hong Kong. Điều này việc truy cập các trang quốc tế có thể bị chậm hoặc chập chờn, đặc biệt là vào thời điểm buổi tối.
Do đó, người dùng Internet tại Việt Nam phải đợi đến khi tuyến cáp quang AAG này được khắc phục sự cố thì lúc đó tốc độ truy cập mạng mới trở về bình thường được.
Duy Huỳnh
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng như thế nào tới Samsung? Đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu đã khiến tất cả doanh nghiệp gần như tê liệt và tình hình này vẫn tiếp tục kéo dài. Samsung cũng là hãng đã gánh chịu ảnh hưởng từ loại virus mới này. Lợi nhuận tăng 3% so với cùng kỳ nhưng thấp hơn kỳ vọng Hôm qua, Samsung đã công bố dự báo doanh...